Nội dung soạn bài Bố cục trong văn bản sẽ giúp các em hệ thống ngắn gọn, dễ hiểu lí thuyết bài học; hướng dẫn cách vận dụng lí thuyết vào giải các dạng bài tập cụ thể.
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Văn bản không thể được viết một cách tùy tiện, mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, đoạn, các ý tứ thành một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
Ví dụ: Có thể so sánh các văn bản sau đây cùng viết về một nội dung:
2. Để bố cục được rành mạch và hợp lí thì:
- Nội dung từng phần, đoạn phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời, giữa các phần, đoạn lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
- Tinh tự xếp đặt các phân, đoạn phải giúp cho văn bản đạt được mục đích giao tiếp.
Ví dụ: Văn bản tự sự Cuộc chia tay của những con búp bê có bố cục rành mạch và hợp lí:
- Có ba đoạn: hai anh em chia đồ chơi; Thủy đến trường chia tay với cô giáo và bạn; hai anh em phải chia tay.
- Ba đoạn ấy lại cùng thống nhất với nhau trên câu chuyện cuộc chia tay của hai anh em.
- Trình tự xếp đặt ba đoạn khiến người đọc cảm nhận dễ dàng và thấm thía câu chuyện đau thương của hai em bé (đạt được mục đích giao tiếp).
3. Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II. LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Các em tự làm bài tập này theo những điều mình đã biết.
2. Có thể dựa vào ví dụ ở mục 2, trên đây để làm bài tập này. Phần 2 của câu hỏi, các em nên trao đổi với nhau để tìm lời giải đáp cho thỏa đáng.
3. Bài tập này cũng nên trao đổi với nhau trong nhóm để có thể có những nhận xét đúng đắn về bố cục bản báo cáo của bạn. Sau đây là một số gợi ý:
- Bố cục chưa thật rành mạch và hợp lí: các điểm (1), (2), (3) ở thân bài mới chỉ là sự kể lại việc học tốt chứ chưa phải là sự trình bày kinh nghiệm học tốt. Trong khi đó, điểm (4) lại không phải nói về học tập..
- Để bố cục được rành mạch, nên nêu lần lượt từng kinh nghiệm học tập; sau đó nói rõ nhờ các kinh nghiệm đó mà kết quả học tập đã tiến bộ như thế nào,...
- Để bố cục được hợp lí, cần sắp xếp các kinh nghiệm theo một trật tự khoa học, dễ tiếp nhận: kinh nghiệm học trên lớp, ở nhà, tham khảo tài liệu, tìm tòi sáng tạo,...
B. Bài tập bổ sung
1. Thử phân tích bố cục của văn bản Cổng trường mở ra. Theo em, bố cục của văn bản này đã rành mạch và hợp lí chưa?
2. Nếu viết một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (hoặc Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) thì em sẽ viết theo bố cục nào?
--------------------------HẾT------------------------
Trên đây là phần Soạn bài Bố cục trong văn bản bài tiếp theo các em chuẩn bị kiến thức các phần Soạn bài Mạch lạc trong văn bản và phần Soạn bài Phò giá về kinh để học tốt Ngữ Văn 7 hơn
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Soạn bài Thành ngữ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-bo-cuc-trong-van-ban-38314n.aspx