Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

Với các nội dung dàn ý, bài văn mẫu trong Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học dưới đây các em sẽ được bổ sung thêm kiến thức để viết các bài văn nghị luận văn học tốt hơn. Hãy chú ý theo dõi để nâng cao kỹ năng tập làm văn cũng như đạt kết quả học môn Ngữ Văn lớp 11 thật tốt nhé.

SOẠN BÀI VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ HAI: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1. Đề 1: Ghét và Thương xưa nay vốn được xem như là hai cực đối lập trong tình cảm của con người. Vậy vì sao nhân vật ông Quán lại nói “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”? Anh (chị) suy nghĩ gì về lẽ ghét thương này?
Gợi ý làm bài
- Ông Quán không hề nhập nhằng khi bàn về những điều mình thương và ghét. Kết cấu của đoạn thơ phần nào cũng cho chúng ta thấy rõ điều ấy. Sau lời
khái quát Vì chưng ghét cũng là hay thương là những cặp câu mở đầu bằng | “ghét” sau đó là nói về chuyện “thương”, để rồi kết đoạn “nửa phần lại ghét,
nứa phần lại thương”. Ghét cũng đến điều mà thương cũng đến độ: “ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”, “thương là thương...”
- Cơ sở của “lẽ ghét thương” xuất phát từ cái gốc rất sâu trong tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ nhân dân để phẩm bình lịch sử. Vì dân nên căm ghét đến độ tương bầm gan tím ruột, đến mức căm thù ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm). Vì dân nên thương những bậc tài năng đức độ tha thiết phụng sự cho đất nước mà rốt cuộc đều bị uổng phí tài năng. Tình yêu thương con người, tình yêu nhân dân đã trở thành thước đo để bình xét, đánh giá và bộc lộ cảm xúc.
- Mối quan hệ khăng khít của hai mặt tình cảm ghét - thương trong trái tim Đồ Chiểu: Hay ghét không phải vì những nỗi niềm riêng tư cá nhân trước cuộc đời. Hay ghét không phải vì không tha thiết lòng thương. Lí giải cho căn nguyên, gốc rễ của tất cả những căm ghét sôi trào là tấm lòng trĩu nặng với cuộc đời: Vì chung hay ghét cũng là hay thương. Ghét chỉ là một biểu hiện khác của tình yêu
thương mà thôi (Có lẽ vì thế mà số lượng các câu thơ nói về thương cũng vượt | trội so với ghét).
- Cứ mỗi lí do ghét là có một câu nói về nỗi khổ của nhân dân: để dân sa hầm sấy hang, để dân lầm than muôn phần, để dân nhọc nhằn, làm rối dân.
- Các vị vua chúa đáng ghét là những vị vua chỉ lo ăn chơi, hoang đâm VÔ độ, lo tranh quyền, đoạt vị mà chẳng nghĩ gì về đời sống khốn khổ, nhọc nhằn, lầm than, cay đắng của nhân dân.
- Nói về lẽ thương, ông Quán hướng đến những con người cụ thể: đó là đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đồng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc. Đó là những con người có tài, có đức, và nhất là họ đều có chí hướng hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt được sở nguyện của mình và xã hội phong kiến không chấp nhận họ.
- Nguyễn Đình Chiểu đã từng ôm ấp hoài bão là hành đạo giúp đời, nhưng cuộc đời nhà thơ lại gặp nhiều bất hạnh, hơn nữa thời đại của ông không cho phép ông thực hiện ước mơ của chính mình. Cho nên trong niềm thương
mình. những bậc hiền tài trên có một phần Nguyễn Đình Chiểu tự thương cho chính
- Trong một đoạn thơ 32 câu tác giả đã liên tiếp sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét, thương. 12 lần các nhân vật nhắc đến ghét. Lại chừng ấy lần tha thiết với thương. Thương và ghét được đặt đăng đối, sóng đôi trong nhiều câu: hay ghét - chẽ, mạch lạc cho đoạn thơ. hay thương, thích say mê của nhân dân miền Nam với sáng tác Đồ Chiểu. Lối dieu dat tu tung
điệp, tăng tiến còn cho thấy sự mãnh liệt của cường độ cảm xúc. Ghét đen tăm giận và yêu thương đến độ nồng nhiệt. Chúng ta có thể thấy điều này ngay trong một câu thơ: Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm. Tác giả Nguyễn Quốc Tuý đã bình: “Từ cái ghét có vị cay, sang cái ghét có vị đắng, đến cái ghét có độ sâu của lòng người: “ghét vào tận tâm”. Với cách diễn đạt tăng cấp này, Nguyên Đình Chiểu cho bạn đọc biết cái ghét của ông Quán đã đổi gam, đổi chất, cái gọi là ghét của ông Quán thực ra là lòng căm thù”.

Ngoài Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học, để học tốt Ngữ Văn lớp 11 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả cũng như Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác phẩm nằm trong phần soạn bài SGK Ngữ Văn lớp 11

2. Đề 2: Hình ảnh thực và ý nghĩa biểu tượng về con người đi trên bãi cát trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát?
Gợi ý làm bài .
- Cao Bá Quát là nhà Nho có tinh thần yêu nước, có khí phách hiên ngang, không chịu bó buộc vào những nếp sống cũ mòn, Vô nghĩa, không chịu chạy | theo danh lợi để đánh mất đi những giá trị cao đẹp của đạo làm người.
- Tinh thần đó kết tinh đầy đủ trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát. a) Hình ảnh thực
- Cao Bá Quát đã nhiều lần đi Huế để thi Hội. Hành trình từ Hà Nội vào Huế, qua nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng | Trị, là những vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Hình ảnh những bãi cát dài ven biển miền Trung, cũng như sóng biển và núi, là những hình ảnh thực, được tác giả đưa vào bài thơ.
- Vùng này có những dải đất hẹp, một bên núi, một bên biển, du khách có thể cùng một lúc nhìn thấy cả hai, vì thế trong bài thơ, những hình ảnh như Bãi cát lại bãi cát dài, Trèo non, lội suối, giận khôn với... là những hình ảnh thực.
b) Hình ảnh biểu tượng
- Hình ảnh con đường nằm trên một bãi cát dài rộng lớn, mù mịt, rất khó xác định rõ phương hướng. Đó là hình ảnh con đường của cuộc đời xa xôi, mù
mit, Muốn tìm được chân lí, ý nghĩa của cuộc sống cần vượt qua vô vàn gian lao, thử thách.
- Hình ảnh con người đi trên bãi cát dài là hình ảnh của một con người đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt. Mượn hình ảnh con người như bị sa lầy trong bãi cát mênh mông, phải chăng Cao Bá Quát muốn phê phán sự trì trệ, nặng nề trong xã hội bấy giờ.
- Hình ảnh bãi cát hiện lên trong bài thơ là một sáng tạo độc đáo của Cao Bá Quát, bởi lẽ đó là hình ảnh đi ra từ cuộc đời thực, không vay mượn. Trong văn học trung đại Việt Nam hiếm có hình ảnh con người cô độc trong hành trình trình đi tìm chân lí như được diễn tả trong bài thơ này.
- Qua đó cái tôi, nhân cách Cao Bá Quát hiện lên: + Khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường. + Nhận ra con đường mà ông đang dấn thân vào chỉ là vô ích.
+ Nhận ra sự cô độc trong cõi lòng mình.
– Kết thúc bài thơ là một câu hỏi đầy ngụ ý: Sao mình anh còn trơ trên bãi cát? Cao Bá Quát băn khoăn, trăn trở, có nên tiếp tục sống như thế hay đi tìm
một lối khác? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi, phủ trùm lên cả bãi cát dài.
- Bài thơ được sáng tác theo thể hành, thể thơ có tính chất tự do, không gò bó về niêm luật, câu chữ,... Cao Bá Quát sử dụng thành công đặc trưng này của thể thơ để bày tỏ niềm trăn trở, những xúc cảm, suy tư của mình về cuộc đời và lẽ sống..
– Nhịp điệu thơ diễn tả được sự trắc trở của đường đời, diễn tả được cá tính hùng tráng, ngang tàng, khí tiết của thi nhân trước sự suy tàn của xã hội phong kiến đương thời.
– Bài thơ cho thấy sự trăn trở về lẽ sống của một nhân cách lớn.
- Bên cạnh đó tác phẩm còn bộc lộ tài năng thi ca bậc thầy của Cao Bá Quát trong việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ, sử dụng lối thơ phóng khoáng để thể hiện suy nghĩ, chí hướng của một con người nhân trí dũng vẹn toàn.
3. Đề 3: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) khi đọc bài thơ Vịnh khoa thi Hương Gợi ý làm bài
- Vịnh khoa thi Hương là một trong những bài thơ về đề tài thi cử, một đề tài xuất hiện khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương.
- Với mảng đề tài này, Trần Tế Xương bộc lộ rất rõ thái độ, mỉa mai, phần uất đối với chế độ thi cử đương thời.
- Hai câu đầu mang tính chất tự sự, kể lại khoa thi năm Đinh Dậu, bề ngoài thông điệp gởi đến có vẻ bình thường. Theo thông lệ đã có từ trước, cứ ba năm nhà nước phong kiến mở một khoa thi.
- Tuy nhiên, tính chất không bình thường đã bộc lộ rõ ngay trong cách tổ chức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà..
- Trước đây, trường Nam (Nam Định) và trường Hà (Hà Nội) đều thi riêng. Đã có sự xáo trộn, mặc dù không nói rõ những người đọc vẫn biết ngay rằng, Pháp xâm lược, các sĩ tử Hà Nội phải về Nam Định để ứng thí..
- Từ “lẫn” trong câu thơ thứ hai được dùng khá đắc địa. Nó dự báo một sự lẫn lộn tùng phèo, một sự pha trộn, ô hợp, bát nháo của khoa thi.
a. Hình ảnh sĩ tử và quan trường.
- Hình ảnh sĩ tử hiện lên không hề mang dáng dấp thư sinh. Biện pháp đảo đám đông sĩ tử đến trường thi bấy giờ. ngữ “lôi thôi sĩ tử” đã nhấn mạnh vào sự luộm thuộm, lôi thôi, nhếch nhác của
- Hình ảnh ấy cho thấy sự sa sút nghiêm trọng về một hoạt động vốn rất ư hệ trọng đến tương lai của quốc gia dân tộc là lựa chọn nhân tài. nghe không rõ.
- Hình ảnh quan trường xuất hiện với dáng vẻ ra oai, nạt nộ. Từ “ậm oẹ 50 biểu đạt âm thanh của tiếng nói to nhưng lại bị cản trong cổ họng nên trầm và
- Cái oai rởm của các vị quan trường đã được thể hiện qua nụ cười châm biếm sâu cay của tác giả. Âm thanh “âm 0ẹ” thét loa của quan trường thi càng làm tăng sự huyên náo, lộn xộn của cảnh trường thi khoa Đinh Dậu.
b. Hình ảnh quan sứ, bà đầm
- Hình ảnh quan sứ và bà đầm xuất hiện trong cảnh đón tiếp rất linh đình, náo nhiệt: Lọng cắm rợp trời.
– Bà đầm thì diêm dúa trong váy lê quết đất.
- Sự xuất hiện của hai loại nhân vật trên giống như một màn trình diễn, phô trương về hình thức. Và chính sự xuất hiện đó càng làm tăng thêm sự nhộn | nháo, ô hợp của cảnh trường thi.
- Nghệ thuật đối ở hai câu luận được tác giả vận dụng hết sức đắc địa. Tú Xương đã đem “cờ” che đầu quân chánh sứ đối với “váy” của bà đầm. Cách thể | hiện ấy tạo nên sức mạnh đả kích dữ dội, quyết liệt, sâu cay.
- Tú Xương đã hạ nhục bọn thực dân xâm lược một cách thú vị, hả hê. c. Tâm trạng, thái độ của tác giả
– Bài thơ bộc lộ tâm trạng ngao ngán của tác giả trước cách tượng khôi hài, | bi đát của trường thi của một quốc gia nô lệ.
- Thái độ của tác giả là đả kích sự lố lăng đó, mỉa mai những kẻ đại diện cho chính quyền thực dân.
d. Lời nhắn gọi của Tú Xương
- Sau khi vẽ lên cảnh bị đát của khoa thi Hương, tác giả kêu gọi nhân tài của đất nước nhìn rõ cảnh ngộ đó.
- Lời kêu gọi nhận thức này đồng nghĩa với việc người dân mất nước phải ý thức đợọc mối nhục lớn mà thực dân gây ra.
- Gián tiếp kêu gọi mọi người đứng lên rửa sạch cảnh nhục nhã đó.
4. Đề 4: Nhân cách nhà Nho chân chính trong bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Gợi ý làm bài
- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) xuất thân trong một gia đình nhà Nho, có tinh thần học tập cần cù, say mê. Mặc dù con đường thi cử lận đận, ông vẫn quyết tâm theo đuổi, mãi đến năm 1819 ông đậu Giải nguyên,
- Nguyễn Công Trứ là người có nhiều tài, ông để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử, trong giai thoại như tài quân sự, tài tổ chức công việc, tài văn chương.
- Nguyễn Công Trứ là người có công đầu khẳng định vị trí của thể loại hát nói. Thể loại văn học này cùng với các đặc điểm khác của nó là phương tiện nghệ thuật đắc địa nhất để Nguyễn Công Trứ thể hiện tính cách đa tình, ngang tàng phóng khoáng của mình.
- Thơ văn Nguyễn Công Trứ góp phần khẳng định chân dung một con người luôn chủ động tích cực khẳng định cá nhân và tự do, nghĩa là vượt phận một cách có ý thức, điều này trái ngược với tư tưởng an mệnh thụ động của Nho giáo.
- Nguyễn Công Trứ bộc bạch một cách mạnh mẽ nỚC Vộng làm nên một nghiệp lẫy lừng, cùng với nó là ý thức khẳng định công danh, ý thức về phân cá nhân trong xã hội.
- Bài ca ngất ngưởng là tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Công Trứ, được viết vào sao năm 1848, đó là thời gian sau khi ông cáo quan về hưu..
- Tác phẩm được sáng tác theo thể loại hát nói. Đây là thể loại tổng giữa ca nhạc và thơ. Ngôn từ và cảm xúc có tính chất tự do phóng khoáng hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
- Từ ngất ngưởng vốn diễn tả về một trạng thái không vững, ở chỗ cheo leo. dễ đổ, dễ rơi. Đây là lớp nghĩa thông thường. Ngất ngưởng trong bài thơ đã được Nguyễn Công Trứ chuyển nghĩa rất độc đáo, đa dạng theo từng trường hợp sử dụng.
a. Hàm nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng .
- Có nghĩa là sự ngất ngưởng khi Nguyễn Công Trứ đã bước vào hoạn lộ. Ông cho rằng làm nên sự ngất ngưởng lúc này là do cái tài và cái chí.
– Nguyễn Công Trứ là một nhà nho dấn thân, ông lập chí ở việc “kinh bang tế thế”. Nguyễn Công Trứ cho rằng mọi việc trong thiên hạ là phận sự của kẻ làm trai. Trong ngót 28 năm làm quan, Nguyễn Công Trứ đã chứng minh được tài thao lược của mình.
- Vì thế ngất ngưởng là một từ tự khen, thể hiện sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và cả phong cách cá nhân của mình.
b. Hàm nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
- Là một bậc đại quan, sự kiện cởi mũ áo nghỉ quan là một việc hết sức hệ trọng, nhưng với Nguyễn Công Trứ thì chuyện đó cũng chẳng làm ông bận tâm. Ông giã từ chốn quan trường không chút lưu luyến. .
