Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Em quan tâm về một vấn đề nào đó nhưng chưa biết cách chia sẻ với mọi người đúng không? Vậy em có thể tham khảo bài soạn Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống do Taimienphi.vn gợi ý dưới đây:

Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai trao doi ve mot van de ma em quan tam ngu van lop 7 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn văn Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm ngắn nhất


I. Dàn ý bài nói: 

- Mở đầu: Giới thiệu về vấn đề, quan điểm của em về vấn đề được đưa ra. 
- Triển khai: 
+ Nêu nguyên nhân và thực trạng của vấn đề (dẫn chứng). 
+ Tác động/hậu quả của vấn đề đối với đời sống (dẫn chứng). 
+ Đề xuất một số giải pháp cho vấn đề được nêu ra. 
- Kết luận: Nêu lên bài học nhận thức và hành động sau khi bàn luận vấn đề. 


II. Bài nói tham khảo: 

1. Đề tài: Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (ti vi, điện thoại, máy tính,…)
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, công nghệ đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Trẻ em ngày nay đã được tiếp cận với công nghệ từ rất sớm qua các thiết bị điện tử: ti vi, điện thoại, máy vi tính,... Vậy nguyên nhân, thực trạng, lợi ích, tác hại và giải pháp cho vấn đề này là gì? 
Trước hết, ta có thể thấy nguyên nhân trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ: Thứ nhất, do sự phát triển của khoa học công nghệ, các sản phẩm công nghệ ngày càng phát triển với nhiều tính năng và hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn sự tò mò khám phá của trẻ em. Thứ hai, tiện ích của việc sử dụng những thiết bị khoa học công nghệ trong học tập. Thứ ba, phụ huynh bận rộn cho công việc, ít thời gian trông con. 
Từ những nguyên nhân trên, ta có thể thấy được thực trạng sử dụng thiết bị công nghệ của trẻ em hiện nay. Các em nhỏ từ hai đến ba tuổi thường vừa ăn vừa xem quảng cáo, xem hoạt hình. Những em nhỏ lớn hơn, với sự tò mò, thích khám phá thường truy cập vào các trang mạng để chơi game. Các em cũng sử dụng những thiết bị điện tử để học tập và theo dõi kết quả học tập, một số phần mềm học trực tuyến có thể kể đến như: Zoom, Google meet, Microsoft Team,… 
Lợi ích và tác hại của việc trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ: Về lợi ích, những thiết bị điện tử có nhiều tính năng vượt trội giúp trẻ em tra cứu thông tin nhanh chóng từ nhiều nguồn khác nhau. Thiết bị công nghệ giúp các em giải trí sau những giờ học căng thẳng,… Tuy nhiên, trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ cũng có những tác hại: Thứ nhất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi tiếp xúc thời gian dài với các thiết bị công nghệ sẽ gây giảm thị lực, giảm khả năng linh hoạt của chân tay. Thứ hai, ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách. Sử dụng sản phẩm công nghệ thường xuyên dẫn đến một số bé sinh ra tâm lý “nghiện” khó bỏ, hay ăn vạ người lớn để được mượn điện thoại. 
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần có những giải pháp như: Quản lý thời gian trẻ dùng thiết bị công nghệ mỗi ngày, đưa trẻ em vận động, tiếp xúc với không gian ngoài trời nhiều hơn. Những chia sẻ trên đây giúp mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về việc trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ. Chúng ta hãy sẵn sàng thay đổi để giúp trẻ em có thể sử dụng các thiết bị điện tử hợp lý và có hiệu quả.  
 

Viet bai van trinh bay y kien ve mot hien tuong ma em quan tam ngan nhat

Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

 

2. Đề tài: Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.  
Mỗi chúng ta sinh ra đều là một cá thể riêng biệt, mỗi người sẽ có một chính kiến, tính cách và thói quen khác nhau, dù là trẻ con cũng cần nhận được sự lắng nghe, thấu hiểu của người lớn. Vậy người lớn đã thực sự lắng nghe và thấu hiểu trẻ con hay chưa? 
Với trẻ con, người lớn thường có tâm lý bao bọc, muốn con thực hiện theo định hướng của mình và nghĩ rằng định hướng mình lựa chọn là tốt nhất cho con. Nếu trẻ con bày tỏ quan điểm thì thường bị cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng cao hơn tre”, “ông cụ non”. Chính sự thờ ơ của người lớn đã vô tình khiến trẻ em nảy sinh tâm lý tiêu cực hoặc làm trẻ tự ti, không mạnh dạn trình bày quan điểm bởi người lớn nghe xong rồi lại “để đấy”. 
Trên thực tế, khi cha mẹ có thể thấu hiểu và lắng nghe con cái, đứa con của họ sẽ có một tâm hồn lành mạnh, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, nếu không xây dựng được tiếng nói chung và mối quan hệ thân thiết với cha mẹ, trẻ em khó có thể tìm thấy sự hạnh phúc. Trong cuốn “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”, tác giả Sara Imas đã chỉ ra rằng: Đến năm 12 tuổi, nếu trẻ không xây dựng được mối quan hệ thân thiết với cha mẹ thì quãng thời gian tiếp theo của cuộc đời, trẻ sẽ cảm thấy mất an toàn và khó tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ khi trưởng thành. Một đứa trẻ có năng khiếu về nghệ thuật, ước mơ đứng trên sân khấu cất tiếng hát của mình lại bị gò bởi sách vở, bài tập sẽ vô tình kìm hãm ước mơ của trẻ. Hay một đứa trẻ thích chơi thể thao, bố mẹ cũng không thể bắt trẻ từ bỏ ước mơ của mình vì định kiến bản thân chơi thể thao sẽ không học tập tốt những môn văn hóa. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện và tôn trọng ý kiến của trẻ em, người lớn sẽ không hiểu được tâm sự, nguyện vọng của trẻ em và cứ như thế trong một thời gian dài sẽ vô tình làm cho mối quan hệ của hai bên dần xuất hiện những khoảng cách. 
Để có thể lắng nghe, thấu hiểu trẻ em, người lớn cần giữ cho mình một tâm lý thoải mái, sẵn sàng chia sẻ những vấn đề với trẻ em bằng giọng điệu gần gũi, những hành động yêu thương: cùng tham gia chơi thể thao, cùng đọc sách,… Tuy nhiên, do gánh nặng mưu sinh mà người lớn có thể nhãng đi sự quan tâm, chăm sóc, vậy nên trẻ em cũng cần tự chủ động trò chuyện với người lớn để giúp họ giảm thiểu áp lực công việc và hiểu được suy nghĩ của mình. 

Để có thể trình bày bài nói một cách chỉn chu, các em cần có lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Đồng thời, em cần điều chỉnh giọng nói, tốc độ và cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung nhằm kích thích sự trao đổi, đối thoại của người nghe.  Để chuẩn bị cho tiết học sau, đội ngũ biên soạn văn mẫu lớp 7 xin gửi tới bài viết:

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-trao-doi-ve-mot-van-de-ma-em-quan-tam-ngu-van-lop-7-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-70979n.aspx
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 1, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Ngôi nhà trên cây (Tốt-tô-chan bên cửa sổ, Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người mà em yêu quý
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Từ khoá liên quan:

Soan bai Trao doi ve mot van de ma em quan tam ngan nhat Ngu van lop 7 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Soan van Trao doi ve mot van de ma em quan tam ngan gọn, soan bai SGK 7 trang 30 Trao doi ve mot van de ma em quan tam sieu ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới