Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Truyện ngụ ngôn là một truyện kể quen thuộc với mỗi chúng ta. Tham khảo Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp, Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo để rút ra được những bài học ý nghĩa từ một số truyện ngụ ngôn, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản.

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

soan bai nhung cai nhin han hep ngu van lop 7 chan troi sang tao

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo


I. Chuẩn bị đọc

1. Em hãy chia sẻ với bạn bè về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.
- HS trình bày cảm nhận của cá nhân thông qua những trải nghiệm, quan sát.
* Gợi ý:
- Khi nhìn bầu trời từ những vị trí từ vị trí thấp như trên mặt đất, ta sẽ thấy bầu trời bị che khuất bởi các ngôi nhà cao tầng và không được rộng lớn, thoáng đãng.
- Khi nhìn ngôi nhà từ những vị trí cao như: tầng thượng của các ngôi nhà hoặc tòa nhà, ta thấy bầu trời hiện lên với không gian rộng lớn.
2. Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?
- HS trình bày suy nghĩ của bản thân.
* Gợi ý:
- Qua phim ảnh, sách vở, em thấy các ông thầy bói ngày xưa thường mặc áo the, khăn xếp, dùng gậy và để râu dài.


II. Trải nghiệm cùng văn bản

* Ếch ngồi đáy giếng
Suy luận: Do đâu mà chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" còn mình "là chúa tể"?
Trả lời:
- Chú ếch "cứ tưởng" trời "là cái vung" vì chú sống trong cái giếng, khi ở đáy giếng nhìn lên thì chú chỉ nhìn thấy bầu trời hiện ra trong khoảng mặt giếng.
- Chú tưởng mình "là chúa tể" vì ở giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ và tiếng kêu của chú làm cho những con vật xung quanh sợ hãi.
* Thầy bói xem voi
Dự đoán: "Xem voi" mà chỉ dùng tay "sờ" thì kết quả sẽ như thế nào?
Trả lời:
- Xem voi mà chỉ dùng tay "sờ" thì sẽ không quan sát, nhận biết được các bộ phận của voi và toàn bộ hình dáng của voi .
Loi cua cau Ngu van 7 Chan troi sang tao

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo


III. Suy ngẫm và phản hồi

1. Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên.
- HS đọc hai văn bản, tìm các ý chính của mỗi văn bản và tóm tắt ngắn gọn.
Trả lời:
* Văn bản "Ếch ngồi đáy giếng":
- Nội dung của câu chuyện: Một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, hàng ngày từ đáy giếng nhìn lên nên tưởng trời chỉ bằng cái vung. Không chỉ vậy, nó thấy các con vật xung quanh đều sợ mình nên càng tỏ ra oai tráng như một vị chúa tể. Cho đến một ngày, trời mưa to, nước dâng cao làm chú bị đẩy ra khỏi giếng. Vì quen thói hống hách, nó nghênh ngang đi lại mà không thèm để ý xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
* Văn bản "Thầy bói xem voi"
- Nội dung của câu chuyện: Nghe người ta nói có voi đi qua, năm ông thầy bói chung nhau tiền để cùng xem voi nhưng mỗi ông chỉ xem một bộ phận. Ông sờ voi ví con voi giống con đỉa, ông sờ ngà lại ví như cái đòn cán, ông sờ tai lại nói voi như cái quạt thóc, ông sờ chân ví con voi như cái cột đình, ông sờ đuôi thì ví voi với cái chổi sể. Cuối cùng không ai chịu nghe ai dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
* Đề tài: cách nhìn nhận sự vật và cách ứng xử trong cuộc sống.

2. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản "Ếch ngồi đáy giếng", "Thầy bói xem voi" là gì?
Trả lời:
- Tình huống trong văn bản "Ếch ngồi đáy giếng": Con ếch sống lâu ngày trong đáy giếng, coi trời là vung bị nước đẩy lên mặt đất, quen thói tự phụ kiêu căng mà bị một con trâu dẫm chết.
- Tình huống trong văn bản "Thầy bói xem voi": Năm ông thầy bói mù bỏ tiền xem voi nhưng mỗi ông lại sờ một bộ phận trên cơ thể con voi; cuối cùng ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai nên dẫn đến xô xát, đánh nhau.

3. Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
Trả lời:
- Ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng): con vật có sự ngộ nhận hoang tưởng về bản thân, đồng thời có suy nghĩ ngu ngốc và cái nhìn hạn hẹp cùng tính cách nghênh ngang, tự phụ.
- Ấn tượng của em về nhân vật năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi): đoán mò, vừa nhìn nhận phiến diện vừa bảo thủ.
- Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn như: + Là loài vật (con ếch), con người (năm ông thầy bói).
+ Không có tên riêng.
+ Những suy nghĩ, hành động, lời nói của các nhân vật (hành động và tiếng kêu của con ếch, hành động xem voi và những lời cãi vã của năm ông thầy) chứa đựng những bài học sâu sắc.

4. Em rút ra được những bài học gì từ các truyện "Ếch ngồi đáy giếng", "Thầy bói xem voi"?
Trả lời:
- Bài học từ truyện "Ếch ngồi đáy giếng": cần khiêm tốn học hỏi, không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Bài học từ truyện "Thầy bói xem voi": cần xem xét, đánh giá sự vật một cách toàn diện và phải biết lắng nghe ý kiến của người khác.

5. Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?
Trả lời:
Ke hoach bai day Ngu van 7 Chan troi sang tao

6. Em hãy:
- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).
HS sưu tầm một số truyện ngụ ngôn đã từng đọc/học/nghe mà bản thân biết.
* Gợi ý:
- Một số truyện ngụ ngôn: "Rùa và thỏ", "Cậu bé chăn cừu",...
- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật ký đọc truyện, vẽ tranh minh họa.
HS lựa chọn một trong các truyện ngụ ngôn đã nghe/học/đọc và ghi lại cảm nhận bằng cách ghi nhật ký đọc truyện hoặc vẽ tranh minh họa.
* Gợi ý:
Ngày 3/2/2022,
Hôm nay, mình được các bạn giới thiệu một truyện ngụ ngôn rất hay mang tên "Tiếng vọng của núi". Từ câu chuyện, mình thấy gấu con thật đáng yêu nhưng lại hơi ngốc nghếch khi không phát hiện ra "tiếng vọng" của chính bản thân mình. Và đọc xong, mình nhận ra rằng khi ta cho đi yêu thương thì ta sẽ nhận lại yêu thương. Nếu bản thân luôn ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết đòi hỏi thì sẽ không bao giờ nhận lại những điều tốt đẹp tương xứng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nhung-cai-nhin-han-hep-ngu-van-lop-7-chan-troi-sang-tao-70964n.aspx
Hai truyện kể Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi đã làm nổi bật đề tài về cách nhìn nhận sự vật và cách ứng xử trong cuộc sống. Để có những hiểu biết hơn nữa về thể loại truyện ngụ ngôn, em hãy tham khảo thêm các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác trên taimienphi.vn:
- Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Biết người, biết ta, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Lời trái tim ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đợi mẹ ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

Soan bai Nhung cai nhin han hep Ngu van lop 7 Chan troi sang tao

, Soan bai Nhung cai nhin han hep Chan troi sang tao, Soan bai Nhung cai nhin han hep Ngan nhat Chan troi sang tao,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới