Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Huấn Cao là nhân vật chính được Nguyễn Tuân khắc họa chi tiết trong
truyện ngắn Chữ người tử tù. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tài năng, bản lĩnh và những vẻ đẹp đáng trân trọng của nhân vật này.

Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Mục lục bài viết:
I. Sơ đồ tư duy
II. Dàn ý chi tiết
III. Bài văn mẫu

phan tich nhan vat huan cao trong chu nguoi tu tu

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
 

I. Dàn ý Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù (Chuẩn)

so do tu duy phan tich nhan vat huan cao
 

II. Dàn ý Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao

2. Thân bài

a. Huấn Cao là một con người tài hoa, nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp
- Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao "nổi tiếng một vùng tỉnh Sơn".
- Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người.
- Tài năng của Huấn Cao được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ và mong muốn có được chữ của ông để treo trong nhà " Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời".
- Nét tài hoa, cốt cách nghệ sĩ của Huấn Cao được thể hiện trong cảnh cho chữ

b. Huấn Cao- người anh hùng có phí phách hiên ngang, bất khuất:
- Huấn Cao có tài năng "bẻ khóa và vượt ngục"
→ Huấn Cao là cái tên khiến nhiều viên quản ngục phải dè chừng
- Bị đặt vào tình thế éo le với án tử cận kề, thế nhưng Huấn Cao vẫn không chút mảy may, lo sợ hay khúm núm trước cường quyền.
- Coi thường, khinh bạc trước sự tiếp đón chu đáo của viên quản ngục.

c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.
- Trân trọng tấm lòng và sở nguyện cao đẹp của viên quản ngục.
- Sau khi hiểu được "thiên lương trong sáng" của viên quản ngục, Huấn Cao cảm thấy hối tiếc vì "Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ".
- Viết chữ và tặng cho viên quản ngục những lời khuyên chân thành: lời khuyên hướng thiện, tìm về nơi bình yên để bảo vệ thiên lương.

3. Kết bài

Cảm nhận chung về nhân vật Huấn Cao


III. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù (Chuẩn)

Đánh giá về con người và cốt cách nghệ sĩ của nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi từng chia sẻ "Đây là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Là người sinh ra để tôn thờ Nghệ Thuật". Trong suốt sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã dành rất nhiều trang văn để khám phá và viết về cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp ẩn sâu bên trong nhân cách của con người. Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù chính là một trong những hình tượng tuyệt mĩ trong trang văn Nguyễn Tuân.

Trước hết, Huấn Cao được biết đến là một con người tài hoa, nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp "nổi tiếng một vùng tỉnh Sơn". Nhìn vào những nét chữ "đẹp lắm, vuông lắm" của Huấn Cao ta cũng thấy được nhân cách và phẩm chất của con người này, đó là một con người có cốt cách ngạo nghễ, khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Tài năng của Huấn Cao được nhiều người biết đến và mang lòng cảm phục, ngưỡng mộ, trong đó viên quản ngục, ông cho rằng " Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời".

Nét tài hoa, cốt cách nghệ sĩ của Huấn Cao còn được thể hiện trực tiếp trong cảnh cho chữ mà theo nhận định của Nguyễn Tuân thì đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Trong không gian tối tăm, chật hẹp của chốn lao ngục " một buồng tối, chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián", Huấn Cao cổ đeo gông, tay mang xiềng xích vẫn viết lên những nét chữ thật vuông vắn trên giấy trắng để tặng cho viên quản ngục. Những nét chữ ấy không chỉ thể hiện tài năng, tấm lòng của Huấn Cao dành cho người tri kỉ mà còn "nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người". Cũng chính những nét chữ ấy đã cảm hóa, giúp cho viên quản ngục thay đổi về suy nghĩ, nhận thức, và có lẽ rằng sau cuộc gặp gỡ với Huấn Cao, viên quản ngục sẽ rời bỏ chốn thị phi, bát nháo chốn lao ngục để tìm về với cuộc sống bình yên để bảo vệ thiên lương trong sáng.

Huấn Cao không chỉ nổi tiếng là một con người tài hoa, nghệ sĩ với tài viết chữ đẹp mà còn là một người anh hùng có phí phách hiên ngang, bất khuất. Chứng kiến cuộc sống đau khổ, lầm than của dân nghèo và sự tàn ác, bất công của giai cấp thống trị, Huấn Cao đã lãnh đạo một đội quân chống lại triều đình. Đây cũng chính là lí do khiến ông bị bắt giữ với tội "phản nghịch" và bị giải về kinh chịu án chém. Huấn Cao cũng là cái tên khiến nhiều viên quản ngục phải dè chừng bởi bên cạnh tài viết chữ đẹp thì ông còn có tài "bẻ khóa và vượt ngục". Quả thật là một con người văn võ toàn tài.

Khí phách hiên ngang, bản lĩnh hơn hơn của Huấn Cao được thể hiện rõ nét nhất khi ở chốn ngục tù. Dù cuộc khởi binh đã thất bại, bản thân bị đặt vào tình thế éo le với án chém cận kề, thế nhưng Huấn Cao vẫn không chút mảy may, lo sợ hay khúm núm trước cường quyền. Ông bước vào nhà lao với tư thế đầy ngạo nghễ, ngang tàng: "Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Trước sự tiếp đón chu đáo của viên quản ngục, Huấn Cao vẫn không chút động lòng, sự kiêu bạc được bộc lộ ra trong lời nói đầy lạnh lùng: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây". Trong mắt của Huấn Cao khi ấy, viên quản ngục là một tên tay sai của triều đình phong kiến, bởi vậy những lời nói và hành động phũ phàng của ông thể hiện thái độ mạnh mẽ, kiên quyết không chịu cúi đầu trước cường quyền.

Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp. Ngang tàng, ngạo nghễ trước cường quyền là thế nhưng khi hiểu được tấm lòng và sở nguyện cao đẹp của viên quản ngục thì ông thấy hối hận, nuối tiếc vì những hành động khinh bỉ, coi thường của mình trước đấy, và vì "Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ". Vào đêm trước hôm ngày lên đường vào kinh nhận án chém, trong không gian tối tăm, chật hẹp của lao ngục, Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục để thể hiện sự trân trọng với một tấm lòng trong thiên hạ.

Không chỉ tặng chữ, Huấn Cao còn dành cho viên quản ngục một lời khuyên chân thành "Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người". Ông khuyên viên quản ngục tìm một công việc, môi trường sống khác để bảo vệ thiên lương, bởi ở chốn xô bồ đầy tội ác như ngục tù thì cái đẹp không thể tồn tại "Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi". Trước lời khuyên hướng thiện của Huấn Cao, không ai biết sau này viên quản ngục sẽ như thế nào, sẽ rời bỏ chốn quan trường bát nháo hay tiếp tục làm nhiệm vụ của một viên quản ngục. Thế nhưng nhìn vào thái độ, hành động run rẩy, xúc động và lời nói "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh", chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng viên quản ngục sẽ nghe theo lời khuyên của Huấn Cao để trở về với cuộc sống bình yên, trong sạch.

Huấn Cao bước ra từ trang văn của Nguyễn Tuân quả là "văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình". Huấn Cao mang trong mình những vẻ đẹp hoàn mĩ, đáng trân trọng: một người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, một người anh hùng "đỉnh thiên lập địa" và một con người có thiên lương trong sáng.

------------------HẾT-------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhan-vat-huan-cao-trong-chu-nguoi-tu-tu-68480n.aspx
Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, khám phá những đặc sắc về nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm, bên cạnh bài Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong cảnh Huấn Cao cho chữ ở nhà giam trong Chữ người tử tù, Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, bài văn Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù, Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù
Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích
Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Cảm nhận về cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cuối truyện
Từ khoá liên quan:

phan tich nhan vat huan cao trong chu nguoi tu tu

, so do tu duy phan tich ve dep cua huan cao trong truyen ngan chu nguoi tu tu, phan tich hinh tuong nhan vat huan cao,

SOFT LIÊN QUAN
  • Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Tóm tắt văn bản Chữ người tử tù

    Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh lớp 11 khi học phần đọc hiểu tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ Văn. Các em có thể tham khảo cách tóm tắt tác phẩm Ch ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Sửa lỗi không dùng được phím F4 trong Excel bằng phím tắt

    Nếu phím F4 không hoạt động trong Excel, bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây để biết các bước khắc phục nhanh chóng và dễ dàng.