Nội dung soạn bài Mạch lạc trong văn bản bao gồm 2 phần: Phần 1 tóm tắt ngắn gọn lí thuyết bài học, phần 2 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa trang 31. Các em hãy cùng tham khảo để đạt hiệu quả cao trong quá trình học.
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Văn bản nào cũng phải có chủ đề và người viết phải viết theo chủ đề ấy. Vì vậy căn bản cần phải mạch lạc để cho cái chủ đề chung xuyên suốt tất cả các đoạn, các phần trong văn bản; có nghĩa là các đoạn, các phần trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, nhằm làm cho chủ đề trôi chảy liền mạch và gợi được nhiều hứng thú. cho người đọc (hoặc người nghe).
Có thể thấy điều đó qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê:
- Mạch văn là sự chia tay của hai anh em bất hạnh do người lớn. thiếu trách nhiệm của bố mẹ (chủ đề của truyện).
- Thử xem cái chủ đề chung ấy có xuyên suốt tất cả các đoạn, các phần trong văn bản không, và các đoạn, các phần ấy có được tiếp nối theo một trình tự hợp lí để làm cho chủ đề trôi chảy liền mạch, gợi được nhiều hứng thú cho người đọc không? Ta thấy không một bộ phận nào trong. truyện lại không liên quan đến cái nỗi niềm đau xót và cái tình cảm thương nhau tha thiết của hai em bé lúc phải chia tay nhau (các em có thể chứng minh qua 3 cảnh nối tiếp nhau: cảnh chia đồ chơi, cảnh Thủy đến trường chào cô giáo và các bạn, cảnh hai anh em phải chia tay nhau).
II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Ở bài tập này, các em cần theo dõi, đọc kĩ các phần, sau đó trao đổi với nhau để rút ra tác dụng của mạch lạc trong văn bản cũng giống như cuộn chỉ A-ri-an trong câu chuyện cổ này.
2. Tìm hiểu mạch lạc của:
a) Văn bản Mẹ tôi (các em tự tìm).
b) Một trong hai văn bản dưới đây:
Gợi ý:
- Lão nông và các con: chủ đề: "lao động là vàng". Chủ đề này xuyên suốt toàn bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten: 2 câu mở bài nêu lên chủ đề, đoạn giữa là "kho vàng chôn dưới đất" và "sức lao động của con người làm nên lúa tốt - "vàng"; đoạn kết (4 câu cuối) lại nhấn mạnh chủ đề thêm một lần nữa để khắc sâu.
- Đoạn văn của Tô Hoài: Ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn là: sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa. Ý tứ ấy đã được dẫn dắt theo một "dòng chảy" hợp lí, phù hợp với cảm nhận của người đọc: câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian (mùa đông, giữa ngày mùa) và trong không gian (làng quê). Tiếp đó, miêu tả những biểu hiện phong phú của sắc vàng. Cuối cùng là nhận xét, cảm xúc về sắc vàng đó. Một trình tự với ba phần nhất quán và rõ ràng như thế đã làm cho mạch văn thông suốt và bố cục trở nên mạch lạc.
3. Ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Vì vậy nếu thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo trên bị phân tán, không giữ được sự thống nhất, và do đó, làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.
B. Bài tập bổ sung
Hãy nhận xét, phân tích và đánh giá về sự mạch lạc của văn bản Cổng trường mở ra.
-----------------------HẾT-------------------------
Để học tốt Ngữ Văn 7 các em sẽ được hướng dẫn soạn và trả lời câu hỏi trong SGK bao gồm Soạn bài Phò giá về kinh và phần Soạn bài Từ Hán Việt để các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn lớp 7 hơn.
Hơn nữa, Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 7 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Thành ngữ để học tốt môn Ngữ Văn 7 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mach-lac-trong-van-ban-38315n.aspx