Tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình

Tự tình 2 là những lời tâm tình tha thiết của Hồ Xuân Hương về tình cảnh éo le và khát khao hạnh phúc. Cùng tham khảo phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài Tự tình để cảm nhận được những dòng cảm xúc phức tạp đan xen cùng khát khao vượt thoát khỏi cảnh ngộ trớ trêu của người sĩ.

Đề bài: Tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

tam su cua nhan vat tru tinh qua bai tho tu tinh

Phân tích tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn thơ hay, thu hút

I. Dàn ý Tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương (đặc điểm sáng tác, những sáng tác chủ yếu,...)
- Giới thiệu về bài thơ Tự tình (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,....)
- Nêu vấn đề nghị luận: tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình.

2. Thân bài

a. Hai câu đề: Nỗi cô đơn, trống vắng
- "Đêm khuya": Thời gian thực nhưng đồng thời cũng là thời gian nghệ thuật, nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Tâm sự của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tự tình (Chuẩn)

Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ viết về hình tượng người phụ nữ, tuy nhiên mỗi người lại có cách cảm nhận, tái hiện rất riêng về hình tượng ấy. Nếu Nguyễn Du cảm thương cho số phận người phụ nữ "tài hoa bạc mệnh", Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm thương cho số phận người chinh phụ trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến thì Hồ Xuân Hương lại khóc thương cho những người phụ nữ có số phận hẩm hiu. Đọc Tự tình II của Hồ Xuân Hương sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc điều đó đặc biệt là tâm sự, những cung bậc, sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã diễn tả sâu sắc nỗi buồn, nỗi cô đơn, trống vắng đến tột cùng và cả sự bẽ bàng, tủi hổ trước số phận, cảnh ngộ của mình.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non

Đêm đã về khuya ấy vậy mà nhân vật trữ tình vẫn thức bởi lẽ trong lòng bà đang chất chứa biết bao nỗi muộn phiền, bao niềm suy tư, trăn trở. "Đêm khuya" có lẽ không đơn thuần là thời gian thực mà đó còn là thời gian nghệ thuật bởi đấy là thời gian mọi vật, mọi người đang chìm sâu vào giấc ngủ tĩnh mịch đến lạ lùng. Và cũng chính thời gian ấy đã khiến con người suy nghĩ về tất cả mọi thứ xung quanh mình, sống thật nhất với cõi lòng mình để từ đó làm bật nổi, tô đậm cái cô đơn, trống trải trong lòng nhân vật trữ tình. Giữa cái tĩnh mịch của đêm khuya, cái mênh mông của "non nước", nhân vật trữ tình một mình lắng nghe tiếng trống canh "văng vẳng" từ chòi xa vọng lại. Tiếng trống từ xa vọng lại, "dồn" lại hay chính nhịp bước của thời gian đang trôi hoài, trôi mãi và tuổi xuân, "cái hồng nhan" của nhân vật trữ tình cũng theo bước thời gian mà trôi đi mất. Tác giả Hồ Xuân Hương đã thật sự tài năng khi đặt "cái hồng nhan" vào trong sự đối lập với "non nước". Đồng thời, với việc sử dụng phép đảo ngữ "trơ cái hồng nhan" càng tô đậm nỗi bẽ bàng, tủi hổ của người phụ nữ.

Nếu hai câu mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi cô đơn, trống trải và sự bẽ bàng thì hai câu thực lại bộc lộ sự xót xa, bẽ bàng, chán nản của nhân vật trữ tình.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Hai câu thơ với việc sử dụng rất tài tình cụm từ "say lại tỉnh", "khuyết chưa tròn" đã tô đậm bi kịch về thân phận của người phụ nữ với tình duyên lỡ dở. Người phụ nữ ấy mượn rượu để giải sầu, muốn say để có thể quên đi hết bao nỗi buồn thương, tiếc nuối, bao nỗi cô đơn đang chất chứa trong lòng nhưng "say lại tỉnh", càng cố say lại càng nhận ra mình cô đơn hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, với cách nói ẩn dụ "vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" đã thể hiện một cách sâu sắc rằng tuổi xuân, thời son trẻ của người phụ nữ đã qua đi nhưng tình yêu, hạnh phúc vẫn chưa vẹn tròn, viên mãn. Những điều ấy đã thể hiện một cách chân thực và sâu sắc tình cảnh chua xót và bẽ bàng của nhân vật trữ tình.

