Trong phần Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Taimienphi.vn sẽ cung cấp cho các em dàn ý chi tiết và bài nói mẫu. Hi vọng qua những gợi ý dưới đây, các em có thể tự tin trình bày ý kiến của mình.
Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề, Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều
Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề
I. Dàn ý
- Mở đầu: Giới thiệu một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay bài thơ bốn chữ, năm chữ cần trao đổi.
- Nội dung chính:
+ Nêu ý kiến cụ thể: đồng tình hay không đồng tình về vấn đề được đưa ra trao đổi.
+ Đưa ra lí lẽ, bằng chứng lý giải cho ý kiến của bản thân.
- Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
II. Bài tham khảo
Trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
Xin chào cô và các bạn, sau đây em xin trình bày bài nói của mình.
Trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) em ấn tượng nhất với bài thơ "Tiếng gà trưa". Bài thơ khiến em xúc động về tình bà cháu được thể hiện sâu sắc.
Soạn bài Trao đổi về một vấn đề, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Trước hết, ta có thể thấy được xuyên suốt bài thơ là cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của người cháu khi nghe được âm thanh tiếng gà nhảy ổ khơi gợi lại kỉ niệm thời ấu thơ với bà. Chỉ với tiếng gà trưa, những kỉ niệm tuổi thơ với bà lần lượt được sống dậy trong tâm hồn cháu qua những hình ảnh thân thương. Người bà gần gũi, thân thuộc, yêu thương và chăm sóc cháu được khắc họa qua những chi tiết "Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu", "Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối/ Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới". Bà yêu thương cháu nên chăm đàn gà để cuối năm bán cháu có quần áo mới, thắp lên những hy vọng tuổi thơ. Tiếng gà trưa lưu dấu những kỉ niệm về bà trong tâm hồn khiến người lính không khỏi xúc động, nhớ mong và yêu thương bà nhiều hơn. Tình cảm nhớ mong, kính yêu bà đã hóa thành sức mạnh để người lính ra trận giành lại độc lập dân tộc "Cháu chiến đấu hôm nay/ Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi, cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ".
Tình bà cháu trong bài thơ nhắc nhở em về tình cảm gia đình thiêng liêng mà em cần quý trọng. Bài thơ gợi lên cho em những suy nghĩ về bà của mình, càng trở nên yêu thương, kính trọng và trân trọng hơn những kỉ niệm bên bà.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Việc thực hành Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề đem lại cho học sinh những kĩ năng khi thuyết trình trước đám đông. Đồng thời, các em có thể phát triển tư duy phản biện và hình thành thái độ trao đổi đúng đắn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-trao-doi-ve-mot-van-de-ngu-van-lop-7-canh-dieu-70938n.aspx
Một số bài soạn văn mẫu lớp 7 khác, các em cùng tham khảo thêm:
- Soạn bài Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
- Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều