Bài thơ Thu hứng trang 47 trong SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức là bài thơ mang đậm dấu ấn của hồn thơ tinh tế Đỗ Phủ. Để giúp các em có thể tiếp cận và đọc hiểu tác phẩm, Taimienphi.vn xin cung cấp Thu hứng: hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bố cục, nội dung, nghệ thuật, dàn ý dưới đây.
Thu hứng: Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bố cục, nội dung, nghệ thuật, dàn ý
Tìm hiểu bài thơ Thu hứng
I. Tác giả:
- Đỗ Phủ (712 - 770), tên chữ là Tử Mỹ, quê ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
- Đỗ Phủ là một kẻ sĩ có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân đối với vua, nước và dân.
- Những vần thơ có giá trị nhất của ông đa phần tập trung tố cáo giai cấp thống trị, phản ánh chân thực đời sống của nhân dân.
- Đặc biệt, sau khi từ quan, trở về cuộc sống đời thường, sống những tháng ngày nghèo khổ, Đỗ Phủ càng thấm thía cuộc sống người dân, ông đã có sự chuyển biến lớn trong tư tưởng và sáng tác, làm nên những vần thơ giàu giá trị hiện thực và nhân đạo.
II. Tác phẩm Thu hứng:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ "Thu hứng" ra đời trong những tháng ngày chạy loạn của Đỗ Phủ. Ông sáng tác bài thơ nhằm ghi lại nỗi niềm trong những tháng ngày ốm đau, bệnh tật tại Quỳ Châu (Trung Quốc).
2. Xuất xứ:
Bài thơ "Thu hứng" là bài đầu tiên trong chùm thơ cùng nhan đề.
3. Nội dung:
Bài thơ "Thu hứng" là lời thổ lộ nỗi nhớ thương khi đứng trước bức tranh thiên nhiên mùa thu và cảnh sinh hoạt tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.
4. Thể thơ:
Bài thơ "Thu hứng" được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
5. Phương thức biểu đạt:
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm.
6. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu hứng:
"Thu hứng" gợi ra cho người đọc những suy nghĩ về tâm trạng của nhà thơ trong mùa thu.
7. Bố cục:
- Bài thơ "Thu hứng" có bố cục 4 phần:
+ Đề (câu 1, 2): khung cảnh mùa thu ở trên cao.
+ Thực (câu 3, 4): khung cảnh mùa thu ở dưới thấp.
+ Luận (câu 5, 6): tâm trạng cô đơn của con người trước cảnh vật.
+ Kết (câu 7, 8): nỗi nhớ thương quê nhà trước khung cảnh sinh hoạt của con người.
8. Giá trị nội dung:
Thông qua bức tranh thiên nhiên mùa thu hiu hắt và khung cảnh sinh hoạt của con người, nhà thơ Đỗ Phủ bày tỏ nỗi nhớ thương quê hương khôn nguôi, da diết.
9. Giá trị nghệ thuật:
- Phép đối.
- Cách gieo vần chân "lâm" - "sâm" - "âm" - "tâm" - "châm".
- Cách ngắt nhịp 2/2/3.
- Ngôn từ cô đọng, hàm súc.
Văn mẫu 7 Cảm xúc mùa thu nội dung nghệ thuật
III. Dàn ý bài thơ Thu hứng:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát giá trị của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật.
2. Thân bài:
a, Nội dung:
* Bức tranh thiên nhiên mùa thu:
- Khung cảnh mùa thu ở trên cao: "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm. Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm".
+ "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm": gợi được độ dày của làn sương trắng xóa làm tiêu điều cả rừng phong.
+ "Núi Vu, kẽm Vu": hai địa danh thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi có vách núi dựng đứng, hiểm trờ. Nơi đây vào mùa thu, cảnh vật trở nên tiêu điều, hiu hắt.
- Khung cảnh mùa thu ở dưới thấp: "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng"/"Tái thượng phong vân tiếp địa âm"
+ "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng": động từ mạnh "tung vọt", "trùm" diễn tả được chuyển động nhanh, mạnh, dữ dội của dòng sông.
+ "Tái thượng phong vân tiếp địa âm": hình ảnh gió mây sà xuống thấp khiến cho mặt đất trở nên âm u.
=> Bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên tiêu điều, hiu quạnh gợi ra nỗi u buồn trong tâm trạng của tác giả.
* Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh sinh hoạt của con người:
- "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ": tương ứng với thời gian hai năm xa nhà của tác giả. Mỗi lần nhìn về khóm cúc đều không thể ngăn nổi dòng lệ tuôn rơi.
- "Cô chu nhất hệ cố viên tâm": từ "con thuyền" gợi ra sự lênh đênh, trôi nổi của phận người kết hợp với từ "lẻ loi" càng nhấn mạnh thêm trạng thái cô độc của tác giả.
- "Hàn y xứ xứ thôi đao xích/ Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.": tiếng dao thước "rộn ràng" và tiếng chày nện vải "dồn dập" không khiến cho tâm trạng của nhân vật trữ tình tốt hơn mà chỉ thêm khắc sâu vào tâm trạng buồn tủi, nhớ thương quê nhà của tác giả.
=> Đứng trước khung cảnh sinh hoạt của con người, Đỗ Phủ bày tỏ nỗi nhớ thương quê hương da diết.
b, Nghệ thuật:
- Ngôn từ cô đọng, hàm súc.
- Các hình ảnh thơ giản dị, gần gũi nhưng giàu tính biểu đạt.
- Cách ngắt nhịp, gieo vần khéo léo.
- Kết hợp các biện pháp tu từ.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Liên hệ mở rộng.
--------------------------HẾT-------------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/thu-hung-tac-gia-the-tho-bo-cuc-noi-dung-nghe-thuat-dan-y-71701n.aspx
Những nội dung trên đều cung cấp một cách bao quát về tác phẩm Thu hứng. Các em có thể đọc thêm bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Thu hứng
- Soạn bài Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) - Đỗ Phủ, Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư