Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

Bài văn mẫu phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và khát khao vượt thoát khỏi thực trạng nhiều đắng cay của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ.

Đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich tam trang cua nhan vat tru tinh trong bai tho tu tinh 2 cua ho xuan huong

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
 

I. Dàn ý Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương (Chuẩn)
 

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ "Tự tình 2"
- Khái quát tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ


2. Thân bài

a. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình (2 câu đề)
- Thời gian: đêm khuya, đây là lúc người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng.
- Thời gian lặng lẽ trôi qua, lòng người trăn trở, thao thức.
- "Hồng nhan" là từ thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Ở đây là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình.
- Nghệ thuật đảo từ "trơ" nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ.
- Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya càng khắc sâu nỗi cô liêu, trống vắng và sự buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ.

b. Sự bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân (2 câu thực)
- Muốn mượn rượu giải sầu, nhưng "say lại tỉnh", nhân vật trữ tình càng thấm sâu tình cảnh bản thân mình.
- Hình ảnh vầng trăng " khuyết chưa tròn" nhấn mạnh hạnh phúc không trọn vẹn của người phụ nữ.

c. Nỗi niềm bi thương, thái độ phẫn uất và ý muốn đấu tranh của nhân vật trữ tình (2 câu luận)
- Nghệ thuật đảo ngữ cùng hàng loạt các động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng.
- Người phụ nữ khoảnh khắc đó dường như giật mình tỉnh ngộ. Khát khao mạnh mẽ sống như rêu như đá, phá hủy tất cả những thứ ràng buộc, giam cầm và chà đạp cuộc đời mình.
=> Hai câu thơ thể hiện bản lĩnh, cá tính của Hồ Xuân Hương

d. Sự ngán ngẩm, bất lực trước hiện thực ngang trái (2 câu kết)
- Theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại.
- "Mảnh tình" vốn bé nhỏ còn phải san sẻ với người khác.
- Người phụ nữ không thể thoát khỏi tình cảnh khổ đau nên im lặng và chấp nhận.

e. Đánh giá nghệ thuật bài thơ
- Sử dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nghệ thuật đảo ngữ, các động từ mạnh và từ ngữ giàu sức gợi


3. Kết bài

- Khẳng định lại tâm trạng nhân vật trữ tình và giá trị của bài thơ.


II. Bài văn mẫu Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương (Chuẩn)

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn thơ hay, đặc sắc

Người phụ nữ từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Nhắc đến những cây bút chuyên sáng tác về người phụ nữ, không thể không nhắc tới Hồ Xuân Hương. Trong khi tàng tác phẩm bà để lại cho văn học dân tộc, "Tự tình" chính là một phẩm tiêu biểu. Bài thơ chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình hay chính là tâm trạng người nữ sĩ. Đặc biệt là nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình.

Mở đầu bài thơ, người đọc cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình:

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"

Đêm khuya thanh vắng, người ta bắt đầu suy tư và tâm trạng. Nhân vật trữ tình ở đây cũng vậy. Màn đêm buông xuống, không gian tĩnh lặng, chỉ nghe thấy tiếng "trống canh" vọng lại từ xa. Thời gian lặng lẽ trôi qua, những cơn sóng cảm xúc dần cuộn xoáy khiến lòng người trăn trở, thao thức. "hồng nhan" thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Trong câu thơ, nó là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình. "Hồng nhan" kết hợp nghệ thuật đảo từ "trơ" lên đầu câu thơ nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của người phụ nữ.

Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ ấy nhận ra sự nhỏ bé, lẻ loi và thân phận éo le của mình. Tiếng trống canh vang vọng giữa đêm khuya chỉ càng sát muối thêm vào nỗi cô liêu, trống vắng trong cảnh vật và tâm trang buồn tủi trong tâm hồn người nữ sĩ.

Trong dòng cảm xúc ngổn ngang ấy, bà tìm đến rượu để quên sầu:

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn."

Những tưởng bấy nhiêu chua xót đã khiến tâm hồn người phụ nữ chai sạn lại. Nhưng, bởi vì trái tim vẫn đập nên nỗi đau vẫn còn. Giống như người xưa thường mượn rượu giải sầu. Nữ sĩ cũng muốn mượn men say để quên đi hết thảy. Song càng uống càng tỉnh, càng càng cảm nhận thấm thía nỗi đau khổ của bản thân. Nỗi đau thân phận không mảy may xê dịch, ngược lại ngày càng quặn thắt.

Người nữ sĩ dời mắt ra xa kia để ngắm vầng trăng sáng, mong muốn kiếm tìm niềm vui nhỏ bé. Nhưng lại chẳng viên mãn. Trăng kia "khuyết chưa tròn" phải chăng cũng ngụ ý cho bi kịch và hạnh phúc không trọn vẹn của bà. Tuổi xuân đã dần qua đi mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.

