Device Management và Mobile Device Management (MDM) là gì?

Bài viết giúp bạn nắm được các tính năng và lợi ích của Device Management trong việc giúp các tổ chức, doanh nghiệp quản lý thiết bị, bao gồm quản lý thiết bị di động (MDM) và quản lý ứng dụng di động (MAM).

Device Management cho phép các tổ chức quản trị và bảo trì các thiết bị, bao gồm máy ảo, máy tính vật lý, thiết bị di động và thiết bị IoT. Device Management là một phần quan trọng trong chiến lược bảo mật của bất kỳ tổ chức nào. Nó giúp đảm bảo rằng các thiết bị được an toàn, cập nhật và tuân thủ bộ quy tắc của tổ chức, với mục tiêu chính là bảo vệ mạng và dữ liệu của công ty khỏi bị truy cập trái phép.

Định nghĩa Device Management, phần mềm quản lý thiết bị di động  là gì?
 

1. Device Management là gì?

Device Management đảm bảo việc những thiết bị được ủy quyền mới có quyền truy cập thông tin bảo mật của các tổ chức/doanh nghiệp. Tương tự, người dùng thiết bị có thể an tâm khi truy cập dữ liệu công việc từ điện thoại. Cụ thể:

- Quản lý thiết bị hiệu quả: Device Management cung cấp một bộ công cụ để quản lý các thiết bị, bao gồm khả năng triển khai và cập nhật phần mềm, cấu hình thiết lập, tuân thủ các quy tắc và theo dõi dữ liệu cũng như tạo báo cáo.

- Quản lý cả thiết bị ảo và vật lý: Device Management cho phép quản lý cả thiết bị ảo và vật lý, bất kể chúng được đặt ở vị trí nào.

- Hỗ trợ nhiều hệ điều hành: Device Management hỗ trợ quản lý các thiết bị chạy các hệ điều hành phổ biến như Windows, macOS, iOS/iPadOS và Android.

- Tự động hóa việc quản lý và tuân thủ quy tắc: Device Management cho phép tự động hóa việc quản lý và thực hiện các chính sách cho các ứng dụng, tính năng của thiết bị, bảo mật và nguyên tắc chung.

- Một điểm quản lý thiết bị: Device Management cung cấp một điểm duy nhất để quản lý các thiết bị, bao gồm khả năng quản lý từ một bảng điều khiển trung tâm.

- Bảo mật và bảo vệ dữ liệu: Device Management đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu trên các thiết bị và bao gồm các biện pháp để ngăn chặn truy cập trái phép.
 

2. Mobile Device Management là gì?

Mobile Device Management hay MDM (quản lý thiết bị di động) là một ứng dụng phần mềm sử dụng để quản lý các thiết bị đầu cuối, bao gồm máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng, và các thiết bị khác trong doanh nghiệp.

MDM bao gồm việc lưu trữ thông tin quan trọng về các thiết bị di động, quyết định ứng dụng nào được phép cài đặt trên thiết bị, theo dõi vị trí của thiết bị, và cung cấp các biện pháp bảo vệ nếu thiết bị bị mất hoặc đánh cắp. Các tổ chức thường sử dụng phần mềm quản lý thiết bị di động từ bên thứ ba để thực hiện việc này. Mobile Device Management cung cấp nhiều lợi ích, bao gồm:

- Dễ dàng triển khai: MDM có thể triển khai tại chỗ hoặc trong môi trường đám mây riêng hoặc công cộng, doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn phương thức triển khai phù hợp.

- Tích hợp hiệu quả: Giải pháp MDM có thể tích hợp tốt với các công cụ khác như hệ thống quản lý yêu cầu hỗ trợ, phát triển ứng dụng, hoặc các giải pháp khác trong tổ chức.

- Quản lý nhiều loại thiết bị: MDM hỗ trợ quản lý đa dạng loại hệ điều hành bao gồm iOS, Android, Windows, macOS, tvOS, Chrome OS và nhiều loại thiết bị khác nhau như máy tính bảng, máy tính xách tay, điện thoại thông minh.
 

3. Phân biệt Device management và Device manager

3.1 Device Management (Quản lý thiết bị)

Device management: Là một thuật ngữ rộng hơn, ám chỉ việc quản lý và kiểm soát các thiết bị trong một mạng (network) hoặc hệ thống. Bao gồm các hoạt động như triển khai và cập nhật phần mềm, quản lý chính sách bảo mật, theo dõi và báo cáo về hoạt động của thiết bị, ... trong một tổ chức hoặc mạng.

Device management thường được thực hiện bằng sử dụng các công cụ và giải pháp phần mềm đặc biệt được thiết kế để quản lý thiết bị, như Microsoft Intune, VMware AirWatch, hoặc các hệ thống quản lý thiết bị di động (MDM).

3.2 Device Manager (Trình quản lý thiết bị)

Device Manager: Là một thành phần của hệ điều hành máy tính, ví dụ: Microsoft Windows. Device Manager cho phép người dùng xem và quản lý các thiết bị phần cứng trên máy tính, bao gồm việc xem thông tin về các thiết bị đã kết nối, cài đặt hoặc cập nhật các trình điều khiển thiết bị, kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị như card đồ họa, card âm thanh, hoặc máy in...

https://thuthuat.taimienphi.vn/windows-device-manager-la-gi-4712n.aspx
Sau khi tham khảo những giới thiệu cơ bản về Device Management phía trên, có lẽ bạn đã nắm được chính xác về định nghĩa của thuật ngữ này rồi phải không nào! Ngoài ra hãy tham khảo Chữa lỗi USB device not recognized nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay ho về công nghệ nhé!

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 22 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cách sửa lỗi Bluetooth peripheral device driver not found trên Windows 10, 8, 7
Cách sửa lỗi "USB device not recognized" trên Windows 10/ 8/ 7
Cách chẩn đoán lỗi USB Device Not Recognized trên máy tính
Cách sửa lỗi This device cannot use a Trusted Platform Module
Sửa lỗi "Found new hardware, USB Mass Storage Device" của USB
Từ khoá liên quan:

device management la gi

, Mobile device management, Device Management iPhone,

SOFT LIÊN QUAN
  • Windows Phone Device Manager

    Đồng bộ hóa file và folder cho Windows Mobile

    Windows Phone Device Manager là một công cụ hỗ trợ quản lý hiếm có cho dòng điện thoại dùng hệ điều hành Windows, với khả năng đồng bộ hóa dữ liệu mạnh mẽ và chuyên sâu , phần mềm này đã khiến những người đam mê về công ...

Tin Mới