- Về với đời thường Nguyễn Công Trứ vẫn ngất ngưởng theo cách riêng của mình. Ông đã làm một việc ngược đời, giữa kinh thành đầy võng lọng, ngựa Xe ông ngất ngưởng trên lưng một con bò vàng nghênh ngang, đủng đỉnh.
- Vì thế ngất ngưởng ở đây chính là sự trêu ngươi, thách thức cả cho kì là việc thể hiện cái tôi độc đáo của riêng mình. ngất ngưởng
c. Hàm nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh Bụt cũng nực cư bụi trần,
- Cuộc sống thi nhân đã vượt qua mọi thị phi, khen chê ở đời, không vướng bụi trần.
- Được mất, thành bại,… lúc này đều không tác động đến nhà thơ: không Tiên, không vướng tục”.
- Cách sống tiêu diêu thoát tục vượt lên trên cả các tôn giáo: “Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.
d. Hàm nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh Trong triều ai ngất ngưỡng như ông
- Đạo và đời đã được kết hợp trọn vẹn ở con người Nguyễn Công Trứ.
- Sự khẳng định của nhà thơ cuối cùng cũng kết lại ở giá trị trần thế, sự ngất ngưởng của cái tôi thi sĩ tài hoa là đỉnh cao ngất ngưởng “trong triều”, không ai có được cốt cách sống hào hoa ấy như Nguyễn Công Trứ.
e. Bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ - Một nhà Nho lãng mạn đầy khí tiết. - Một nghệ sĩ lớn đầy hùng tâm, tráng chí.
- Một cái tôi ngông đáng yêu, cái tôi vượt lên mọi thăng trầm của cuộc đời, cái tôi nếm trải mọi vinh quang và cay đắng của cuộc đời nhưng không bao giờ chùn bước, vẫn khát vọng sống mãnh liệt và hiến dâng.
5. Đề 5: Phân tích hình ảnh bóng tối và ánh sáng trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Gợi ý làm bài.
- Phố huyện không hằn rõ nét trong âm thanh hay mùi vị mà tập trung nhiều vào màu sắc với hai gam màu nổi trội: sáng, tối. Chúng luôn được kiến tạo theo lối tương phản đối xứng. ở không gian rộng, ta có buổi chiều – ánh sáng bắt đầu từ “tiếng trống đến chỗ hình bóng cụ Thi điện chìm vào bóng tối
phía làng: Thạch Lam sử dụng 1195 chữ trên tổng số 2739 chữ của tác phẩm. Phần còn lại [1544 chữ], nhỉnh hơn 349 chữ, được dành cho đêm – bóng tối: bắt đầu từ “trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoáng qua gió mát”, đến hết truyện khi Liên chìm vào giấc ngủ của không gian “tĩnh mạch và đầy bóng tối”.
