Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Với việc tìm hiểu 4 câu hỏi trong phần soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, chúng ta sẽ hiểu hơn về tấm lòng và y đức cao đẹp của người thầy thuốc họ Phạm không chỉ giỏi về chuyên môn mà ông còn luôn hết lòng vì người bệnh, chữa bệnh không kể giàu nghèo, địa vị cao thấp, y đức của ông chính là tấm gương sáng cho thế hệ sau học tập và noi theo.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ngắn 1
2. Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ngắn 2
3. Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ngắn 3

Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ngắn 1

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 164 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các chi tiết nói về Thái y lệnh:
+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ
+ Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.
+ Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.
+ Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y
→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng
b, Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh:
- Biết bản thân là Thái y phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói “tôi có mắc tội”
- Qủa cảm chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”
- Khẳng định việc cứu người quan trọng hơn tính mạng của mình.
→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mức. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh, bất chấp mạng sống của bản thân

Câu 2 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trước cách cư xử của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi:
+ Từ trách giận sang mừng rỡ
+ Ngợi khen: “Ngươi là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp còn có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta”
→ Trần Anh Vương sáng suốt, rộng lượng, không hẹp hòi chuyện cá nhân mà còn ngợi khen tài năng, đức độ của Thái y lệnh.

Câu 3 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những bài học về người làm nghề y:
- Thương yêu, giúp đỡ người bệnh
- Có tấm lòng bao dung, rộng lượng.
- Coi trọng con người, tính mạng con người.
- Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào
- Người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến.

Câu 4 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Nội dung y đức trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh:
- Thầy thuốc cứu giúp bệnh không mong được trả ơn.
- Người bệnh nào nặng thì cần ưu tiên chữa trị trước.
- Dù nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu người bệnh lên trên hết.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người:
- Có lòng đức độ, biết thương xót dân nghèo, người bệnh
- Giỏi về nghề nghiệp
→ Lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch mà còn thông qua việc chữa trị cho người cơ hàn, cứu sống mạng người lúc đói kém.

Bài 2 (trang 119 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cách dịch thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
- Nhấn mạnh vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của người làm nghề y.
- Đề cao, xem trọng vai trò của y đức hơn cả chuyên môn.
Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không nhấn mạnh được nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu.

 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) rèn luyện chính tả
- Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện


2. Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ngắn 2

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó:
a. Trả lời các câu hỏi sau:
- Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm:
+, Đem hết của cải ra mua thuốc, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.
+, Không quản ngại những người bệnh có dầm dề máu mủ.
+, Cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém.
+, Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa đến vua.
- Vị Thái y lệnh là người: hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu.
- Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua.
b. Phân tích, bình luận lời đối thoại: “Ngài đáp: Tôi có mắc tội…tôi xin chịu”.
Đây là lời đối đáp vừa khiêm nhường vừa thấm thía lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mạng của bản thân thầy thuốc.

Câu 2:
* Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh nói rõ đầu đuôi câu chuyện thì đã hết giận và ca ngợi Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ răng Trần Anh Vương là một ông vua thương dân, có lòng nhân đức.

Câu 3: Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
Người làm y hôm nay cần phải trước hết cần trau dồi kiến thức, giữ gìn và luôn luôn phải giữ lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu, không được bên trọng bên khinh, bên cứu giúp, bên thờ ơ. Ngoài ra, phải hiểu rộng, biết nhiều, tu luyện chuyên môn cho giỏi. Vì nghề y là nghề chữa bệnh cứu người.

Câu 4: So sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” với văn bản kể về Tuệ Tĩnh.
Cả 2 văn bản đều biểu dương y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội.
Tuy nhiên, so với truyện về Tuệ Tĩnh thì truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” nội dung y đức được kể cụ thể và phong phú, sâu sắc hơn.
+, Với Thái y lệnh họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ gọi vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân, còn có những chuyện trước sau còn truyện về Tuệ Tĩnh chỉ kể về cách xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời chữa bệnh.
+, Tình huống gay cấn xảy ra đối với Thái y lệnh cũng gay gắt so với Tuệ Tĩnh: vì Thái y là đụng độ với cả vua còn ở Tuệ Tĩnh mới chỉ đụng độ đến người có chức cao hơn.
+, Cuộc đụng độ trực tiếp của Thái y lệnh với vị quan trung sứ gay gắt hơn rất nhiều so với Tuệ Tĩnh và con nhà quý tộc.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1:
* Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là: giỏi trong nghề nghiệp vừa phải có tâm, có lòng nhân đức.
* Nội dung trên giống với lời thề của Hi-pô-cờ-rát: vì cả hai đều đề cao y đức, đều muốn cứu giúp, chữa trị bệnh cho mọi người và đặc biệt là người nghèo.

Câu 2:
- Cách dịch đầu tiên “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” đúng nhưng chưa đủ. Nếu thầy thuốc chỉ có lòng tốt mà không giỏi nghề thì có khi giết oan người mất.
- Cách dịch còn lại “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” chú trọng đến y đức nhưng chú trọng cả chuyên môn. Người thầy thuốc chân chính là phải giỏi chuyện môn và luôn có tấm lòng nhân ái.
⟹ Cách dịch thứ 2 chính xác, đầy đủ hơn.


3. Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ngắn 3


I. Đọc hiểu văn bản 
 
Câu 1:
Tác giả đã nói về nhân vật Thái y lệnh như sau: +Dùng chính khả năng của mình về vật chất cứu những người khó khăn; + Không tiếc thân mình, không màng danh lợi cứu người; + Không sợ mang tội với vua mà chữa bệnh cho nhân dân 
a.Thái y lệnh là người thầy thuốc có tâm, có lương y. Trong những hành động của mình, điều làm em cảm động nhất là hình ảnh Thái ý lo lắng đến thăm người bệnh trước cả đến thăm bệnh cho vua 
b.Lời nói của Thái y lệnh với quan Trung sứ cho thấy người là vị lương y cương trực, khẳng khái, không mang lợi danh mà vì cái tâm của người thầy thuốc. Lời nói có tình có lý, không ai không phục lời của ngài 
 
Câu 2:
Thái độ của Trần Anh Vương được thể hiện theo chiều thời gian. Ban đầu còn tức giận vì hành động của Thái y nhưng sau hiểu chuyện đã cảm phục tấm lòng của vị lương y 
 
Câu 3:
Qua câu chuyện có thể thấy bài học quý giá cho mọi người về lòng đức độ, hiểu đời. Bài học cho những người làm nghề y có y đức, thương dân như con mà hết lòng cứu chữa.
 
Câu 4:
Hai văn bản đều là bài học về tấm lòng y đức của người thầy thuốc
Trong chuyện về Thái y lệnh cho thấy sự gay gắt, thái độ của người thầy thuốc trước quyền uy. Truyện về Tuệ Tĩnh nhẹ nhàng hơn cho thấy ông là người dám từ chối cám dỗ của chức quyền 
 
II.Luyện tập 
 
Câu 1:
Một vị lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương là người tài giỏi, có đức, có tài 
Đó cũng chính là tư tưởng trong lời thề của Hi-po-cờ-rát ở phần đọc thêm. Ông quan niệm cần cứu người chứ không lấy của cải 
Câu 2:
Em tán thành cách dịch của nhà xuất bản: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng 
Cho thấy sự chắc chắn, nhấn mạnh vào yếu tố lương ý của người thầy thuốc
 

---------------------HẾT-----------------------

Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK. Hơn nữa, Soạn bài Ôn tập truyện dân gian là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm. Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

https://thuthuat.taimienphi.vn/thay-thuoc-gioi-cot-nhat-o-tam-long-38263n.aspx

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Suy nghĩ về nhân vật Thái y lệnh Phạm Bân trong Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Hãy kể tình huống gay cấn bộc lộ phẩm chất Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Soạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền, tập đọc
Những bài hát về ngày thầy thuốc Việt Nam
Lời chúc mừng ngày 27/2, ngày Thầy thuốc Việt Nam
Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai thay thuoc gioi cot nhat o tam long

, soan van bai thay thuoc gioi cot nhat o tam long, soan van lop 6 thay thuoc gioi cot nhat o tam long,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới