Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự

Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự được giới thiệu dưới đây để tìm hiểu về thứ tự trong văn tự sự: thứ tự thời gian, ngôi kể, qua đó biết cách vận dụng lí thuyết vừa học về thứ tự kể để viết một bài văn tự sự.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự, NGẮN 1

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự 

Câu 1:
- Tóm tắt sự việc: Ông lão bắt được cá vàng trả cá về biển; mụ vợ đòi cá vàng cho cái máng lợn mới; Một ngôi nhà mới; một vị trí nhất phẩm phu nhân; mụ muốn làm nữ hoàng; mụ muốn làm Long Vương, Biển dậy sóng, lâu đài, ngai vàng đều biến mất
- Truyện được kể theo thứ tự tăng tiến. Như thế, câu chuyện sẽ có độ hồi hộp, dồn nén và bọc lộ nhanh tính cách nhân vật 

Câu 2:
- Thứ tự thực tế của truyện được kể theo dòng thời gian của nhân vật.
- Thứ tự thời gian được lược về quá khứ rồi quay lại thực tại.
- Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh tính cách, hoàn cảnh sống của nhân vật 

II. Luyện tập 

Câu 1:
- Chuyện được kể theo thứ tự thời gian. Theo ngôi thứ nhất
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tâm lý nhân vật và cảm xúc ở hiện tại của nhân vật tôi. 

Câu 2:

Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu khái quát lý do được đi chơi xa

Thân bài: 

  • Nơi đó cách chỗ em ở bao xa, có điểm thăm quan nào ấn tượng 
  • Em đã trải nghiệm những gì trong chuyến đi ấy 
  • Em ấn tượng và nhớ mãi điều gì qua chuyến đi 
  • Nếu được quay lại, em sẽ làm gì?

Kết bài: Cảm xúc lắng đọng sau chuyến đi của em 
 

Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự, NGẮN 2

I- Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:

1. Trả lời câu hỏi: (trang 97 SGK)
a) Tóm tắt sự việc chính của câu chuyện.
b) Nhận xét về thứ tự kể các sự việc.
c) Phân tích hiệu quả của thứ tự kể.
Gợi ý đáp số:
- Các sự việc chính trong câu chuyện: “Ông lão ... vàng”. (Ông lão đánh cá bắt được cá vàng → cá vàng xin tha và hứa trả ơn → ông lão (theo ý vợ) xin cái máng lợn cá vàng thỏa mãn → ông lão (theo ý vợ) xin cái nhà → cá vàng thỏa mãn → ông lão (theo ý vợ) xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân → cá vàng thỏa mãn → ông lão (theo ý vợ) xin cho vợ làm nữ hoàng → cá vàng thỏa mãn → ông lại xin cho vợ làm Long Vương (cũng theo ý vợ) → cá vàng biến mất → ông lão, bà lão mất tất cả, lại trở lại ngôi nhà cũ với cái máng lợn sứt.
- Các sự việc được kể theo thứ tự thời gian theo cách làm cho sự kiện vừa lặp, vừa tăng tiến đến mâu thuẫn cao. Cách kể đó hấp dẫn, bắt người đọc phải đọc hết câu chuyện.

2. (Trang 98 SGK)
- Các sự việc trong câu chuyện được kể theo thứ tự : từ hiện tại (Tin Ngổ bị chó cắn) đến quá khứ gồm (Ngổ bị chó cắn trưa nay) → đến quá khứ xa (Ngổ sống với bà và nghịch ngợm như thế nào) → trở lại hiện tại (bà con đánh giá việc chó cắn hôm nay) → hướng đến tương lai (Ngổ sẽ chữa chạy thế nào và rút ra bài học gì?)
- Cách kể theo thứ tự trên nhằm nhấn mạnh mối quan hệ nhân quả của sự việc, đòi hỏi người đọc phải từ hiện tại, hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về tương lai của câu chuyện, tạo sự hấp dẫn khi đọc.

