SOẠN BÀI LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN, ngắn 1
A. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Bài 1, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 158
a) - Trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm để tăng hiệu quả biểu hiện, làm cho bài văn nghị luận hay hơn, hấp dẫn hơn và có sức thuyết phục đối với người đọc.
- Bên cạnh sự thuyết phục chủ yếu bằng lập luận logic, còn có thêm sự hỗ trợ bằng hình ảnh, câu chuyện và cảm xúc được kết hợp trong bài văn nghị luận.
b) Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng hiệu quả nghị luận, cần chú ý những điều sau đây:
- Phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo, các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm trong sự kết hợp với lập luận của bài nghị luận.
- Vì vậy, việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài nghị luận phải có mức độ, không lấn át phương thức biểu đạt nghị luận mà chỉ làm tăng thêm hiệu quả biểu hiện cho bài nghị luận.
- Đưa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài nghị luận phải hài hoà, hợp lí, đúng mức, đúng chỗ.
- Người viết cần kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên trong luận cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của bài nghị luận.
2. Bài 2, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 158.
- Ngoài việc vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm, còn cần phải vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh.
- Đây là một phương thức biểu đạt quan trọng, rất cần được vận dụng kết hợp trong bài văn nghị luận để tăng hiệu quả biểu hiện và sức thuyết phục của nó.
Việt Bắc là bài học nổi bật trong Tuần 8 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 12, học sinh cần Soạn bài Việt Bắc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
B. TỰ LUẬN
1. Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ” do Câu lạc bộ Văn học của nhà trường tổ chức?
Có thể tham khảo bài văn sau:
Có những nhà thơ không bao giờ có thể làm được một câu thơ - tôi muốn nói một câu đáng gọi là thơ. Những người ấy hẳn là những người đáng thương nhất trong thiên hạ. Sao người ta thương hại những kẻ bị tình phụ nuôi một giấc mộng ái ân không thành, mà không ai thương lấy những kẻ mang một mối tình thơ u uất chịu để tan tành giấc mộng quý nhất và lớn nhất ở đời: giấc mộng thư?
Hôm nay trong khi viết quyển sách này, một quyển sách họ sẽ xem như một sự mỉa mai đau đớn, thơ Vũ Đình Liên bỗng nhắc tôi nghĩ đến những người xấu số kia.
Tôi có cần phải nói ngay rằng Vũ Đình Liên không phải một người xấu số? Trong làng thơ mới Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta đã thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. Người cũng ca tình yêu như hầu hết mọi nhà thơ thời bấy giờ. Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ. Ông đồ năm năm đến mùa hoa đào, lại ngồi viết thuê bên đường phố. “Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta chỉ xúm nhau lại chế giễu họ quê mùa, mạt sát họ hủ lậu. Cái cảnh thương tâm của nền học Nho và các nhà nho. Nhưng chế giễu mạt sát không nên, mà ca tụng cũng không được. Phần đông các nhà nho còn lại cũng đáng thương. Không nghiên cứu, không lý luận, Vũ Đình Liên với một tấm lòng dễ cảm đã nhận ra sự thực ấy và gián tiếp chỉ cho ta cái thái độ hợp lý hơn cả đối với các bậc phụ huynh của ta. Bài thơ của người có thể xem là một việc nghĩa cử.
Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ để lưu danh, đủ với người đời. Còn riêng đối với thi nhân thực chưa đủ. Tôi thấy Vũ Đình Liên còn bao điều muốn nói, cần nói mà nghẹn ngào không nói được. “Tôi bao giờ – lời Vũ Đình Liên – cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi không làm thơ nữa”. Nhưng Vũ Đình Liên đã hạ mình quá đáng, chúng ta đều thấy. Nhưng chúng ta đã thấy trong lời nói của người một nỗi đau lòng kín đáo. Người đau lòng thấy ý thơ không thoát được, lời thơ như linh hồn bị giam trong nhà tù xác thịt. Có phải vì thế mà hồi 1937, trước khi từ giã thi đàn, người đã gửi lại đôi vần thơ u uất:
Nặng mang mãi khối hình hài ô nhục
Tâm hồn ta đã nhọc tự lâu rồi
Bao nhiêu xanh thăm thẳm trên bầu trời
Bao bóng tối trong lòng ta vẫn đục
Nghĩ cũng tức! Từ hồi 1935, tả cảnh thu, Vũ Đình Liên viết:
Làn gió heo mây xa hiu hắt
Lạnh lùng chẳng biết tiễn đưa ai!
Hai câu thơ cũng sạch sẽ, dễ thương. Nhưng làm sau người ta nhé được Vũ Đình Liên khi người ta đã đọc, bốn năm sau, mấy câu thơ Huy Cận cùng một tứ:
Ôi! Nắng vàng sau mà nhớ nhung!
Có ai đàn lẻ để tơ chùng?
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xuôi bước chân đây cũng ngại ngùng ...
Cũng may những câu thơ hoài cổ của Huy Cận:
Bờ tre rung động trống chầu
Tưởng chừng còn vọng trên lầu ải quan,
Đêm mơ lay ánh trăng tàn
Hồn xưa gởi tiếng thời gian, trống dồn.
Những câu thơ tình nhẹ nhàng, tứ xa vắng, chưa đến nổi làm ta quên cái lòng hoài cổ âm thầm, u tịch của Vũ Đình Liên:
Lòng ta là những hàng thành quách cũ,
Tự ngàn năm bổng vằng tiếng loa xưa
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
- Nhận xét: Bài viết giới thiệu về nhà thơ Vũ Đình Liên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh tuy không dài nhưng tác giả đã đưa ra khá đầy đủ những ý kiến đánh giá của mình về cái riêng và những đóng góp của tác giả bài thơ Ông đồ. Trên cơ sở nghị luận, bài viết đã kết hợp và phát huy nhiều phương thức như tự sự, biểu cảm và cả phương thức thuyết minh. Các phương thức ấy đã hoà trộn vào nhau một cách nhuần nhuỵ nhằm làm nổi bật những vấn đề trọng tâm mà tác giả Thi nhân Việt Nam muốn giới thiệu cho người đọc.
2. Viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường
Ở những quốc gia đang phát triển, chẳng hạn như ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên cấp thiết. Hàng ngày lượng khói từ các phương tiện giao thông kém chất lượng liên tục thải ra trên đường, kết hợp với khói nhiều nhà máy, cơ xưởng đã khiến bầu không khí thêm vô cùng ngột ngạt. Làm sao con người có thể thở nổi trong bầu không khí độc hại ấy?
Thêm nữa, nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng. Hàng trăm nhà máy sản xuất đủ loại hàng hoá, không có hệ thống xử lí nước phù hợp, thi nhau xả nước thải xuống sông. Hàng chục con sông tại các khu công nghiệp thuộc các thành phố lớn đã trở thành sông chết. Không một sinh vật nào có thể tồn tại được nơi ấy.
Chưa hết, nước từ những con sông ấy ngấm xuống, làm ô nhiễm cả nguồn nước ngầm. Không chỉ cá dưới sông không thể tồn tại mà cây trên bờ cũng chết theo. Từ mặt nước đến mặt đất, nơi nơi không còn sự sống. Thiên nhiên bị tàn phá khủng khiếp như thế thì con người biết dựa vào đâu để tồn tại?
Đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm làm cho con người, loài vật, cây cối không có đủ điều kiện sống trong lành. Bệnh tật theo đó sẽ nảy sinh. Trong khoảng vài thập niên trở lại đây, số người nhiễm những căn bệnh nan y như ung thư, lao phổi,... không ngừng tăng thêm. Số tiền chi cho y tế ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong chi tiêu quốc nội. Đất nước và con người vì thế sẽ nghèo đi.
Đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động khẩn cấp về vấn nạn ô nhiễm môi trường. Con người sẽ bị tuyệt diệt nếu môi trường không được bảo vệ tốt.
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN, ngắn 2
LUYỆN TẬP 1:
1. Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, hãy trả lời các câu hỏi:
a. Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?
b. Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ?
Trả lời:
a. Vì:
- Làm mềm tính khô khan của văn nghị luận
- Đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.
b. Cần chú ý:
- Không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của văn học.
- Các yếu tố làm nền cho quá trình nghị luận.
2. Vận dụng kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, cần biết vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh. Như vậy có đúng không? Vì sao? (SGK Ngữ Văn 12 tập 1, tr.158-159)
Trả lời:
- Đúng.
- Vì:
sự vật và sự việc nhất là đời sống con người luôn muôn hình muôn vẻ vì vậy cần nhìn nhận chúng trong vòng quay biện chứng, kết hợp nhiều yếu tố để thấy rõ được sự vật nhất.
nếu chỉ nhìn dưới góc độ một phương thức sẽ dẫn đến sự khô khan, phiến diện
3. Viết bài văn nghị luận với chủ đề: “Nhà văn mà tôi hâm mộ”.
Trả lời :
MB: giới thiệu về nhà văn
TB:
+tên, tuổi, quê quán,gia đình của nhà văn:....?
+ Phong cách nghệ thuật của nhà văn?
+ Tác phẩm chính tiêu biểu của nhà văn đó, tác phẩm mà em tâm đắc
+ giải thưởng mà nhà văn từng đạt.
+ điều gì khiến nhà văn trở thành nhà văn mà em hâm mô ( tính cách, nghị lực cuộc đời hay sự nghiệp sáng tác….?)
+đánh giá vấn đề cần nghị luận: bài học cho bản thân như thế nào, cách mà nhà văn để lại ấn tượng cho bản thân là gì ?
KB: khẳng định lại vấn đề
LUYỆN TẬP 2:
1. Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao? (SGK)
Trả lời: Cả hai nhận định đều đúng, vì:
khi sử dụng kết hợp các thao tác sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn tất cả các khía cạnh của vấn đề, sự vật, hiện tượng hiện lên sinh động, giúp bài viết, rõ ràng hấp dẫn thuyết phục hơn.
văn nghị luận phải có sự kết hợp các thao tác khác để bài viết được nhìn nhận một cách tổng quát vấn đề bởi vì “ văn học vừa phải giống, vừa không giống, giống quá thì mị đời, không giống thì dối đời”. sự kết hợp các thao tác sẽ biến bài văn nghị luận trở nên sâu sắc, phong phú, lôi cuốn hơn
2. Viết bài văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong cuộc sống..( ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...v...v)
Trả lời:
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích khái niệm
- Thực trạng
- Nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
- Để lại hậu quả gì?
- Bài học hành động
(Lưu ý : Sử dụng các thao tác lập luận để bài viết được cuốn hút hơn)
--------------------HẾT-----------------------
Trên đây là phần Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Sóng và cùng với phần Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận để học tốt môn Ngữ Văn lớp 12 hơn
Trong chương trình học Ngữ Văn 12 phần Soạn bài Việt Bắc (tiếp theo) là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Luật Thơ để học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-luyen-tap-van-dung-cac-phuong-thuc-bieu-dat-trong-bai-van-ngh-38869n.aspx