Dạng Viết đoạn văn về những điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư (khoảng 150 chữ) là nội dung trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 10. Nếu gặp khó khăn trong việc chỉ ra nét tương đồng giữa hai thể thơ, các em có thể tham khảo một số đoạn văn dưới đây!
Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư
Văn 10: So sánh thơ đường và thơ hai-cư
I. Dàn ý Viết đoạn văn về những điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư (khoảng 150 chữ)
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề: điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư.
2. Thân đoạn:
- Điểm tương đồng của thơ hai-cư:
+ Tính hàm súc
+ Hình ảnh thơ gắn liền với hình ảnh thiên nhiên
3. Kết đoạn:
- Khẳng định vấn đề.
II. Đoạn văn mẫu tham khảo: Viết đoạn văn về những điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư (khoảng 150 chữ)
1. Đoạn văn mẫu số 1
Thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm tương đồng với nhau. Sự tương đồng này nằm ở đặc tính hàm súc, "ý tại ngôn ngoại". Về dung lượng, cả hai thể loại này đều bị giới hạn về số lượng từ. Do vậy, từ ngữ được sử dụng phải cô đọng, hàm súc. Cả hai thể thơ đều tập trung khơi gợi nhiều hơn là miêu tả và diễn giải. Thơ Đường luật và thơ hai-cư luôn có những khoảng trống cần thiết để người đọc có thể bước vào làm chủ thế giới bài thơ tạo ra. Bên cạnh đó, cả hai thể thơ đều được lấy cảm hứng sáng tác từ đề tài thiên nhiên, lấy thiên nhiên để thể hiện một triết lý, suy ngẫm hoặc tình cảm, cảm xúc nào đó. Có thể nói, đặc tính hàm súc và đề tài thiên nhiên đã tạo nên sức hấp dẫn cho hai thể thơ này.
Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn về điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư (khoảng 150 chữ)
2. Viết đoạn văn về những điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư (khoảng 150 chữ) - mẫu số 2
Thơ Đường luật và thơ hai-cư đều là những thể thơ độc đáo của nền thơ ca thế giới. Sự tương đồng của hai thể thơ này nằm ở tính hàm súc, ý ở ngoài lời. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều bị hạn chế về số lượng từ. Chính vì vậy, từ ngữ được tác giả chọn lọc vô cùng tinh tế. Ngôn ngữ thơ vừa phải cô đọng, hàm súc lại vừa có thể biểu đạt được những suy tư, tình cảm của tác giả đối với cuộc sống. Bên cạnh đó, hình ảnh thơ được sử dụng trong bài thường gắn liền với hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư giàu tính tượng trưng nhưng cũng rất nhẹ nhàng, trong sáng, biểu hiện đầy đủ những rung cảm của con người trước thiên nhiên, thể hiện một sự "bừng ngộ" hay triết lí về cuộc sống. Còn thơ Đường luật thông qua tả cảnh mà bày tỏ nỗi niềm. Cả hai thể thơ đều tả ít, gợi nhiều, để lại nhiều khoảng trống để người đọc trực tiếp khám phá.
3. Viết đoạn văn về những điểm tương đồng giữa thơ Đường luật và thơ hai-cư (khoảng 150 chữ) - mẫu số 3
Mặc dù thơ hai-cư và thơ Đường luật là hai thể thơ đến từ hai đất nước khác nhau nhưng giữa chúng có những điểm gặp gỡ, tương đồng. Về mặt ngôn từ, thơ hai-cư và thơ Đường luật bị hạn chế về số lượng từ ngữ, nhưng các nhà thơ vẫn tạo nên được cách biểu đạt hết sức tinh tế. Hai thể thơ tả ít gợi nhiều, kiệm lời nhưng vẫn gợi ra được những trường liên tưởng và cảm xúc cho bài thơ. Chính vì vậy, thơ hai-cư và thơ Đường luật luôn có một không gian để người đọc bước vào và tự mình khám phá. Về hình ảnh thơ, thiên nhiên được coi là hình ảnh chủ đạo trong thơ hai-cư và thơ Đường luật. Tác giả biểu hiện những rung cảm trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính biểu trưng. Thơ hai-cư mang tính chất "bừng ngộ" về mối quan hệ giữa con người với sự vật, hiện tượng thể hiện một triết lí của cuộc sống. Trong khi đó, thơ Đường luật thông qua thiên nhiên, bày tỏ nỗi niềm, suy tư của tác giả về cuộc đời. Cả hai thể thơ đều mang đến những tình cảm trong sáng cho người đọc.
https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ve-nhung-diem-tuong-dong-giua-tho-duong-luat-va-tho-hai-cu-khoang-150-chu-70761n.aspx
Một số đoạn văn mẫu trên đã giúp các em chỉ ra những nét tương đồng giữa thể thơ hai-cư và thơ Đường luật. Để học tốt Văn, các em tham khảo thêm nhiều văn mẫu lớp 10 hay khác:
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc
- Qua tác phẩm được giới thiệu trong bài Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