Để tổng kết các kiến thức trọng tâm trong bài 2 - Thơ Đường luật, Ngữ văn 10, Cánh Diều, taimienphi,vn đã biên soạn bài Tự đánh giá: Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão). Các em hãy tham khảo bài soạn mẫu dưới đây nhé!
Soạn bài Tự đánh giá: Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão), Ngữ văn lớp 10 - Cánh Diều
Tỏ lòng văn 10 lý thuyết
1. Cụm từ nào dưới đây thể hiện rõ nghĩa của hai chữ "thuật hoài"?
A. Bày tỏ nỗi lòng
B. Nỗi mong chờ
C. Niềm ước muốn
D. Nói về hoài bão
Trả lời:
Đáp án: A.
2. Từ ngữ nào trong câu "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu" đã không được thể hiện thành công ở bản dịch thơ?
A. Hoành sóc
B. Giang sơn
C. Kháp kỉ thu
D. Cả A, B, C
Trả lời:
Đáp án: A.
3. Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong câu "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu)?
A. Nhân hóa
B. Tương phản
C. So sánh
D. Nói giảm - nói tránh
Trả lời:
Đáp án: C.
Soạn bài Tỏ lòng (Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
4. Câu nào dưới đây xác định đúng thể loại của bài thơ "Tỏ lòng"?
A. Đây là bài thơ Nôm Đường luật tứ tuyệt.
B. Đây là bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.
C. Đây là bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán.
D. Đây là bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán.
Trả lời:
Đáp án: C.
5. Câu thơ nào sau đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?
A. Bài thơ phản ánh lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời Trần.
B. Bài thơ ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
C. Bài thơ ca ngợi hào khí và sức mạnh của quân đội thời Trần.
D. Bài thơ thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của "trang nam nhi thời Trần.
Trả lời:
Đáp án: D.
6. Phân tích vẻ đẹp của "trang nam nhi" và hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện qua hai câu thơ đầu bài thơ "Tỏ lòng".
Trả lời:
- Vẻ đẹp của "trang nam nhi" và hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện qua hai câu thơ đầu bài thơ "Tỏ lòng":
+ Tư thế: cầm ngang ngọn giáo trên tay.
=> Thể hiện sự chủ động chiến đấu bảo vệ đất nước.
+ Khí thế, sức mạnh: sức mạnh quân đội nhà Trần được ví với loài mãnh hổ, khí thế lấn át cả sao trên trời.
=> Thể hiện khí thế hào hùng, mạnh mẽ, tinh thần chiến đấu sục sôi.
=> Nhận xét: Hai câu thơ trên đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ oai phong, lẫm liệt thể hiện khí thế làm chủ non sông của "trang nam nhi" thời Trần.
7. "Nợ công danh" là gì? Em hãy nêu ý nghĩa tích cực của quan niệm này trong thời Trần và đối với tuổi trẻ ngày nay.
Trả lời:
- "Nợ công danh" là món nợ mà trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình theo quan niệm của Nho giáo, bao gồm hai phương diện: lập công (để lại chiến công lẫy lừng) và lập danh (để lại tiếng thơm muôn đời). Chỉ khi trang nam nhi hoàn thành được hai việc này mới được coi là hoàn trả món nợ cho đời.
- Ý nghĩa tích cực của quan niệm này trong thời Trần và đối với tuổi trẻ ngày nay:
+ Trong thời Trần: khích lệ tinh thần của các tráng sĩ và nam tử trong thiên hạ xung phong ra chiến trận giữ gìn và bảo vệ đất nước chống lại giặc ngoại xâm.
+ Đối với tuổi trẻ ngày nay: cổ vũ, động viên tinh thần của thế hệ trẻ không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện để góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước.
8. Em hiểu thế nào về câu "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"?
Trả lời:
Vũ Hầu tức Gia Cát Lượng, là người có công lập nên nhà Thục Hán. Câu thơ có thể được hiểu là: vì chưa trả được nợ công danh nên "trang nam tử" tự cảm thấy xấu hổ với bản thân mình. Từ đó, ta thấy được phẩm chất cao đẹp và khát vọng lập công danh của "trang nam nhi" thời Trần.
9. Lí tưởng và khát vọng của chủ thể trữ tình đã được thể hiện như thế nào trong hai câu cuối của bài thơ?
Trả lời:
- Lí tưởng và khát vọng của chủ thể trữ tình trong hai câu cuối của bài thơ:
+ "Nợ công danh": món nợ mà trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình theo quan niệm của Nho giáo, bao gồm hai phương diện: lập công (để lại chiến công lẫy lừng) và lập danh (để lại tiếng thơm muôn đời). Chỉ khi trang nam nhi hoàn thành được hai việc này mới được coi là hoàn trả món nợ cho đời.
=> "Nam nhi vị liễu công danh trái" là lời thừa nhận thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân vật trữ tình về việc lập công và để lại tiếng thơm cho hậu thế.
+ "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu": Vũ Hầu tức Khổng Minh, người nổi tiếng về tài dùng binh, có nhiều công trạng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Nhân vật trữ tình cảm thấy thẹn do chưa bằng Vũ Hầu, chưa trả được nợ công danh nên cảm thấy xấu hổ với bản thân mình. Hoặc cũng có thể hiểu là nhân vật trữ tình cảm thấy thẹn trước tài năng và nhân cách cao đẹp của Vũ Hầu.
=> Cả hai câu cuối của bài thơ như một lời thừa nhận, bộc bạch của kẻ làm trai đã thể hiện lí tưởng cao đẹp và khát vọng lập công danh của "trang nam nhi" thời Trần.
10. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) miêu tả hình ảnh "trang nam nhi" với "hào khí Đông A" (hào khí thời Trần) trong bài thơ "Tỏ lòng".
Trả lời:
Hình ảnh "trang nam nhi" với "hào khí Đông A" trong bài thơ "Tỏ lòng" hiện lên vô cùng oai hùng, lẫm liệt. Hình ảnh người tráng sĩ được khắc họa với tư thế chủ động cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Vẻ đẹp của người tráng sĩ được đặt trong không gian rộng lớn và thời gian dài vô tận cho thấy sự quyết tâm, sẵn sàng chiến đấu. Mỗi một "trang nam tử" là một mảnh ghép tạo nên sức mạnh của quân đội nhà Trần dũng mãnh như loài mãnh thú, khí thế chiến đấu ngút ngàn lấn át cả sao trời. Trang nam tử trăn trở với món nợ công danh nên cảm thấy thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu.
Bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) đã làm nổi bật vẻ đẹp "Trang nam nhi" và hình ảnh quân đội nhà Trần. Mong rằng, sau khi đọc tác phẩm, các em có thể cảm nhận rõ hơn hào khí Đông A được thể hiện qua văn bản.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-to-long-thuat-hoai-pham-ngu-lao-ngu-van-lop-10-canh-dieu-70954n.aspx
Hướng dẫn soạn văn mẫu lớp 10 khác, các em cùng tham khảo:
- Hãy viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh "trang nam nhi" với "hào khí Đông A" (hào khí thời Trần) trong bài thơ Tỏ lòng
- Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây