Bài viết mô tả chi tiết khái niệm IPO, hiểu đặc điểm, điều kiện để IPO tại Việt Nam, hỗ trợ người dùng nắm bắt được các thông tin cần thiết để tiến hành cổ phần hóa, phát hành trái phiếu và đưa công ty của mình lên sàn chứng khoán.
Từ lâu, IPO là khái niệm không còn xa lạ với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và những người tham gia đầu tư chứng khoán. Phổ biến là thế, tuy nhiên, có nhiều người (cá nhân, chủ doanh nghiệp muốn đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán) lại chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về khái niệm IPO, đặc điểm và điều kiện để IPO doanh nghiệp của mình.
Tìm hiểu khái niệm, điều kiện để IPO doanh nghiệp
Để giúp các bạn đọc giả hiểu rõ hơn về khái niệm IPO, các thuật ngữ liên quan đến IPO và một vài đặc điểm nổi bật của IPO , Taimienphi.vn đã biên tập bài viết :"IPO là gì?". Cùng tìm hiểu nhé.
Ipo là gì? Khái niệm, đặc điểm, điều kiện IPO Việt Nam
1. Ipo là gì?
Ipo (Initial public offering) là việc chào bán chứng khoán lần đầu của doanh nghiệp ra công chúng. Đây được xem là dấu mốc quan trọng khi một công ty muốn đưa cổ phiếu của mình lên sàn.
2. Sự giống và khác nhau của doanh nghiệp trước và sau khi IPO
- Trước khi IPO
Các công ty thường là công ty tư nhân, được thành lập, góp vốn và điều hành bởi một vài cá nhân như người sáng lập, bạn bè, người thân,... Ở giai đoạn này, chỉ một số ít doanh nghiệp được đầu tư bởi các nhà đầu tư mạo hiểm.
Lúc này, nếu muốn mua cổ phần của công ty, các bạn phải liên hệ với chủ sở hữu công ty và đề nghị góp vốn, đầu tư kinh doanh.
- Sau khi IPO
Các công ty cổ phần sẽ chuyển đổi hình thái hoạt động từ công ty tư nhân sang công ty đại chúng với số lượng nhà đầu tư lớn và số lượng trái phiếu lớn hơn. Lúc này, công ty sẽ có quy mô hoạt động rộng, lượng vốn lớn và có những quy định cụ thể trong việc phân chia lợi nhuận. Sau khi IPO, các công ty sẽ bắt đầu đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch. Bất cứ ai (cá nhân, tổ chức tài chính,...) có tiền đều có thể mua, bán cổ phiếu của công ty.
3 Doanh nghiệp được và mất gì từ IPO
- Mục đích của IPO
Với hầu hết các doanh nghiệp, quá trình IPO phát hành cổ phiếu, lên sàn chứng khoán sẽ nhằm một vài mục đích như sau:
+ Mở rộng vốn, dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn khác nhau để đầu tư, phát triển kinh doanh
+ Phát triển thương hiệu, gia tăng sự hiện diện của công ty với khách hàng, đối tác, từ đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Quá trình IPO có thể được coi là bước đệm phục vụ cho quá trình sát nhập, mua lại các công ty nhỏ của tiềm năng của các công ty, tập đoàn lớn.
- Hạn chế từ IPO
+ Để phát hành cổ phiếu ra thị trường, doanh nghiệp sẽ bị mất những khoản phí nhất định: Phí thẩm định giá trị doanh nghiệp, phí quảng bá, phí hợp thức hóa cổ phiếu,...
+ Khi IPO doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm, tài chính của doanh nghiệp sẽ được công bố công khai. Đối thủ cạnh tranh có thể dựa vào các dữ liệu này để lên kế hoạch cạnh tranh, giành thị phần với doanh nghiệp.
+ Liên tục phải chịu trách nhiệm về việc duy trì tăng trưởng. CEO, các thành viên trong ban quản trị doanh nghiệp sẽ phải tính toán, chịu trách nhiệm và bị kiểm soát nhiều hơn cho từng bước đi của doanh nghiệp ở tương lai.
+ Việc cổ phần hóa có thể làm giảm số lượng cổ phiếu của người sáng lập, điều hành. Trong một vài trường hợp, quyền kiểm soát công ty của người sáng lập sẽ bị tước đoạt và rơi vào tay của những cổ đông mới.
4. Điều kiện để IPO tại Việt Nam
Tại Việt Nam, để đưa một doanh nghiệp lên sàn chứng khoán hòi hỏi phải thỏa mãn nhiều điều kiện sau:
- Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký lớn hơn 10 tỷ
- Hoạt động kinh doanh ổn định, không được thua lỗ
- Có kế hoạch sử dụng vốn khả thi, được hội đồng quản trị đề xuất thông qua
Với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, điều kiện để IPO doanh nghiệp tại Việt Nam có phần khắt khe hơn.
- Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải chuyển đổi thành công ty cổ phần
- Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng phải có ít nhất 1 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc đề án phát triển KT - XH của các bộ, ngành, thành phố trực thuộc trung ương và được bảo lãnh phát hành bởi các tổ chức tài chính, chứng khoán. Các đợt chào bán, sử dụng vốn sau này cũng cần được kiểm soát bởi ngân hàng.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải chuyển đổi thành công ty cổ phần và phải thiết lập hồ sơ chào bán cổ phiếu thông qua sự tư vấn của các công ty chứng khoán.
5. Thủ tục IPO Việt Nam
- Đơn xin phát hành cổ phiếu
- Giấy phép thành lập công ty (bản sao)
- Đăng ký kinh doanh (bản sao)
- Vốn điều lệ công ty
- Văn kiện thông qua của hội đồng quản trị công ty về việc phát hành cổ phiếu
- Báo cáo chi tiết về hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm gần nhất.
6. Danh sách công ty IPO nổi tiếng tại Việt Nam
- Công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)
- Công ty bảo hiểm dầu khí PVI
- Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex
- Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ
- Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT
........................
Như vây, Taimienphi.vn đã giới thiệu sơ bộ về khái niệm, đặc điểm, điều kiện để IPO Việt Nam,... Nếu bạn đang nghiên cứu về quy trình, thủ tục và những lợi ích, tác hại khi IPO Việt Nam thì bài viết này của Taimienphi.vn sẽ rất hữu ích với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về nội dung bài viết, các bạn có thể để lại bình luận ở phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ipo-la-gi-53491n.aspx
Tham gia IPO, các bạn cần biết link tra cứu, xem bảng giá chứng khoán hàng ngày hàng giờ để cập nhật các thông tin mới nhất về nó, các bạn cùng theo dõi những link xem bảng giá chứng khoán tại đây.