Đau xót dồn nén dần chuyển hóa thành nỗi bi thương, phẫn uất và ý muốn đấu tranh:

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"

Rêu trong câu thơ mang ngụ ý vô cùng sâu sa. Nó vốn chỉ là sinh vật yếu ớt, nhưng từng đám vẫn hiên ngang vươn mình xiên ngang mặt đất để đón ánh mặt trời. Đá cũng vậy, dù nhỏ bé so với bầu trời nhưng vẫn đua nhau đâm toạc chân mây, khẳng định sự hiện diện của mình. Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ đã nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên phải chăng cũng chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận hẩm hiu của mình.

Người phụ nữ cô độc, tủi hờn khoảnh khắc đó dường như giật mình tỉnh ngộ. Không cam chịu không lặng lẽ gặm nhấm bi ai mà muốn mạnh mẽ sống như rêu như đá, phá hủy tất cả những thứ ràng buộc, giam cầm và chà đạp cuộc đời mình.

Tuy vậy, khao khát chỉ là trong nghĩ suy. Thực tế với bao dối trá, bất hạnh vẫn còn đó. Nhân vật trữ tình lại quay về với hiện thực phũ phàng của tình duyên ngang trái:

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con"

Nỗi chán chường mới phai nhạt chưa được bao lâu đã vội vàng trở lại trong lòng thi sĩ. Thuận theo quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, xuân đi rồi xuân sẽ lại tới. Nhưng con người thì không như vậy. Tuổi thanh xuân của người phụ nữ một khi đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại. Bà đã chờ, nhưng không chờ được niềm hạnh phúc trọn vẹn.

"Mảnh tình" bé nhỏ vô cùng còn phải san sẻ với người khác. Ngay từ đầu không có được tình yêu trọn vẹn, đến khi tìm đến được lại phải san nhỏ, bi ai biết bao. Nhân vật trữ tình dường như đã rơi vào tâm trạng bế tắc, không lối thoát. Dù khát khao đấu tranh đến đâu, trước sự chèn ép của thực tại, nhân vật trữ tình cuối cùng vẫn lại quay về với nỗi buồn đau canh cánh ấy thôi.

Bài thơ khép lại nhưng những suy tư của nhân vật trữ tình thì vẫn quẩn quanh mãi. Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. Các từ ngữ giản dị kết hợp với nhiều động từ mạnh và từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn tác giả. Đặc biệt dùng những hình ảnh giàu sức gợi để diễn tả chân thực những cung bậc cảm xúc trong tâm trạng của người phụ nữ. Từ đó, người đọc không chỉ cảm nhận được nỗi cô đơn, đau xót của người phụ nữ mà còn cảm nhận được sự cứng cỏi, mạnh mẽ và tâm hồn nhạy cảm của họ.

"Tự tình 2" vừa là tiếng lòng riêng của Hồ Xuân Hương vừa là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời. Với những giá trị ấy, bài thơ xứng đáng là một trong những thi phẩm xuất sắc ấn tượng nhất của nữ sĩ Xuân Hương. Đồng thời là thi phẩm tiêu biểu mà cả dân tộc luôn trân trọng.

----------------- Hết ----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-tam-trang-cua-nhan-vat-tru-tinh-trong-bai-tho-tu-tinh-2-cua-ho-xuan-huong-55439n.aspx
Sau khi đã tìm hiểu về bài thơ Tự tình 2 qua bài Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương và Bình giảng bài thơ Tự tình, bài Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương giúp các em hiểu được hoàn cảnh éo le và  những tâm sự đầy đau đớn của Hồ Xuân Hương hay cũng chính là của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em
Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2
Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự Tình 2
Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình II
Dàn ý phân tích bài thơ Tự Tình
Từ khoá liên quan:

Dan y tam trang cua nhan vat tru tinh trong Tu tinh 2

, Phan tich tam trang cua nhan vat tru tinh trong bai tho Tu tinh 2 cua Ho Xuan Huong, tam trang nhan vat tru tinh trong bai tu tinh 2,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 11

    Tuyển tập văn mẫu lớp 11

    Bài văn mẫu lớp 11 giúp cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm những tài liệu hay để tham khảo và biết cách để làm một bài văn tốt. Đối với môn văn học các bạn cần phải đọc thường xuyên thì mới có thể viết hay được. Nếu chư ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách viết dấu tương đương trong Word, gõ dấu xấp xỉ

    Hãy cùng Taimienphi tìm hiểu cách viết dấu tương đương trong Word để trình bày các công thức Toán học rõ ràng và chính xác hơn.