Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em

Chắc hẳn các em đã đọc rất nhiều truyện cổ tích, liệu có truyện nào trong số các truyện đó em có thể tự tin kể lại cho các bạn cùng nghe hay không? Hãy cùng tham khảo những bài văn Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em để có thêm những gợi ý hay về ý tưởng cũng như cách viết bài văn kể chuyện sao cho hấp dẫn, mạch lạc nhé!

Đề bài: Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý chi tiết
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

ke lai truyen co tich so dua bang loi van cua em

Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em
 

I. Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về truyện cổ tích Sọ Dừa

2. Thân bài:

* Sự ra đời của Sọ Dừa
- Hai vợ chồng già đã hơn 50 tuổi chưa có con
- Uống nước trong sọ dừa liền mang thai
- Sọ Dừa sinh ra không tay, chân, tròn như quả dừa và biết nói

* Sọ Dừa hiện thân thành người và thể hiện tài năng của mình:
- Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò cho nhà phú ông
- Khi không có người Sọ Dừa trở lại thành người, thổi sáo rất hay
- Cô con út nhà phú ông biết Sọ Dừa không phải người phàm đem lòng yêu mến

* Sọ Dừa lấy con gái phú ông và cuộc sống của hai vợ chồng
- Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ
- Sắm đủ lễ vật nhưng chỉ có cô út chịu lấy Sọ Dừa
- Ngày cưới Sọ Dừa hiện thành hình dáng con người khôi ngô tuấn tú khiến hai chị của cô út ghen tức

* Biến cố xảy ra và cuộc hội ngộ của vợ chồng Sọ Dừa:
- Sọ Dừa đỗ Trạng nguyên phải xa vợ đi sứ
- Vợ Sọ Dừa bị hai chị hãm hại trôi ra ngoài đảo hoang
- Thuyền của Sọ Dừa đi qua đảo đón được vợ về đoàn tụ

3. Kết bài:

Nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa
 

II. Bài văn mẫu Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em 


1. Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em, mẫu 1 (Chuẩn)

Ngày xưa có hai vợ chồng già, vừa nghèo lại chẳng có con, ấy thế mà đến lúc chỉ uống nước từ cái sọ dừa mà lại mang thai, sinh ra một cậu con trai tròn y như trái dừa, không tay không chân, nhưng vẫn biết nói, liền đặt tên là Sọ Dừa.

Dù không chân tay nhưng Sọ Dừa rất thông minh và ngoan ngoãn. Trong lúc đi chăn bò cho phú ông, nhân lúc không có người Sọ Dừa lại trở lại hình dáng con người, thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vừa chăn bò vừa thổi sáo rất hay. Nhà phú ông có ba cô con gái thì chỉ có cô út là thương và đối xử tử tế với Sọ Dừa, còn lại hai cô kia vì hình dáng kì lạ của Sọ Dừa nên thường hắt hủi.

Do một lần nhìn trộm nên cô út biết Sọ Dừa chính là chàng trai khôi ngô, hình dáng kì lạ kia chỉ là phép thử vì thế đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở, Sọ Dừa hỏi cưới con gái phú ông, dù phú ông đòi lễ vật rất khó nhưng Sọ Dừa đều mang đến đủ cả và cưới được cô út. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống rất vui vẻ và hạnh phúc, cho đến khi Sọ Dừa thi đỗ Trạng Nguyên phải đí sứ. Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị của cô út đã hãm hại em của mình nhằm thay thế muốn làm bà Trạng. Cô út nhờ những vật dụng mà Sọ Dừa để lại là con dao, cục đá và hai quả trứng gà nên dù có bị rơi xuống biển, cá nuốt vào bụng vẫn sống sót trên đảo hoang. Đến một ngày thuyền quan trạng của Sọ Dừa đi qua, gà trống gáy lên báo hiệu Sọ Dừa hãy vào đảo hoang đón vợ. Hai vợ chồng đoàn tụ trong vui mừng, còn hai người chị đành phải bỏ đi biệt xứ.

Nói chung, cốt truyện có thể ly kỳ nhưng vẫn hướng đến những ước mơ giản dị, niềm tin vào chiến thắng của cái thiện trước cái ác, sự công bằng cho con người.
 

2. Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em, mẫu 2 (Chuẩn)

Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng già đã ngoài năm mươi không có con cái, trong một lần người vợ uống nước mưa trong cái sọ dừa thì liền mang thai. Sinh ra một cậu con trai có hình dáng quái dị, không tay, không chân chỉ biết lăn lóc, người ta gọi nó là Sọ Dừa.

Sọ Dừa tuy có vẻ ngoài quái dị nhưng vẫn rất ngoan ngoãn, biết chăn bò cho phú ông giúp đỡ mẹ già. Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông rất giỏi, còn nào con nấy căng no, phú ông rất thích. Phú ông có ba cô con gái thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa, hai cô chị thì khinh thường, hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út là thương người và đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Có lần cô út nhìn thấy Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô ngồi trên võng thổi sáo cho bò gặm cỏ. Cô đã đem lòng yêu Sọ Dừa từ đó. Đến khi Sọ Dừa xin hỏi cưới vợ, sắm đủ lễ vật theo ý của phú ông gồm: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm, cũng chỉ có cô út đồng ý lấy Sọ Dừa.

