Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

Cảnh cho chữ được coi là một chi tiết đắt giá của thiên truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Từ cảnh tượng này, nhà văn Nguyễn Tuân khéo léo thể hiện quan niệm của bản thân về thẩm mĩ và nghệ thuật. Hãy cùng Taimienphi.vn viết bài cảm nhận về cảnh cho chữ, Ngữ văn 11, học kì I dựa theo những gợi ý dưới đây.

Đề bài: Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

cam nhan ve canh cho chu trong chu nguoi tu tu

Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
    1. Bài mẫu số 1.
    2. Bài mẫu số 2.


I. Dàn ý Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về cảnh cho chữ.

2. Thân bài
* Cảnh cho chữ diễn ra trong:
- Hoàn cảnh: ngay trong đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao phải ra pháp trường.
- Không gian: tại trại giam tỉnh Sơn, trong một căn buồng chật chội, ẩm ướt, mạng nhện giăng đầy tường, phân chuột, phân gián bừa bãi khắp nền đất.
- Thời gian: vào ban đêm.
* Đối tượng:
- Người cho chữ: Huấn Cao:
+ Lời nói: "Ở đây lẫn lộn [...] mất cái lương thiện đi".
+ Hành động: người tử tù trở thành người nghệ sĩ tài hoa, đôi tay khéo léo viết từng nét chữ trên tấm lụa trắng.|
+ Cử chỉ "thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy".
- Người xin chữ: Quản ngục
+ Lời nói "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
+ Hành động: viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ", thầy thơ lại: "run run bưng chậu mực".
=> Người cho chữ và người xin chữ dường như có sự hoán đổi vị trí. Người cho chữ mặc dù bị giam cầm về thân thể nhưng tâm hồn lại tự do, thoải mái. Người quản ngục thì khúm núm, khép nép trước người tử tù.
* Ý nghĩa và vẻ đẹp của "cảnh tượng xưa nay chưa từng có":
- Ca ngợi tâm hồn, tấm lòng yêu cái đẹp của hai nhân vật.
- Ca ngợi nhân cách cao cả, tốt đẹp của con người.
- Thể hiện quan niệm thẩm mĩ và nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân:
+ Cái đẹp - cái ác luôn song hành cùng nhau nhưng vượt lên tất cả, vẻ đẹp chân - thiện - mĩ luôn có sức sống bền bỉ theo thời gian.
+ Cái đẹp có thể nảy nở giữa nơi bẩn thỉu, nhuốc nhơ nhưng không thể sống chung với cái xấu xa.
* Đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc khắc họa cảnh cho chữ:
- Thủ pháp đối lập.
- Nhịp văn chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Ngôn ngữ giàu sức gợi.

3. Kết bài:
- Cảm nhận, suy nghĩ của em về cảnh cho chữ.

Y nghia cua canh cho chu trong Chu nguoi tu tu

Nhận xét của em về cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù
 

II. Đoạn văn tham khảo cảm nhận về cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
 

1. Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù - mẫu số 1

"Chữ người tử tù" là một tác phẩm tiêu biểu trong tập "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân. Với ngòi bút tinh tế, luôn hướng tới cái đẹp cái hoàn mĩ, nhà văn đã khéo léo khắc họa cảnh cho chữ ở cuối truyện. Thông qua cảnh tượng này, ta thấy được nhân cách trong sáng, thiên lương cao cả của những con người sống trong hoàn cảnh tối tăm nơi ngục tù.

Sau khi nhận công văn của Quan Hình bộ Thượng thư, người quản ngục như nhợt nhạt hẳn đi. Viên quản ngục không nghĩ rằng chỉ sáng mai thôi, Huấn Cao sẽ phải ra pháp trường thi hành án. Ông buồn khổ, kể rõ tâm tình cho thầy thơ lại. Nắm rõ tình cảnh, thầy thơ lại vội vàng xuống buồng giam, trình bày cụ thể mọi chuyện với Huấn Cao. Đây chính là hoàn cảnh mở ra cảnh cho chữ.

Trước hết, cảnh cho chữ diễn ra ở nơi thật đặc biệt. Nơi ấy là một buồng giam chật chội tại trại giam tỉnh Sơn. Trong căn buồng, mọi thứ đều dơ bẩn, nhơ nhuốc: mạng nhện trắng xóa giăng đầy tường; phân chuột, phân gián rải rác khắp nền đất. Có ai ngờ đâu, nơi đây sẽ ghi dấu một cảnh tượng quý giá.

Dưới ánh lửa đỏ rực của bó đuốc, ba con người với thân phận, địa vị khác biệt cùng "chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ". Người cho chữ chính là tên phản nghịch bị khép vào tội tử tù - Huấn Cao. Trong khi đó, người xin chữ lại là viên quản ngục. Đứng trong không gian tăm tối, chỉ có chút ánh sáng leo lắt, bản thân thì bị giam cầm bởi gông xiềng, người tử tù vẫn bình thản, ung dung viết từng nét chữ lên dải lụa. Giờ đây, Huấn Cao như người nghệ sĩ tài hoa, khéo léo họa lên tấm vải trắng những nét chữ thanh tao. Đối ngược với tâm thế của Huấn Cao, viên quản ngục lại "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng" còn thầy thơ lại xúc động mà "run run bưng chậu nước". Như vậy, thông qua chi tiết này, ta dễ dàng nhận thấy sự hoán đổi vị trí giữa hai nhân vật. Người tử tù mặc dù bị giam cầm về thân xác nhưng tâm hồn vẫn phóng khoáng, tự do. Trong khi đó, viên quản ngục thì lại khép nép, khúm núm trước người tử tù, nâng niu nét chữ như một món quà quý giá.

Khắc họa "cảnh tượng xưa nay chưa từng có", nhà văn Nguyễn Tuân khéo léo bày tỏ tấm lòng ca ngợi những tâm hồn yêu mến, trân trọng cái đẹp vĩnh hằng. Đồng thời, ca ngợi nhân cách, phẩm chất trong sáng, cao cả của con người. Câu nói mà Huấn Cao dành cho viên quản ngục "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi" hay lời nói nghẹn ngào ở cuối truyện "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" chính là những minh chứng sắc nét.

Bằng thủ pháp tương phản, ngôn ngữ giàu sức gợi và nhịp văn chậm rãi, nhẹ nhàng, nhà văn đã mang đến cho người đọc hình dung cụ thể về cảnh tượng đặc biệt nơi ngục tù tù túng, bẩn thỉu. Từ đây, ta càng thêm thấu hiểu về quan niệm thẩm mĩ và nghệ thuật của một nhà văn "suốt đời đi tìm cái đẹp". Theo tác giả, cái đẹp và cái ác thường song hành cùng nhau nhưng sau tất cả, vẻ đẹp chân - thiện - mĩ luôn giành chiến thắng và tỏa sáng theo thời gian. Bên cạnh đó, cái đẹp có thể nảy nở trong môi trường nhơ nhuốc nhưng không thể chung sống với cái xấu.

Mỗi khi nhắc đến truyện "Chữ người tử tù", độc giả sẽ không thể nào quên cảnh cho chữ ở cuối câu chuyện. Qua cảnh tượng ấy, ta thấy được những thông điệp ý nghĩa mà nhà văn nhắn nhủ.
 

2. Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù - mẫu số 2

Chia sẻ về Nguyễn Tuân, nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng khẳng định "Đây là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Là người sinh ra để tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa". Quả thật như vậy, sáng tác của Nguyễn Tuân thường bộc lộ niềm say mê cái đẹp hoàn mĩ, đồng thời thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu những giá trị tốt đẹp. Điều này được thể hiện rõ nét trong cảnh Huấn Cao cho chữ ở cuối thiên truyện "Chữ người tử tù".

Là một người ngưỡng mộ tài năng viết chữ của Huấn Cao, viên quản ngục không khỏi buồn khổ khi nhận được công văn từ Quan Hình bộ Thượng thư. Chỉ trong sớm mai thôi, Huấn Cao phải ra pháp trường để thi hành lệnh án. Thời gian chẳng còn bao nhiêu, thầy thơ lại gửi lời của viên quản ngục tới người tử tù. Sau tất cả, thầy quản cũng nhận được cái gật đầu từ người mà mình kính phục. Có thể thấy, cảnh cho chữ diễn ra trong một hoàn cảnh thật đặc biệt.

Để khắc họa thành công cảnh cho chữ, nhà văn đã khéo léo sử dụng thủ pháp đối lập. Trước hết, việc cho chữ thường diễn ra ở nơi trang trọng, nho nhã. Giờ đây, nó lại xảy ra tại một căn buồng hiu hắt ánh lửa, khắp nơi vương vãi thứ bẩn thỉu, bụi bặm của mạng nhện, phân chuột, phân gián. Nhà tù ẩm thấp, chật chội bây giờ lại là nơi sáng tạo ra cái đẹp. Dường như, gông cùm, xiềng xích không thể ngăn được Huấn Cao - người nghệ sĩ tài hoa dặm tô từng nét chữ. Trong khi đó, viên quản ngục là người có vị thế trong xã hội nhưng lại khúm núm "cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng". Đón nhận dải lụa trắng từ người tử tù, thầy quản nâng niu như một đặc ân. Có thể thấy, hai con người với hai số phận, hoàn cảnh khác biệt nhưng lại cùng chung tấm lòng yêu mến, trân trọng cái đẹp. Viên quản ngục ngưỡng mộ tài viết chữ của kẻ phản nghịch. Còn Huấn Cao thì "cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người". Vì thế, sau khi cho chữ xong, Huấn Cao thở dài mà trút bầu tâm sự "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi...". Đứng trước lời nói chan chứa tình cảm ấy, viên quản ngục xúc động, nghẹn ngào "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Giờ đây, thầy quản tự nhận mình là kẻ mê muội, không hiểu lẽ đời, phải bái lạy và tiếp thu lời dạy bảo từ Huấn Cao. Như vậy, vị trí của hai nhân vật có sự đảo lộn. Một người tử tù lại khuyên bảo người đứng đầu nhà giam.

Thông qua "cảnh tượng xưa nay chưa từng có", nhà văn Nguyễn Tuân bày tỏ tấm lòng ngợi ca những con người như Huấn Cao hay viên quản ngục. Dù phải sống trong môi trường bẩn thỉu, nhơ nhuốc nhưng họ vẫn giữ cho mình một tâm hồn trong trẻo, thuần khiết. Họ giống như "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ". Họ nâng niu, lưu giữ cái chân - thiện - mĩ trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, nhà văn còn ca ngợi nhân cách, phẩm chất tốt đẹp của con người. Dẫu làm công việc, ngành nghề gì thì mỗi người cũng cần giữ vững nhân cách, đạo đức.

Với thủ pháp đối lập, bút pháp lí tưởng hóa và ngôn ngữ giàu sức gợi, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công cảnh tượng cho chữ. Qua chi tiết này, tác giả cũng khéo léo thể hiện quan niệm của bản thân về nghệ thuật, thẩm mĩ. Đó là quan niệm về cái đẹp - cái xấu, cái tốt - cái ác. Cái đẹp dù được nảy nở ở nơi tối tăm nhưng không thể chung sống với thứ xấu xa.

Đọc tác phẩm "Chữ người tử tù", ta không khỏi ngưỡng mộ, kính phục trước tài năng nghệ thuật đỉnh cao cùng tấm lòng cao đẹp của nhà văn "suốt đời đi tìm cái đẹp" Nguyễn Tuân. Mong rằng, những thông điệp, giá trị mà thiên truyện đem đến sẽ mãi tỏa sáng theo dòng chảy thời gian.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-canh-cho-chu-trong-chu-nguoi-tu-tu-74042n.aspx
Đối với dạng bài Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù này, em cần đọc kĩ lại tác phẩm và chỉ ra những chi tiết nổi bật gắn liền với cảnh cho chữ. Từ đó, nêu lên cảm nhận của bản thân về cảnh tượng đó. Bên cạnh nội dung trên, Taimienphi.vn còn có rất nhiều bài văn mẫu lớp 11, mời em tham khảo thêm:
- Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu
- Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù
Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân siêu hay
Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ
Từ khoá liên quan:

Cam nhan ve canh cho chu trong Chu nguoi tu tu

, Cam nhan ve nhan vat Huan Cao trong canh cho chu trong tac pham Chu nguoi tu tu, Dan y canh cho chu trong Chu nguoi tu tu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Tóm tắt văn bản Chữ người tử tù

    Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh lớp 11 khi học phần đọc hiểu tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ Văn. Các em có thể tham khảo cách tóm tắt tác phẩm Ch ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 21/11/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành