Khi cài đặt máy in, đôi khi bạn sẽ gặp thông báo lỗi Windows cannot connect to the printer trên màn hình. Để khắc phục sự cố lỗi máy in này, bạn hãy tham khảo bài viết hướng dẫn sửa lỗi Windows cannot connect to the printer dưới đây của Tải Miễn Phí, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.
Lỗi "Windows cannot connect to the printer" chủ yếu xảy ra trên Windows 7. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi, có thể là do Driver máy in, ... khiến máy tính không thể kết nối tới máy in . Tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu cách sửa lỗi "Windows cannot connect to the printer".
Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi Windows cannot connect to the printer
Lỗi Windows cannot connect to the printer là gì?
Lỗi "Windows cannot connect to the printer" thường xảy ra thường kèm theo mã lỗi 0x0000007e, 0x00000002 hay 0x0000007a, khi hệ thống không thể thiết lập kết nối với máy in. Nguyên nhân có thể bao gồm driver máy in không tương thích, máy in không được chia sẻ đúng cách trên mạng, hoặc dịch vụ Print Spooler không hoạt động.
Mã lỗi 0x0000007e - Lỗi windows cannot connect to the printer
Mã lỗi 0x00000002 - Lỗi windows cannot connect to the printer
Mã lỗi 0x0000007a- Lỗi windows cannot connect to the printer
Hướng dẫn sửa lỗi Windows cannot connect to the printer
Dưới đây là một số cách sủa lỗi Windows cannot connect to the printer mà bạn có thể tham khảo
1. Cách 1: Khởi chạy lại service Print Spooler
Bước 1: Nhấn Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.
Bước 2: Nhập services.msc vào đó rồi nhấn Enter hoặc click chọn OK.
Bước 3: Trên cửa sổ Service, tại khung Name tìm và kích đúp chuột vào service Print Spooler.
Bước 4: Trên cửa sổ tiếp theo, trong mục Service Status, click chọn nút Stop.
Bước 5: Tiếp theo click chọn nút Start để khởi chạy lại dịch vụ.
Bước 6: Cuối cùng click chọn OK và thêm lại máy in lần nữa xem lỗi còn xảy ra hay không.
- Nếu lỗi vẫn còn, tham khảo tiếp một số cách sửa lỗi tiếp theo dưới đây.
2. Cách 2: Tạo cổng Local mới
Thực hiện theo các bước dưới đây để tạo cổng Local mới và sửa lỗi "Windows cannot connect to the printer":
Bước 1: Mở Control Panel.
Bước 2: Tại mục View by thiết lập là Large icons, tiếp theo tìm và click chọn Devices and Printers.
Bước 3: Click chọn Add a printer nằm góc trên cùng cửa sổ. Lưu ý, bạn sẽ phải đăng nhập máy tính dưới quyền Admin.
Bước 4: Chọn Add a network, wireless or Bluetooth printer.
Bước 5: Chọn Create a new port, mục Type of port bạn thiết lập là Local Port rồi click chọn Next.
Bước 6: Nhập tên cổng vào khung, tên cổng là địa chỉ máy in, sau đó click chọn OK.
Bước 7: Chọn kiểu máy in rồi click chọn Next.
Bước 8: Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất việc thêm máy in và kiểm tra xem lỗi Windows cannot connect to the printer còn hay không.
3. Cách 3: Xóa driver máy in
Đôi khi nguyên nhân gây ra lỗi có thể là do máy in. Thử xóa driver máy in và cài đặt lại xem lỗi còn hay không.
Bước 1: Mở cửa sổ lệnh Run bằng cách nhấn Windows + R.
Bước 2: Nhập printmanagement.msc vào đó rồi nhấn Enter hoặc click chọn OK.
Bước 3: Ở khung bên trái, tìm và click chọn All Drivers.
Bước 4: Ở khung bên phải, tìm và kích chuột phải vào driver máy in chọn Delete.
Thực hiện các bước tương tự để xóa các driver máy in khác.
Bước 5: Cuối cùng tải lại driver máy in và kiểm tra xem lỗi Windows cannot connect to the printer còn hay không.
- Nếu bạn đang sử dụng máy in Canon LBP 2900 thì có thể tải Drivier Canon 2900 tại đây. Sau đó tiến hành cài Driver Canon 2900 trên máy tính của mình.
4. Cách 4: Sao chép "mscms.dll" bằng tay
Bước 1: Mở C:\Windows\system32 và tìm file có tên "mscms.dll".
Bước 2: Sao chép file vào đường dẫn dưới đây:
C:\windows\system32\spool\drivers\x64\3\ if you are using 64-bit windows
C:\windows\system32\spool\drivers\w32x86\3\ if you are using 32-bit windows
Bước 3: Thử kết nối với máy in và kiểm tra xem lỗi còn hay không.
5. Cách 5: Xóa Subkey
Cảnh báo: Việc chỉnh sửa key Registry không đúng cách có thể gây ra các sự cố hệ thống nghiêm trọng, vì vậy bạn nên thực hiện bước sao lưu registry trước khi bắt đầu.
Bước 1: Dừng service Print Spooler.
Bước 2:Mở cửa sổ Run bằng cách nhấn Windows + R.
Bước 3: Nhập regedit vào đó rồi nhấn Enter.
Bước 4: Trên cửa sổ tiếp theo điều hướng theo đường dẫn dưới đây:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\Print\Providers\Client Side Rendering Print Provider
Tìm và kích chuột phải vào Client Side Rendering Print Provider, chọn Delete.
Bước 5: Khởi chạy lại service Print Spooler.
Bước 6: Khởi động lại máy tính và thêm máy in lại xem lỗi còn hay không.
https://thuthuat.taimienphi.vn/huong-dan-cach-sua-loi-windows-cannot-connect-to-the-printer-57443n.aspx
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách sửa lỗi "Windows cannot connect to the printer". Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp như cách sửa lỗi máy in không nhận lệnh in trên máy tính, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.