Để có bài văn về tác phẩm Chữ người tử tù hay thì các em cần viết mở bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trực tiếp hay gián tiếp cần hấp dẫn, lôi cuốn. Cùng tham khảo một số mẫu mở bài để có ý tưởng cho bài văn của mình nhé.
Đề bài: Mở bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Mở bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
1. Mở bài 1:
Nguyễn Tuân là nhà thơ "suốt đời đi tìm cái đẹp", bởi vậy qua mỗi trang văn của ông ta đều bắt gặp những vẻ đẹp lộng lẫy, kì vĩ mà cũng đầy bí ẩn của thiên nhiên, đó còn là vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ bên trong chính những con người bình thường, trong những công việc bình thường. Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân viết trước cách mạng tháng 8, truyện đã khắc họa thành công vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất và bản lĩnh phi thường của người tử tù Huấn Cao, vẻ đẹp ấy vẫn tỏa rạng ngay trong điều kiện gian khổ, ngặt nghèo nhất.
----------
Bất kì bài văn nào cũng có cấu trúc 3 phần: Mở, Thân, Kết. Bên cạnh viết mở bài hay nhằm dẫn dắt, gây ấn tượng với người đọc với bài viết của mình thì phần Kết bài cũng đặc biệt quan trọng, các em có thể tham khảo thêm Những cách Kết bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân ngắn gọn, hàm súc tại Thuthuat.Taimienphi.vn.
2. Mở bài 2:
Nguyễn Tuân được biết đến là nhà văn uyên bác, tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam. Ông cũng là người nghệ sĩ ưa xê dịch, có niềm say mê bất tận với cái đẹp trong cuộc đời. Bằng tài năng và đam mê của mình, Nguyễn Tuân đã viết lên rất nhiều những tác phẩm có giá trị từ truyện ngắn đến bút kí như: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Sông Đà...Một trong những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của Nguyễn Tuân trên văn đàn là truyện ngắn Chữ người tử tù (được in trong tập Vang bóng một thời). Truyện tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Huấn Cao, một người tử tù nguy hiểm nhưng ở người tử tù ấy lại sáng lên vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách, một người chiến sĩ bản lĩnh hơn người với ý chí hiên ngang, bất khuất.
3. Mở bài 3:
Nhà thơ Mỹ Ralph Emerson từng khẳng định: "Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính". Câu nói này rất đúng với nhà văn Nguyễn Tuân. Là nhà văn yêu đến say đắm với cái đẹp, trân trọng và tôn thờ cái đẹp trong cuộc đời, Nguyễn Tuân đã không ngừng tìm tòi và dùng ngòi bút và vốn ngôn ngữ phong phú của mình để tái hiện lại chân dung những con người tài hoa, nghệ sĩ hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm như vậy. Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi cái tài, cái đẹp mà còn khẳng định sức mạnh của nghệ thuật đối với cuộc đời.
4. Mở bài 4:
Viết về một cuộc gặp gỡ đặc biệt nơi ngục tù tối tăm, hiểm ác, Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù không chỉ dựng lên được một tình huống đặc sắc giữa Huấn Cao- người tử tù đang bị áp giải lên kinh nhận án chém với Viên quản ngục- người nắm trong tay quyền lực, đại diện của triều đình phong kiến mà qua cuộc gặp gỡ ấy Nguyễn Tuân còn khẳng định giá trị, sức mạnh của cái đẹp, của thiên lương trong sáng. Giữa cái đen tối của hoàn cảnh, cái đẹp trong con người, cái đẹp của nghệ thuật vẫn tỏa rạng đáng quý.
--------------HẾT----------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/mo-bai-chu-nguoi-tu-tu-cua-nguyen-tuan-59391n.aspx
Với 4 cách mở bài Chữ người tử tù trên đây, các em có thể tham khảo để nắm được phương pháp, nội dung cũng như những yêu cầu cần đạt khi viết mở bài cho truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Để viết được phần mở bài hay, các em cần nắm vững kiến thức về tác phẩm, bài: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tùcủa Nguyễn Tuân, Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù hay Phân tích nhân vật Huấn Cao là những nội dung các em không thể bỏ qua.