Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Nhàn vốn là quan niệm sống cao đẹp của các bậc cư sĩ xưa kia, nhưng mỗi người lại theo đuổi cuộc sống nhàn tản theo cách khác nhau, vậy theo em cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn là gì, cùng viết bài văn chia sẻ cảm nhận, đánh giá của em về điều này.

>> Những bài Phân tích Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đạt điểm 10

Đề bài: Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cai nhan cua nguoi cu si nguyen binh khiem qua bai tho nhan

Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
 

Bài văn mẫu Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ nổi bật và tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Thơ ông không chỉ là tiếng cười chua chát, thấm đẫm những triết lý sâu cay mà thơ ông còn mang những quan niệm sống tích cực. Bài thơ "Nhàn" là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ và nhân cách sống của ông, quan niệm sống nhàn được ông thể hiện vô cùng bình dị mà tinh tế.

"Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

Câu thơ mở đầu thật gần gũi, thân thương, với những vật dụng trong cuộc sống thuần nông của người dân Việt, tác giả bằng lòng, thong dong và thảnh thơi với của sống ao sâu, ruộng vườn. Số từ "một" với biện pháp tu từ liệt kê tạo nên nhịp điệu cho câu thơ lại vừa diễn tả được tâm thế sẵn sàng, ung dung trong công việc của nhà thơ. Dẫu nơi phồn hoa đô hội, người người có vui với những thứ xa hoa, với những phù phiếm thì nhà thơ vẫn "thơ thẩn" với thú vui ruộng vườn, chẳng bận tâm chi đến chuyện danh lợi, vật chất hư ảo ấy. Câu thơ thứ hai cho thấy được sự kiên định trong cách lựa chọn lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

" Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao"

Công việc gần gũi với mảnh đất quê nhà, sinh hoạt của ông cũng gắn với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên. Những thức ăn đạm bạc như măng trúc, giá,...được tác giả kết hợp với danh từ chủ mùa cùng cách ngắt nhịp 3/3 như một sự chấp nhận và hài lòng với cuộc sống bình dị mà thanh đạm ấy. Sự đủ đầy giàu sang không có nhưng bù lại là có thiên nhiên cùng người bầu bạn tâm tình, cùng nuôi sống và làm đẹp cho thú" nhàn" của nhà thơ. Hai câu thơ dường như khắc họa một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt của con người giữa thiên nhiên với bốn mùa, rất đỗi chân thực mà gần gũi, yêu thương. Có lẽ, lúc này đây nhà thơ đang rất tự hào với cuộc sống thanh đạm mà mình chọn lựa, lấy lẽ tự nhiên làm nguồn vui để di dưỡng tinh thần mình, sống xã lánh đời với đầy rẫy những xảo trá, bất công:

" Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao"

Nhà thơ tự nhận mình là "dại", chọn chốn "vắng vẻ" nơi không có tranh giành, mưu đoạt mà chọn chốn đồng ruộng, tâm hồn được tự do, thanh thản, được chọn lựa sở thích, lẽ sống cho mình. Người "khôn" lại đến chốn thị thành đông đúc, nơi quan trường hiểm ác, tư lợi, tranh giành địa vị, quyền cao, chức tước. Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã vạch rõ sự đối lập giữa kẻ dại, người khôn, giữa cuộc sống nhàn với cuộc sống xô bồ, vội vàng nơi phố xá để một lần nữa khẳng định sự lựa chọn trong cách sống của mình là đúng đắn, là kiên định. Lối sống nhàn đã mang lại cho nhà thơ những thú vui tao nhã, bản thân được là chính mình giữa đời sông, được tận hưởng hết tất thảy mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của những người dân nghèo mà thiện lương, khó khăn về vật chất mà tình cảm đong đầy, ấm áp. Cách nói ngược "dại", "khôn" của tác giả như một sự mỉa mai hóm hỉnh về đời sống nơi quan trường hiểm độc, đầy những mưu lợi, ích kỷ.

" Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành, ấy dại khôn"

Có lẽ, chính vì vậy mà đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, những giàu sang, phú quý vật chất chẳng đáng để đong đếm với sự giàu sang nơi đáy sâu tâm hồn:

"Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Mượn điển cố thời Đường, tác giả đã thể hiện thái độ coi thường phú quý, xa hoa. Với nhà thơ, công danh đến thì dùng chẳng cần chỉ phải tính toán, bọn chen, xua nịnh mà có được. Giờ đây, phú quý như một giấc chiêm bao vậy, rồi cũng tàn và tận theo thời gian, khi tỉnh giấc, sau cùng vẫn chỉ có mình ta trơ trọi, mơ gì giàu sang phú quý, mơ những giấc mộng đẹp về ăn yên, ấm no cho dân mình thật đáng quý biết bao. Một lần nữa, nhà thơ khẳng định chắc chắn về lẽ sống của mình, chẳng màng danh lợi, coi thường phú quý, công danh.

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn không phải là sống ích kỉ, thoát ly thực tại để giữ cho riêng mình, mà là lối sống thanh cao giữa cuộc đời, sống trọn vẹn và gắn bó với nhân dân, với dân tộc. Bởi vậy mà trong thơ ông vẫn luôn đau đáu chuyện thế thái nhân tình, vẫn dành trọn tấm lòng mình cho dân, cho nước.

-------------------HẾT----------------------

Cùng với Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, để học tốt các em có thể tìm hiểu thêm: Sơ đồ tư duy bài thơ Nhàn, Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, Phân tích bài thơ Nhàn, Soạn bài Nhàn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cai-nhan-cua-nguoi-cu-si-nguyen-binh-khiem-qua-bai-tho-nhan-47963n.aspx

Tác giả: Thuỳ Chi     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bình giảng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Dàn ý bình giảng bài thơ Nhàn
Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Nhàn
Dàn ý triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn
Từ khoá liên quan:

cai nhan cua nguoi cu si nguyen binh khiem qua bai tho nhan

, phan tich cai nhan cua nguoi cu si nguyen binh khiem qua bai tho nhan, phan tich bai tho nhan cua nguyen binh khiem,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

    Những bài mẫu lớp 10 hay

    Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình trình Ngữ văn lớp 10 được rất nhiều các giáo viên và các em học sinh lớp 10 quan tâm tìm hiểu. Để hoàn thành tốt bài ...

Tin Mới

  • Phân tích nhân vật Thị trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân hay nhất ngắn gọn

    Thị là một nhân vật đặc biệt trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Tuy không được miêu tả là người phụ nữ có nhan sắc hay sự tài hoa nhưng cô vẫn để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Em hãy đọc bài mẫu Phân tích nhân

  • Tóm tắt Đất rừng phương Nam hay, ngắn gọn

    Đoàn Giỏi là một cây bút chuyên viết về cuộc sống của con người và thiên nhiên Nam Bộ. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tập Đất rừng phương Nam. Mời các em đọc Tóm tắt Đất rừng phương Nam để hiểu được nội dung chính

  • Tóm tắt Buổi học cuối cùng ngắn gọn hay nhất, Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

    Truyện ngắn "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê là một trong những tác phẩm vô cùng ý nghĩa, được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học kì II. Hãy cùng điểm lại nội dung chính của truyện qua bài Tóm

  • STT tháng 4

    Tổng hợp những STT tháng 4 hay, ý nghĩa, chan chứa nhiều cảm xúc, các bạn có thể gửi gắm cảm xúc, lời nói yêu thương của mình đến người yêu thương bằng cách đăng status tháng 4 đầy ý nghĩa lên tường nhà mình và tag tên bạn bè hoặc gửi cho người thân yêu của mình.