Dàn ý và bài tham khảo Trao đổi về hiện tượng một số người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ thuộc chương trình Ngữ văn 7, Cánh Diều, học kì I do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây sẽ định hướng một vài ý tưởng để em chuẩn bị cho phần trình bày của mình.
Trao đổi về hiện tượng một số người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ
Suy nghĩ về chữ hiếu của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay
I. Dàn ý Trao đổi về hiện tượng một số người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề cần trao đổi: một số người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ.
2. Nội dung chính:
- Nêu biểu hiện của hiện tượng này trong đời sống:
+ Một số người có lời nói, hành vi thiếu lễ phép với ông bà, cha mẹ.
+ Một vài cá nhân ghét bỏ bố mẹ già yếu, sẵn sàng để họ sống cơ cực vất vả. .
- Những việc cần làm để hiếu thảo với ông bà, cha mẹ:
+ Luôn kính trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà và cha mẹ.
+ Biết lắng nghe, tôn trọng những lời dạy bảo của người lớn.
+ Chăm chỉ học tập, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
3. Kết thúc:
- Nên cảm nhận của bản thân về vấn đề.
Văn mẫu lớp 7: Trao đổi về số người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ
II. Bài nói tham khảo Trao đổi về hiện tượng một số người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ
1. Bài tham khảo Trao đổi về hiện tượng vài người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ số 1:
Xin chào cô và các bạn. Em xin tự giới thiệu, em tên là Huyền Ánh. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, em xin trình bày những suy nghĩ của bản thân về "Hiện tượng một số người chưa biết hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ".
Các bạn thân mến, hiếu thảo là những hành động bày tỏ tình yêu, sự quan tâm, kính trọng của bậc làm con với song thân phụ mẫu. Cha ông ta đã từng có câu "Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Tuy nhiên, ngày nay, có một số người chưa biết sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Họ dùng lời lẽ nặng nề, khó nghe hoặc lớn tiếng quát tháo với người lớn. Thậm chí, có cá nhân còn ghét bỏ bố mẹ già yếu, không làm được việc. Họ sẵn sàng ruồng bỏ, để mẹ cha sống lam lũ, cơ cực thay vì phụng dưỡng, chăm sóc. Hay đó còn là những con người vô lương tâm, nhẫn tâm dùng bạo lực với người lớn trong nhà.
Có thể nói, các hành vi "táng tận lương tâm" mà mình nêu ở trên đã đi ngược lại với lời dạy bảo của cha ông, tổ tiên. Do đó, chúng ta cần có trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ để làm tròn bổn phận của một người con. Tất cả phải biết kính trọng, yêu thương người lớn trong gia đình. Khi ông bà, cha mẹ ốm đau, bệnh tật, chúng ta hãy quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người nên cố gắng học tập, trau dồi, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để cha mẹ yên lòng.
Bài thuyết trình của em xin dừng lại tại đây. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của mọi người để phần trình bày của em thêm hoàn chỉnh hơn nữa.
2. Bài tham khảo Trao đổi về hiện tượng một số người chưa hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ số 2:
Xin chào cô và các bạn. Em là Ngọc Hà. Hôm nay, em sẽ trình bày những ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề "Hiện tượng một số người chưa biết hiếu thảo với ông bà hoặc cha, mẹ".
Các bạn ơi, ông cha đã từng răn dạy "Công cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang". Mẹ là người mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, cha là người dạy bảo chúng ta những bài học đầu tiên trên đường đời. Thế nhưng, hiện nay, có một số người lại rũ bỏ sự hi sinh, nhọc nhằn của họ. Những con người ấy chưa biết sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Họ sẵn sàng lớn tiếng quát tháo, mắng mỏ người lớn. Số khác thì thiếu tôn trọng bậc trưởng bối, chê bai họ lớn tuổi nên hay càm ràm, cứng nhắc. Hay có cá nhân còn nhẫn tâm dùng bạo lực với cha mẹ. Một vài trường hợp lại đùn đẩy việc nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ cha khi họ già yếu. Như vậy, không phải người con nào cũng làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình với đấng sinh thành. Thật đáng buồn làm sao!
Vậy, mỗi người cần làm gì để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Trước hết, chúng ta luôn kính trọng, yêu thương tới người lớn trong gia đình. Hãy biết lắng nghe và tôn trọng những lời dạy bảo, khuyên lơn của họ. Tiếp đến, chúng ta cần quan tâm, chăm sóc chu đáo cho ông bà, mẹ cha của mình. Mỗi người phải tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân, cố gắng hết sức để làm tròn chữ hiếu trong đạo làm con.
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe hay đọc câu "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày" đúng không nào? Mọi người ơi, đừng để bản thân trở thành những kẻ ích kỉ, tham lam và bất hiếu. Mong rằng, mình và tất cả các bạn ngồi dưới đây sẽ là người con hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để bài thuyết trình của mình trở nên thuyết phục và lôi cuốn, em cần trình bày rõ ràng các luận điểm, lí lẽ. Ngoài ra, em có thể kết hợp với bằng chứng. Chúc em học tập tốt môn Ngữ văn 7.
https://thuthuat.taimienphi.vn/trao-doi-ve-hien-tuong-mot-so-nguoi-chua-hieu-thao-voi-ong-ba-hoac-cha-me-71689n.aspx
Các văn mẫu lớp 7 khác:
- Trong các bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
- Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa