Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích

Cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù được xem là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Do đó, ngoài phân tích nhân vật Huấn cao, phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cũng là đề thường xuyên xuất hiện trong bài thi. Đối với đề này, các em cần nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích cũng là đề bài văn quan trọng lớp 11. Các em cùng xem bài văn mẫu sau để có cách viết hay, triển khai ý tốt nhất.

Đề bài: Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích

phan tich canh huan cao cho chu vien quan nguc neu ro y nghia nhan van va gia tri nghe thuat cua doan trich

Phân tích cảnh cho chữ của Huấn Cao
 

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích

Nguyễn Tuân được biết đến là nhà văn với phong cách tài hoa, uyên bác. Ông luôn nhìn con người dựa trên phương diện nghệ sĩ, đặc biệt là cái đẹp siêu việt, vượt lên trên cái tầm thường. "Chữ người tử tù" là thiên truyện thể hiện rõ nét nhất đặc điểm phong cách ấy của Nguyễn Tuân. Đặc biệt, cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục được đánh giá là xuất sắc bởi ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích.

Huấn Cao được miêu tả là một người tài hoa và khí phách, điều này được thể hiện qua tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, hành động dỗ gông và câu nói khinh bạc với quản ngục: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Bên cạnh đó, khi Nguyễn Tuân giới thiệu về quản ngục, nhân vật cũng được tái hiện là một "thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ". Quản ngục sẵn sàng biệt đãi và mong mỏi xin được chữ của Huấn Cao. Vẻ đẹp của cả hai nhân vật được kết tinh và làm nổi bật nhất trong cảnh cho chữ - cảnh xưa nay chưa từng có.

Trước tiên, cảnh cho chữ bắt đầu từ việc Huấn Cao chấp nhận lời xin chữ. Khi quản ngục tiếp nhận công văn, ông "tái nhợt người đi" vì nghe tin ông Huấn sắp bị giải vào pháp trường. Huấn Cao nghe được mong mỏi của quản ngục, lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. (...)Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Lời nói của Huấn Cao như tỏa sáng nhân cách thiên lương và tấm lòng biết nâng niu nét đẹp trong tâm hồn người khác.

Cảnh cho chữ diễn ra trong hoàn cảnh "xưa nay chưa từng có". Đó là thời gian đêm khuya và trong không gian oái oăm - buồng giam nhà tù. Nơi đây "chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Vị thế xã hội của người cho chữ và người xin chữ cũng có sự đối lập. Một người là kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, người kia là quan chức thuộc bộ máy cai trị của triều đình ấy. Mọi thứ chuẩn bị cho cảnh cho chữ đều bất thường. Tuy nhiên, khi đặt họ ở vị thế nghệ thuật cả hai được xem là tri âm, tri kỉ, họ hiểu nhau bởi cả hai đều hướng tới cái đẹp vượt lên thực tại tầm thường, cả hai đều mang những vẻ đẹp của thiên lương trong sáng.

Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp của hai nhân vật đều tỏa sáng. Vẻ đẹp tài hoa và khí phách của Huấn Cao nổi bật hơn bao giờ hết qua hành động cho chữ: "một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh ". Ông cho chữ cũng rất ung dung: thay bút con, đề lạc quan,...Huấn Cao lúc này như một người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp, tương xứng với vẻ đẹp đã được tạo dựng từ phần trước. Trong tư thế gò bó cùng trói buộc vô hình rằng cái chết chém đang cận kề, Huấn Cao vẫn viết chữ vô cùng thoải mái như đang tự do ở chốn thư phòng.

Người tử tù ấy nói với viên quản ngục: "Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người." Lời khuyên của một nhân cách thiên lương cùng hành động đỡ quản ngục dậy cho thấy vẻ đẹp của một người biết trân trọng vẻ đẹp của con người. Ông quan niệm cái đẹp luôn luôn phải đi liền với cái thiện, cự tuyệt hoàn toàn đối với chỗ ngục tù nhiều lừa lọc, độc ác. Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp của nhân vật quản ngục cũng được nhà văn tô đậm. Quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng". Hành động ấy thể hiện thái độ thành kính, tôn thờ của quản ngục với Huấn Cao nói riêng, với cái đẹp nói chung. Hình ảnh "ngục quan cảm động, vái người tù một cái", chắp tay mà rằng: "kẻ mê muội này xin bái lĩnh" nói lên sự cảm động, thần phục của quản ngục. Ông tự nhận mình là một lẻ lầm đường giờ đây được khai sáng. Vẻ đẹp của một người với tấm lòng biệt nhỡn liên tài cùng cái chắp tay hứa hẹn một sự thay đổi ấy tô đậm phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng ở nhân vật.

Ý nghĩa nhân văn của cảnh cho chữ thể hiện qua tư tưởng cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng sẽ cứu vớt những người lầm đường, lạc lối. Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp đối lập, ông tạo nên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa hoàn cảnh tối tăm với vẻ đẹp tỏa sáng của con người, giữa vị thế xã hội của người tù - quản ngục. Nhà văn đã tạo dựng không khí cổ kính nhằm mang đến sự thiêng liêng của nghệ thuật thư pháp. Qua đặc sắc nghệ thuật ấy, tư tưởng nhân văn càng tỏa sáng hơn bao giờ hết.

Có thể nói, cảnh cho chữ đã khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật - Huấn cao và quản ngục. Với nghệ thuật xây dựng sự đối lập đặc sắc, đoạn trích đã thể hiện tư tưởng nhân văn đặc sắc - cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng đăng quang và cứu vớt những người lầm đường lạc lối. Bởi vậy có thể khẳng định, "Chữ người tử tù" là tác phẩm "gần đạt tới sự hoàn mĩ". 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ nói về ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù. Ngoài ra bài viết phân tích nhân vật Huấn Cao cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu rõ hơn về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-canh-huan-cao-cho-chu-vien-quan-nguc-neu-ro-y-nghia-nhan-van-va-gia-tri-nghe-thuat-cua-doan-trich-42157n.aspx

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân siêu hay
Hình tượng người quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ngắn nhất
Có mấy lần viên quản ngục vái lạy Huấn Cao? Ý nghĩa của những lần đó?
Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù
Từ khoá liên quan:

Phan tich canh Huan Cao cho chu vien quan nguc Neu ro y nghia nhan van va gia tri nghe thuat cua doan trich

, Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Nêu rõ ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích,

SOFT LIÊN QUAN
  • Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo

    Phân tích chi tiết bát cháo hành

    Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo là một trong những đề tài phân tích tập làm văn được rất nhiều các em học sinh quan tâm. Bát cháo hành có rất nhiều tầng ý nghĩa khi được phân tích vì thế các em có thể tham ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Câu nói hay về tháng 12, STT và Caoption ý nghĩa nhất

    Tháng cuối cùng của năm đã đến, mang theo những dư âm của niềm vui, sự tiếc nuối và cả những khát khao. Hãy để những câu nói hay về tháng 12 truyền