-Chiếu theo sự chênh lệch về độ dài miêu tả của ban ngày và đêm tối, cũng nh, hình ảnh kết thúc truyện là bóng tối, mà đại đa số các nhận định về Hai đứa trẻ đều xem tác phẩm khai thác cảnh nghèo nàn, bế tắc đến trợ mòn của cuộc sống con người nơi phố huyện. Quan điểm mang tính xã hội học này hoàn toàn phù hợp với hiện thực Việt Nam vào những năm 1930 – 1945 và cũng rất phù hợp với nội dung truyện. Song theo chúng tôi dụng ý của Thạch Lam không nghiêng về phần thực trạng cơ hàn mà ông dùng thực trạng cơ hàn như nền tảng để phóng con tàu nhân sinh lên vũ trụ của những ước mơ, của những khao khát về một thực tại sáng sủa, ấm áp tình người. Nên ấn tượng chủ đạo của phố huyện không phải là bóng tối mà chính là ánh sáng, ánh sáng giăng khắp mọi nơi. Dẫu cho sự sống chỉ quy tụ lại quanh “ngọn đèn con” của chị Tí, thì tác giả vẫn khẳng định (tuy đượm nôi man mát buồn của chủ nghĩa lãng
man) qua lời tư vấn: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
Thật kì lạ, trọng tâm truyện dường như dồn hết sang phần đêm tối, song cũng chính bóng tối đó lại làm nên cho ánh sáng xuất hiện. Sáng và tối luôn đi liền kề bên nhau. Nếu ở câu trên miêu tả “Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và
những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, thì ngay lập tức câu dưới:
Dãy tre làng trước mặt đen lại”. Đỏ rực tương phản với đen. Cứ thế hai sắc màu, hai không gian này cứ luân phiên nhau đến tận cùng tác phẩm. Song số lượng từ ngữ miêu tả hoặc biểu thị ánh sáng thì luôn chiếm ưu thế, so với bóng tối. Chúng tôi thống kê được 52 cụm từ hoặc từ chỉ ánh sáng [bao gồm các từ trực tiếp chỉ ánh sáng như: đỏ, hồng, lấp lánh,... và các từ chi vật phát sáng: đèn, vì sao, đom đóm,...) so với 26 từ chỉ bóng tối bao gồm: đêm tối, khuya,
sẫm đen,...).
- Hai màu cơ bản này, tuy được đặt trong thế tương phản song chúng gần như không bao giờ là sắc màu cực đại, được đặc tả đến cùng tận của sự sáng hoặc sự tối mà thường xuyên là những gam màu nhẹ, trung tính. Toàn truyện, chỉ có một lần Thạch Lam tập trung khắc hoạ đêm tối: “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Song ngay cả khi mật độ từ ngữ chỉ bóng đêm xuất hiện dày đặc như thế thì nó vẫn không hề phát huy hết tính bị của hình tượng bởi ngay lập tức tiếp đó, tác giả đã thắp sáng vùng tăm tối, cũng vẫn là lối nói giảm: “Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát, trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ; thưa thớt từng hột sáng lọt qua phân núa".
- Đành rằng, nhìn ở góc độ hiện thực, đây là những người nghèo (tiểu thương, bán tiểu thương: chị Tí vừa mò cua bắt tép vừa bán hàng nước) cần mẫn làm lụng kiếm ăn. Song nếu xét theo nghĩa hình tượng, nghĩa bóng thì những ngọn đèn nhỏ nhoi của họ cố chụm nhau lại, trong nỗ lực thắp sáng bóng tối nghèo khổ của cuộc đời.
- Khác với bóng tối, Thạch Lam ba lần đặc tả ánh sáng nơi phố huyện: ánh sáng “đỏ rực” của trời chiều, ánh sáng trong kí ức Liên về Hà Nội “một vùng chiếu ánh cả xuống đường”. sáng rực và lấp lánh”, và ánh sáng của đoàn tàu với các toa “đèn sáng trưng,
– Ba lần đặc tả ánh sáng là ba lần tác giả ngầm ẩn dụ, so sánh cuộc sống ở hiện tại với quá khứ và tương lai của con người.
- Thực tại thì rõ ràng chẳng hạnh phúc gì bởi cái sắc chiều đỏ rực kia sớm chìm vào bóng đêm tĩnh mịch, hiu quạnh. Chọn thời khắc vào buổi chiều, Thạch Lam không những mang chất thơ buồn vào trang văn mà còn mang cá hạnh tột cùng của phố huyện lên trang sách. cuộc sống tẻ nhạt vật vờ của những mảnh đời nghèo nhưng chưa đến mức bất hạnh tột cùng của phố huyện lên trang sách.

Tìm hiểu nội dung Soạn bài Tự tình là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Ngoài ra, Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-lam-van-so-2-nghi-luan-van-hoc-38479n.aspx

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Soan bai Viet bai lam van so 2 Nghi luan van hoc

, soan bai tap lam van so 2 lop 11,

Tin Mới