Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương dưới đây được biên soạn nhằm hỗ trợ các em trong việc xây dựng nội dung, ý tưởng cho bài văn cảm nhận. Các em có thể tham khảo để nắm được cách xây dựng dàn ý và hoàn thiện bài văn đầy đủ.
I. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương (Chuẩn)
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích Lẽ ghét thương
2. Thân bài
* Vài nét khái quát về tác phẩm:
- Xuất xứ: Lẽ ghét thương là đoạn trích nằm ở phần đầu của tập truyện thơ "Lục Vân Tiên"
- Nội dung chính: Cuộc gặp mặt, trò chuyện của ông Quán và bốn chàng nho sinh đi thi, qua đó thấy được lẽ ghét thương phân minh của nhân vật ông Quán (hay chính là hóa thân của tác giả)
* Cảm nhận về 4 câu thơ đầu: "Quán rằng... hay thương"
- Quan điểm của ông Quán - người đã trau dồi mài kinh sử cũng học và thi trước sự ngụy biện của hai tên Trịnh Hâm và Bùi Kiệm khi bị thua trong cuộc so tài: "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"
* Cảm nhận về 12 câu tiếp theo: "Tiên rằng... lằng nhằng dối dân": Tầm hiểu biết sâu rộng của ông Quán khi ông bàn về "lẽ ghét"
- Ghét việc tầm phào: Những việc chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đâu vào đâu
- Ông đưa ta điển cổ, điển tích để chứng minh:
+ Đời Kiệt, đời Trụ: Hoang dâm vô độ, không chăm lo cho nhân dân để dân rơi vào cuộc sống cùng cực
+ Đời U, đời Lệ: "đa đoan" lắm chuyện rắc rối khiến dân chúng không khỏi lầm than
- Nghệ thuật: Điệp từ "ghét" 8 lần, điệp từ "dân" 4 lần
=> Khẳng định "lẽ ghét" và tình yêu thương muôn dân của ông Quán hay cũng chính là của tác giả.
* Cảm nhận về 14 câu tiếp: "Thương là thương đức thánh nhân... đuổi về nhà giáo dân"
- Niềm thương xót của ông Quán cho những bậc hiền tài của đất nước:
+ Thánh nhân Khổng Tử lậ đận trong việc truyền đạo
+ Thầy Nhan Tử tài đức nhưng cuộc đời kết thúc quá sớm
+ Gia Cát Lượng, Đồng Tử, Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc đều là người tài giỏi, mưu trí, học cao hiểu rộng nhưng không gặp thời
- Nghệ thuật điệp từ, liệt kê thể hiện rõ tấm lòng yêu thương da diết đầy tính bác ái của tác giả đối với những người tài giỏi nhưng bạc mệnh.
* Cảm nhận về hai câu cuối bài thơ: "Xem qua... lại thương"
- Nửa phần "ghét" kết hợp với nửa phần "thương": Thái độ dứt khoát của ông Quán
- Sự ghét - thương luôn tồn tại song song dù nó có trái ngược nhau nhưng đều bắt đầu từ "thương" - nguồn của tình cảm
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Lẽ ghét thương
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương
Nguyễn Đình Chiểu là một trong số những tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều tác phẩm xuất sắc, thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân. Tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” là một trong số những tác phẩm xuất sắc, nổi tiếng bậc nhất của ông. Đọc toàn bộ tác phẩm nói chung và đoạn trích “Lẽ ghét thương” nói riêng, người đọc sẽ thấy được tấm lòng thương dân sâu sắc và lẽ thương ghét rạch ròi của nhà thơ mù xứ Nam Bộ.
Mười sáu câu thơ đầu đoạn trích đã tái hiện lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và Lục Vân Tiên, để từ đó thể hiện quan niệm về lẽ ghét của ông Quán. Trước hết, những câu thơ mở đầu đoạn trích chính là lời tự giới thiệu của ông Quán về mình...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương tại đây.
--------------------------HẾT-------------------------
Đoạn trích Lẽ ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu, được giới thiệu trong tuần học thứ 5 SGK Văn lớp 11. Đoạn trích nói lên những tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Cùng với Dàn ý cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương, các em có thể tham khảo những bài viết khác: Phân tích đoạn trích Lẽ Ghét Thương, Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương, Soạn bài Lẽ ghét thương, Lẽ ghét thương là lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét tình thương;...
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-doan-trich-le-ghet-thuong-47259n.aspx