Tóm tắt Chữ người tử tù

Dưới đây là tổng hợp những bài tóm tắt Chữ người tử tù hay và đầy đủ ý nhất. Các em học sinh cùng tham khảo để có thể hiểu bài học, từ đó giúp làm các bài văn về tác phẩm này dễ dàng, đúng ý.
Mục Lục bài viết:
1. Bài tóm tắt số 1
2. Bài tóm tắt số 2
3. Bài tóm tắt số 3
4. Bài tóm tắt số 4
5. Bài tóm tắt số 5
6. Bài tóm tắt số 6
7. Bài tóm tắt số 7
8. Bài tóm tắt số 8
9. Bài tóm tắt số 9
10. Bài tóm tắt số 10

tom tat truyen chu nguoi tu tu

Tóm tắt Chữ người tử tù
 

1. Tóm tắt Chữ người tử tù, mẫu số 1 (Chuẩn):

"Chữ người tử tù" là tác phẩm xoay quanh câu chuyện của Huấn Cao và Viên Quản Ngục trong những ngày cuối tại nhà giam.

Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa với tài viết chữ rất đẹp. Ngoài ra, ông còn có tài bẻ khóa và vượt ngục. Do chống lại triều đình phong kiến mà Huấn Cao bị bắt giam. Ông được hiện lên gián tiếp thông qua lời nói của Viên quản ngục với Thầy thơ lại với sự ngưỡng mộ về tài năng của ông. Suốt nửa tháng bị bắt giam tại nhà lao Viên quản ngục luôn đối xử tốt với Huấn Cao, nhưng trái lại Huấn Cao lại giữ thái độ lạnh lùng, coi khinh Viên quản ngục. Viên quản ngục không lấy làm oán thù thái độ khinh bạc của Huấn Cao, ông chỉ mong mỏi một điều rằng một ngày gần nhất ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết và ông sẽ nhờ Huấn Cao viết cho mấy chữ trên tấm lụa vuông trắng đã mua sẵn. Thế là ông mãn nguyện rồi, có chữ ông Huấn mà treo là một vật báu trên đời. Sau khi biết được ý nguyện của Viên quản ngục, trong ngày cuối tại nhà giam một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã diễn ra. Giữa chốn ngục tù tăm tối, đầy ẩm mốc ba cái đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh, Viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên tấm lụa, thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thật là một cảnh tượng hiếm có trên đời. Sau khi cho chữ Viên quản ngục xong, Huấn Cao còn đưa ra lời khuyên, khuyên Viên quản ngục nên thay chỗ ở, tìm về quê ở rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi. Viên quản ngục cảm động, vái tạ Huấn Cao.


2. Tóm tắt truyện Chữ người tử tù, mẫu số 2 (Chuẩn):

Huấn Cao là người tử tù đang bị áp giải về kinh chịu án chém, trên đường về kinh, Huấn Cao đã vào nhà giam do viên quản ngục quản lí. Trái ngược với thái độ hống hách của những quản ngục ở những nhà giam trước đó, viên quản ngục ngưỡng mộ tài năng và chữ viết của Huấn Cao. Trong thời gian Huấn Cao ở đây, viên quản ngục đã tiếp đãi chu đáo, đổi lại là thái độ lạnh lùng, coi thường của Huấn Cao. Trong đêm trước khi lên đường về kinh, Huấn Cao đã nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã đồng ý tặng chữ cho viên quản ngục ngay trong nhà lao u tối, quả là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.


3. Tóm tắt Chữ người tử tù, mẫu số 3 (Chuẩn):

Huấn Cao là người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng tỉnh sơn. Người quản ngục là người say mê nét chữ của Huấn Cao, mong muốn một lần xin chữ của ông về treo trong nhà. Khi Huấn Cao được chuyển đến nhà lao của quản ngục, người quản ngục đã tiếp đãi đặc biệt. Ban đầu, Huấn Cao chưa hiểu được tấm lòng của viên quản ngục nên khinh thường ra mặt, từ chối những biệt đãi của ông, sau khi đã hiểu được tấm lòng đáng quý, thiên lương trong sáng của quản ngục, ông đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, diễn ra ngay trong ngục tối. Nhận chữ và lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục cúi đầu và nói "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 


4. Tóm tắt truyện Chữ người tử tù, mẫu số 4 (Chuẩn):

Huấn Cao là người đứng đầu của nghĩa quân phản loạn chống lại chế độ phong kiến đương thời, ông là một người bản lĩnh lại nổi tiếng viết chữ đẹp. Khởi nghĩa thất bại, Huấn Cao và những người đồng đội bị bắt, bị áp giải lên kinh chịu án chém. Khi đến nhà ngục do quản ngục quản lí, nhận được sự tiếp đãi nhiệt tình, chu đáo, Huấn Cao coi thường ra mặt. Biết được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã rất cảm động, ông quyết định viết tặng quản ngục chữ như mong muốn của người quản ngục. Huấn Cao đã tặng chữ và khuyên quản ngục rời xa chốn thị phi, đen tối để bảo vệ thiên lương trong sáng của mình.


5. Tóm tắt Chữ người tử tù, mẫu số 5:

Trên đường về kinh chịu án chém, Huấn Cao và những người đồng chí của mình bị tạm giam tại nhà giam của viên quản ngục. Viên quản ngục lại là một người có thú vui tao nhã, thích chơi chữ nên khi nhận được phiến trát từ cấp trên đã suy nghĩ để tìm cách xin bằng được chữ của Huấn Cao. Huấn Cao và các bạn được viên quản ngục biệt đãi rượu thịt và ông coi như đó là chuyện đương nhiên, thậm chí còn tỏ rõ thái độ khinh bạc với thầy thơ lai, viên quản ngục. Đêm trước ngày ra pháp trường hành quyết, viên quản ngục đã nhờ thầy thơ lại giãi bày tấm lòng và mong mỏi xin được chữ của Huấn Cao. Ông nhận ra "một tấm lòng" trong chốn ngục tù tăm tối, thật giả lẫn lộn này và quyết định cho viên quản ngục chữ. Huấn Cao cho chữ trong hoàn cảnh đêm tối, trong căn phòng giam chật chội, bẩn thỉu, cổ đeo gông, chân vướng xiềng còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm núm, run rẩy bưng chậu mực, chỉnh những đồng tiền trên khuông vải trắng. Không chỉ cho chữ mà Huấn Cao còn cho viên quản ngục lời khuyên nên đổi chốn ở để chơi chữ và không bị nhem nhuốc mất đời lương thiện của mình đi.


6. Tóm tắt truyện Chữ người tử tù, mẫu số 6:

"Chữ người tử tù" kể về nhân vật Huấn Cao nho tài hoa viết chữ rất đẹp và là nhà cách mạng khi thường xuyên chống lại triều đình. Huấn Cao bị triều đình bắt và xử tội chết, thời gian trước khi xử tử Huấn Cao giam giữ trong nhà lao Tỉnh Sơn. Tài năng của ông nổi tiếng đến nỗi viên quản ngục biết đến, viên quản ngục vô cùng yêu thích nét chữ của Huấn Cao, nếu như có chữ của ông xem như là báu vật. Ông biệt đãi tử tù Huấn Cao kính cẩn như một kẻ bề dưới nhưng Huấn Cao vẫn không mẩy may đoái hoài.

Khi thời gian gần hết, ông quyết định đến xin chữ của Huấn Cao, ban đầu Huấn Cao không thèm để tâm và tỏ ý khinh thường nhưng sau khi biết được viên quản ngục yêu cái đẹp và mến tài hoa của mình, Huấn Cao cảm động và quyết định cho chữ ngay trong tù.


7. Tóm tắt Chữ người tử tù, mẫu số 7:

Huấn Cao nổi tiếng trong vùng là một người văn hay chữ đẹp, những nét chữ của ông được rất nhiều người yêu mến, tuy nhiên không phải ai ông cũng cho chữ, xin chữ của ông là điều khó. Ông thường xuyên chống đối lại một triều đình vốn quan liêu và mục nát, chính vì chống đối ông bị bắt và kết tội chết.

Trước khi xử tội chết, ông bị giam giữ trong nhà tù. Tại đây, viên quản ngục là người biết Huấn Cao và nét chữ tài hoa của ông, nếu xin được nét chữ của Huấn Cao treo trong nhà như một báu vật. Viên quản ngục biệt đãi rất tốt với Huấn Cao nhưng ngược lại Huấn Cao dửng dưng và tỏ ý khinh thường viên quản ngục. Sau khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định tặng chữ và khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để tâm hồn không bị vẩn đục.


8. Tóm tắt truyện Chữ người tử tù, mẫu số 8:

Nhà tù tỉnh Sơn chuẩn bị đón 6 tên tử tù nguy hiểm trong đó đứng đầu là Huấn Cao. Trước khi tù đến viên quản ngục đã tỏ lòng khâm phục Huấn Cao vì cái tài viết chữ đẹp. Trong lòng viên quản ngục đã có ý định muốn biệt đãi Huấn Cao nhưng vẫn cảnh giác với cái tài bẻ khóa vượt ngục của ông. Đêm quản ngục ngồi một mình, nghĩ về mình: “hắn cũng như mình, chọn nhầm mất nghề rồi”. Sáng hôm sau Huấn Cao và 5 kẻ tử tù được giải đến. Họ đều tỏ khí phách ngang tàn ngạo nghễ (hành động rỗ gông đuổi rệp). Suốt nửa tháng ngục quản biệt đãi Huấn Cao và 5 người tử tù. Huấn Cao tỏ ra khinh bạc và sỉ nhục viên quản ngục “ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ chỉ muốn từ nay ngươi đừng bao giờ đặt chân đến đây”. Viên quản ngục rất phục Huấn Cao và vẫn biệt đãi “một người trọc trời khuấy nước, đến trên đầu còn chả sợ nữa là mình”. Quản ngục mong muốn xin Huấn Cao mấy chữ đại tự. Có lệnh chuyển tù, quản ngục nhờ thơ lại đến nói với Huấn Cao tâm sự của mình. Huấn Cao đã đồng ý cho chữ.

Cảnh cho chữ thật đặc biệt: Một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng đang đậm tô từng nét chữ. Viết xong Huấn Cao khuyên quản ngục bỏ nghề. Quản ngục cảm động vái người tù chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.


9. Tóm tắt Chữ người tử tù, mẫu số 9:

Huấn Cao là một người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp. Người khắp vùng tỉnh sơn đều đồn rằng: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm." Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho ông Huấn sự biệt đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch, người quản ngục cúi đầu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".


10. Tóm tắt truyện Chữ người tử tù, mẫu số 10:

Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

-------------- HẾT ---------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/tom-tat-chu-nguoi-tu-tu-49005n.aspx
Đọc xong bài Tóm tắt  Chữ người tử tù, các em đã cơ bản nắm được nội dung chủ đạo của truyện ngắn - câu chuyện xoay quanh người tử tù tài hoa Huấn Cao. Khám phá thêm vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ cùng những phẩm chất tốt đẹp của Huấn Cao cũng như thiên lương trong sáng, tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, các em có thể tìm hiểu thêm: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Vẻ đẹp của viên quản ngục trong bài văn chữ người tử tù, Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân,...

Tác giả: Tin Nguyễn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Hãy nêu tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng, phẩm chất của hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây
Hình tượng người quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ngắn nhất
Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Từ khoá liên quan:

tom tat Chu nguoi tu tu

, tom tat bai Chu nguoi tu tu, tom tat truyen Chu nguoi tu tu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Tóm tắt văn bản Chữ người tử tù

    Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh lớp 11 khi học phần đọc hiểu tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ Văn. Các em có thể tham khảo cách tóm tắt tác phẩm Ch ...

Tin Mới