II. Luyện tập: (trang 98 SGK)

Câu 1: (Trang 98, 99 SGK)
Gợi ý đáp số:
a) + Hai người bạn thân cùng lớp. Một người bạn kể lại tình cảm của mình khi lần đầu tiên gặp người bạn ở nhà bên cạnh có nhiều ưu điểm hơn mình.
+ Người bạn đó nhớ lại có một lần người bạn bên nhà cạnh phơi lấn áo quần vào dây phơi của mình, nên bực mình vô cả áo quần ướt của bạn vào một đầu dây.
+ Người bạn bên nhà cạnh không nói gì, kiếm dây khác để buộc phơi.
+ Người bạn đó nhớ lại có một hôm trời mưa to nhưng bạn ấy đi vắng nên rất lo áo quần bị ướt.
+ Không ngờ khi về nhà thì thấy áo quần của mình được đem vào nhà, đã khô và được gấp gọn gàng.
+ Người bạn ấy cho rằng mình đã nghĩ xấu nhầm cho bạn ở cạnh nhà và xấu hổ.
+ Từ đó, hai người bạn trở thành thân thiết trong khu tập thể.

b) Các sự việc thuộc về hồi ức, được kể lại từ thời điểm hiện tại. Thứ tự kể là thứ tự theo thời gian: việc trước kể trước, việc sau kể say. Các việc chính (áo quần bạn đến đầu dây, để phơi áo quần của mình; đi vắng bị trời mưa nhưng về nhà, áo quần được đem vào và gấp gọn) được kể theo nhịp điệu chậm hơn, tỉ mỉ hơn. Các sự việc được nối tiếp nhau một cách tự nhiên (vì ghen ghét nên có hành động xấu với bạn → gặp khó khăn nhưng bạn đã giúp mình ngay từ hành động xấu của mình, sự việc đó làm xúc động dẫn đến hai người từ chỗ ghét đến chỗ thân). Người kể không hề xen vào một lời nhận xét nào về nhân vật và sự việc mà để cho sự việc được kể lại một cách khách quan nói lên thái độ của người kể. Thứ tự kể có dụng ý đối lập sự việc: Mở: hai người ghét nhau → Kết: hai người thân nhau; trong phần thân thì sự việc (1) là việc xấu của bạn nó với bạn kia, sự việc (2) là việc tốt của bạn kia với bạn nọ.

c) Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất với cách xưng tôi của người kể. Nhưng xen vào lời kế theo ngôi thứ nhất, còn có lời kể theo ngôi thứ ba: lời kể về Liên, Lời kể về Liên (ngôi thứ ba), lời kể về tôi (ngôi thứ nhất) đan xen nhau trong từng sự việc tạo nên tính quấn quýt trong lời kể, đó là nghệ thuật kế để diễn tả một quá trình đôi bạn tạo nên tình thân, một quá trình hai nhân vật tác động qua lại lẫn nhau.

d) Câu chuyện đi từ hiện tại, trở về quá khứ (hồi tưởng) rồi trở về hiện tại và khẳng định hiện tại. Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò liên kết cái hiện tại với quá khứ nhằm giải thích cái hiện tại. Yếu tố hồi tưởng thể hiện rõ ở các từ nối đoạn: Tôi nhớ ... Hôm ấy ... Từ đó ... Yếu tố hồi tưởng đã tạo nên cách kể chuyện đi ngược thời gian, chứa đựng nội dung chủ yếu của câu chuyện. Sự hồi tưởng giúp cho câu chuyện kể về mình được mở rộng, góp phần giải thích cho các sự việc hiện tại.

-------------------HẾT---------------------

Ngoài ra, Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Kể về những đổi mới ở quê em để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-thu-tu-ke-trong-van-tu-su-37937n.aspx

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2, Văn tự sự
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự
Soạn bài Viết bài viết số 3: Văn tự sự, lớp 10
Từ khoá liên quan:

soan bai thu tu ke trong van tu su lop 6

, soan bai thu tu ke trong van tu su ngan nhat, soan bai thu tu ke trong van tu su chi tiet,
SOFT LIÊN QUAN
  • Kể về kỉ niệm thời thơ ấu

    Bài văn mẫu tự sự lớp 6

    Kể về kỉ niệm thời thơ ấu là đề bài tập làm văn kể về một kỉ niệm khó quên dành cho các em lớp 6. Đề bài kể về kỉ niệm thời thơ ấu thuộc đề 4 bài viết số 2 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6. Để làm tốt đề bài này các em học s ...

Tin Mới