Bẽ bàng, cô đơn song nhân vật trữ tình không âm thầm chịu đựng mà người phụ nữ còn thể hiện nỗi phẫn uất và tinh thần phản kháng trước "bi kịch duyên phận" và số phận hẩm hiu của mình. Nỗi niềm tâm sự ấy được nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét qua hai câu luận của bài thơ.

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hồn.

Với việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ cùng việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng. Hai câu thơ như vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tiềm tàng sức sống dù bị nén xuống nhưng vẫn đang cố gắng vùng vẫy, cựa quậy vươn lên thật mạnh mẽ chứ nhất quyết không chịu đầu hàng số phận. Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên hay phải chăng đó chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận của mình. Đồng thời, hai câu thơ ấy đã thể hiện bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương - luôn tự tin, yêu đời và mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Con người ấy dẫu đã phải trải qua nhiều bi kịch song vẫn cố gắng gượng với đời, vẫn phản ứng mạnh mẽ, cố gắng vượt qua tất cả dẫu biết rằng thực tại chua xót, bẽ bàng, tủi hổ vẫn mãi còn đó.

Nhưng có lẽ, dẫu có mạnh mẽ, dẫu có cố phản kháng, vùng vẫy, cố gắng như thế nào đi chăng nữa thì nhân vật trữ tình cũng không thể nào thoát ra được sự cô đơn, bẽ bàng nên đến cuối cùng đã khép lại bài thơ bằng một tiếng thở dài bất lực, buông xuôi và ngán ngẩm để chấp nhận tất cả.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.

"Xuân đi xuân lại lại" chính là bước chuyển của thời gian, mùa xuân này đi mùa xuân khác sẽ lại tới song "mỗi năm mỗi tuổi như xuân đuổi đi" bởi vậy mùa xuân của đất trời trở lại cũng là lúc tuổi xuân của người phụ nữ đã mãi mãi mất đi. Chắc bởi vậy mà người phụ nữ cảm thấy "ngán". Một chữ "ngán" thôi nhưng cũng đã đủ diễn tả nỗi đau, sự ngán ngẩm, chán chường của người phụ nữ chán thì quá lứa, lỡ dở tình yêu và hạnh phúc. Tình yêu đã bị vỡ tan thành nhiều "mảnh" thế mà còn chua chát hơn khi lại "san sẻ tí con con". Có lẽ đến đây, nhân vật trữ tình đã thể hiện rõ nét nỗi đau đớn, sự ngán ngẩm và buông xuôi đầy bất lực của chính mình.

Tóm lại, bài thơ "Tự tình" đã diễn tả một cách chân thực và sâu sắc mọi nỗi niềm tâm sự, cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình. Đồng thời, qua bài thơ cũng giúp chúng ta cảm nhận rõ nét về bản lĩnh của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương - một phụ nữ có tài, có sức sống mãnh liệt trước số phận hẩm hiu và đầy nghiệt ngã.

------------------ HẾT-----------------

Với đề văn yêu cầu phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Tự tình của Hồ Xuân Hương, Taimienphi.vn đã tổng hợp và biên soạn dàn ý, bài văn mẫu hay, đặc sắc nhất để các em học sinh tham khảo. Tiếp theo, để ôn tập, chuẩn bị cho các bài viết tiếp theo, các em cần tham khảo bài Phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, Nỗi lòng tác giả qua bài Tự tình 2, Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2, Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ,...

https://thuthuat.taimienphi.vn/tam-su-cua-nhan-vat-tru-tinh-qua-bai-tho-tu-tinh-48204n.aspx
 

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Phân tích trích đoạn 36 câu thơ trong bài thơ Hai chữ nước nhà
Dàn ý phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
Dàn ý bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Từ khoá liên quan:

tam trang cua nhan vat tru tinh trong tu tinh

, tam trang cua nhan vat tru tinh trong bai tho Tu tinh, Tam su cua nhan vat tru tinh qua bai tho Tu tinh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 11

    Tuyển tập văn mẫu lớp 11

    Bài văn mẫu lớp 11 giúp cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm những tài liệu hay để tham khảo và biết cách để làm một bài văn tốt. Đối với môn văn học các bạn cần phải đọc thường xuyên thì mới có thể viết hay được. Nếu chư ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Mẫu slide cảm ơn sau buổi thuyết trình

    Bạn đang tìm mẫu PowerPoint cảm ơn cho bài thuyết trình của mình? Trên Tải Miễn Phí hiện có rất nhiều mẫu slide đẹp, dễ sử dụng, để bạn gửi lời cảm ơn chân thành và chuyên nghiệp.