Ngày đám cưới, Sọ Dừa với dáng hình con người cùng cô út đi ra ai nấy đều ngỡ ngàng, sửng sốt còn hai chị của cô út thì vừa tiếc, vừa ghen. Hai vợ chồng đang sống vui vẻ hạnh phúc thì Sọ Dừa thi đỗ Trạng Nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi Sọ Dừa đưa cho vợ ba thứ: hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà. Nhân lúc Sọ Dừa đi vắng, hai cô chị liền bày kế hãm hại cô út, cho cô út lên thuyền rồi thả xuống biển. Vợ Sọ Dừa bị cá chình ăn thì lấy dao mổ bụng cá chui ra, lạc lên đảo hoang thì lấy đá tạo ra lửa, nướng cá ăn, quả trứng nở ra đôi gà làm bạn. Đến khi Sọ Dừa đi sứ về, thuyền đi qua đảo liền nghe tiếng gà gáy " Ò ó o! Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về". Thế là hai vợ chồng được đoàn tụ sum vầy sống hạnh phúc, còn hai người chị kia vì xấu hổ mà phải bỏ đi biệt xứ.

Câu chuyện không chỉ phản ánh những ước mơ của nhân dân trong cuộc sống đầy khó khăn mà còn đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với những người bất hạnh.
 

3. Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em, mẫu 3 (Chuẩn)

Chuyện kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng già, đã ngoài năm năm mươi tuổi mà chưa có con. Ấy thế mà người vợ chỉ uống nước mưa trong cái sọ dừa lại liền mang thai. Thế nhưng sinh ra lại người chẳng ra người, vật chẳng ra vật, tròn lông lốc như trái dừa, không chân không tay, liền đặt tên là Sọ Dừa.

Suốt nhiều năm trời, Sọ Dừa chỉ ăn rồi lăn đi lăn lại chẳng giúp đỡ được việc gì, đến khi thấy mẹ bảo đi chăn bò, Sọ Dừa liền xin mẹ đi chăn bò cho phú ông. Cứ tưởng Sọ Dừa không được việc nhưng không, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, đều đặn ngày nắng ngày mưa đưa bò đi, lùa bò về con nào cũng căng no, khiến phú ông rất thích. Cô út nhà phú ông có tính thương người, đối với Sọ Dừa rất tử tế, đã thế cô còn biết bí mật của Sọ Dừa. Vì đã có lần cô nhìn lén thấy chàng trai khôi ngô ngồi võng thổi sáo cho bò gặm cỏ biến thành Sọ Dừa. Hết mùa ở, Sọ Dừa muốn cưới con gái phú ông, phú ông ra điều kiện rất khó, phải có đủ: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới được cưới. Ai ngờ những lễ vật trên đều được Sọ Dừa chuẩn bị đủ cả, hai cô chị chẳng ai thèm lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út là đồng ý. Ngày đám cưới, Sọ Dừa hiện thân trở lại thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, cả nhà ai cũng sững sờ, hai cô chị kai chỉ còn biết tiếc ghen. Mấy năm sau, Sọ Dừa thi đỗ Trạng Nguyên, được vua cử đi sứ, không yên tâm để vợ ở nhà, Sọ Dừa đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng phòng thân. Hóa ra Sọ Dừa đã biết trước mưu đồ hại vợ mình của hai người chị. Họ đem vợ Sọ Dừa lên thuyền, chở ra biển rồi thả xuống, nhờ có con dao nên khi bị cá chình nuốt, vợ Sọ Dừa đã mổ bụng cá chui ra sau đó bơi lên đảo mài đá ra lửa nướng cá ăn sống qua ngày. Hai quả trứng cũng nở ra hai con gà, đến một ngày con gà nhìn thấy thuyền quan Trạng đi qua liền gáy " Ò ó o! Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về", Sọ Dừa biết vợ mình gặp nạn ở đó liền vào đón về nhà. Vợ chồng Sọ Dừa đoàn tụ mở tiệc linh đình, chỉ có hai cô chị là chẳng còn mặt mũi nào đành phải cao chạy xa bay.

Bài học rút ra qua truyện Sọ Dừa chính là tình thương người, không nên phân biệt đối xử, kì thị với những người có vẻ ngoài kì lạ. Hãy đối xử công bằng và giàu lòng nhân ái với nhau chúng ta sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp.

--------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-truyen-co-tich-so-dua-bang-loi-van-cua-em-65611n.aspx
Những truyện dài thường gây khó khăn cho các em trong việc kể lại truyện một cách ngắn gọn. Để làm được điều này, các em phải nắm chắc cốt truyện, bố cục nội dung để rồi triển khai theo ý của mình. Hãy tham khảo ngay các bài văn mẫu dưới đây: Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em, Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em, Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám bằng lời văn của em, Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em.

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa
Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa
Kể lại phần cuối truyện Sọ Dừa theo lời kể của cô em út
Sơ đồ tư duy truyện Sọ Dừa
Ý nghĩa, bài học rút ra từ truyện Sọ Dừa
Từ khoá liên quan:

ke lai truyen co tich so dua bang loi van cua em

, ke lai truyen co tich so dua van 6, bai van mau lop 6 ke truyen co tich so dua,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới