Nếu các em đang băn khoăn vì chưa biết phải soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận như thế nào, vậy em có thể tham khảo phần hướng dẫn soạn mẫu dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu về các lỗi sai chúng ta thường mắc phải: Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm, lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ, lỗi về cách thức lập luận.
1. Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, ngắn 1
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Khi viết văn nghị luận, cần lưu ý tránh một số lỗi sau:
- Nếu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
- Nếu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá lan man, rườm rà.
- Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm. Dẫn chứng đưa ra không phù hợp với luận cứ.
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
Phát hiện lỗi nêu luận điểm trong ví dụ a, b, c trong SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 194.
a) – Luận điểm nêu chưa rõ khi bàn về cảnh vật trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
- Nội dung triển khai trùng lặp, không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý: “cảnh vật... vắng vẻ”, “ngưng đọng, im lìm,” “cảnh sắc im ắng”. Các lập luận này có thể thay thế cho nhau, không cho thấy sự mạch lạc và quan hệ nhân quả với nhau...
- Cách chữa có thể như sau: câu luận điểm cần có các từ vắng vẻ, ngưng đọng, im lìm. Các luận cứ sau đều tập trung làm rõ luận điểm ấy.
b) - Đoạn văn nghị luận về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão mà không nêu được luận điểm khái quát.
- Người viết chỉ phân tích hai câu thơ của Phạm Ngũ Lão mà không nêu lên luận điểm nào cả, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề cần được nghị luận.
- Cách chữa có thể như sau: Nêu luận điểm làm trai phải trả món nợ công danh với dân tộc, đất nước.
c) - Lỗi cơ bản là có quá nhiều luận điểm được đưa ra một cách tuỳ tiện, xô bồ trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ.
- Luận cứ đưa ra không tương ứng với luận điểm đã trình bày
- Tất cả không có sự gắn kết và mạch lạc.
- Có thể sửa chữa bằng cách nêu luận điểm về tính bách khoa thư của văn học dân gian. Các luận cứ đều tập trung vào luận điểm này. Chẳng hạn: từ khả năng lưu giữ kinh nghiệm sống, đến tiếp nhận và ứng dụng trong đời sống...
2. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
Phát hiện lỗi nêu luận cứ trong ví dụ a, b, c trong SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 195 .
a) - Từ việc trích dẫn sai sâu chót vót chứ không phải xanh chót vót người viết đưa ra luận cứ thiếu chính xác.
- Cần nêu rõ luận cứ quan trọng nhất liên quan đến đối tượng nghị luận của hai câu thơ này: sự tương đồng giữa thiên nhiên và tâm trạng riêng của Huy Cận: sự hiu quạnh của thiên nhiên gợi nỗi cô đơn trong tâm hồn thi sĩ.
- Sửa lại cho chính xác luận cứ: Nắng xuống trời lên sâu chót vót.
b) - Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước sau hơn hai thế kỉ... thắng lợi hoàn toàn”.
- Chỉ nêu dẫn chứng về hai bà Trưng nên luận cứ thiếu toàn diện. Cần bổ sung các luận cứ cho phù hợp với luận điểm: “Dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có”.
- Chẳng hạn có thể nêu thêm Lí Bí, Lê Lợi, Quang Trung...
c) – Luận cứ thiếu tính hệ thống, thiếu tính lôgic: xếp Nguyễn Huệ trước Lê Lợi...
– Cần sắp xếp hệ thống luận cứ theo trình tự hợp lí của lịch sử dân tộc: Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ...
_ Luận cứ không phù hợp với luận điểm: “ải Chi Lăng... cửa biển Bạch Đằng”.
– Có thể sửa chữa như sau: Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán. Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Nguyên, giành lại nền độc lập cho đất nước. Cửa biển Bạch Đằng là nơi Trần Hưng Đạo lập chiến công lừng lẫy non sông. Lê Lợi đại phá quân Minh, ải Chi Lăng mãi là mồ chôn quân xâm lược. Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Những tên tuổi đó mãi sống cùng non sông đất nước.
3. Lỗi về cách thức lập luận
Xác định, phân tích các lỗi về cách thức lập luận trong ví dụ a,b,c SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 195 – 196
a) - Trình bày luận cứ thiếu lôgic, lộn xộn.
- Hệ thống luận cứ không đủ để làm sáng tỏ luận điểm: Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ.
- Có thể chữa như sau: + Sắp xếp lại hệ thống luận cứ cho phù hợp.
+ Đổi bi kịch của người phụ nữ ở câu cuối thành vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ cho thống nhất với luận điểm đã nêu.
b) – Luận điểm không rõ ràng (chỉ nói về nông thôn chung chung) và không tập trung vào “cái đói” như các luận cứ triển khai sau đó.
- Luận cứ không đầy đủ, không bao quát (chỉ tập trung vào “cái đói “ trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Nam Cao).
– Có thể sửa chữa như sau: Nam Cao viết nhiều về cái đói trong đời sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
c) - Luận điểm không rõ.
- Phần gợi mở, dẫn dắt không giúp cho việc nêu bật luận điểm chính vì đang nói thơ Trung đại Việt Nam thì nhảy cóc sang nói thơ Đường của Đỗ Phủ.
– Do vậy, luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu trong những câu trước.
- Có thể sửa chữa như sau:
“Mùa thu là một đề tài gợi nhiều cảm hứng cho thi nhân. Chính vì thế, mùa thu là một thi đề quen thuộc trong thơ ca. Đời Đường, Đỗ Phủ tái hiện cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên trong Thu hứng. Trong thơ ca Trung đại Việt Nam, Nguyễn khuyến chính là nhà thơ của mùa thu làng quê với chùm thơ “Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm”
2. Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, ngắn 2
I. LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN ĐIỂM
Câu 1. (SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1, tr.194)
Trả lời:
a. - Luận điểm nêu chưa rõ ràng .
- Nội dung trùng lặp không phát triển ý .
b. - Không nêu được luận điểm khái quát .
- Diễn đạt trùng lặp,không thấy cốt lõi vấn đề.
c. - Rời rạc và không có sự 1 liên kết về nội dung.
- Trình bày nghèo nàn, sơ lược.
Câu 2. (SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1, tr.194).
Trả lời:
a. Thay từ “vắng vẻ” bằng từ “tĩnh lặng và đượm buồn”.
b. Sửa luận điểm (câu 1) thành “người làm trai thời xưa luôn mang bên mình món nợ công danh”.
c. Luận điểm cần sửa lại là: “Văn học dân gian là cuốn sách bách khoa về cuộc sống.
II. LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÊU LUẬN CỨ
Chỉ ra các lỗi nên luận cứ và sửa lỗi trong các đoạn văn sau ( Ví dụ trong SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1, tr.195).
Trả lời:
a. - Trích sai dẫn chứng nên cả luận cứ không chính xác.
+ “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”.
+ Khi “nắng xuống, trời lên thì bầu trời, lòng sông mở ra vừa cao, vừa sâu đến vô tận. Gợi ra không gian rộng mở đa chiều…”
b. - Lỗi: Luận cứ thiếu cụ thể, thuyết phục.
- Sửa lại: Bổ sung thêm luận cứ cho luận điểm: “Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”. ( Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân…)
c. - Lỗi: + Luận cứ thiếu tính hệ thống, logic
+ Các địa danh này không phải là “tên tuổi”.
Sửa : Tìm thêm dẫn chứng liên quan đến tên tuổi trong lịch sử dân tộc...
III. LỖI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Chỉ ra các lỗi nên luận cứ và sửa lỗi trong các đoạn văn sau (Ví dụ trong SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1, tr.195-196).
Trả lời:
a. - Luận cứ trình bày thiếu logic, lộn xộn.
Sửa: Từ xưa tới nay, vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ luôn là đề tài chủ đạo trong thơ văn. Thời kì văn học trung đại Việt Nam nhiều tác giả đã viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,... Trong đó, Nguyễn Du là người phản ánh một cách sâu sắc nhất về vẻ đẹp và số phận những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh.
b. - Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ thiếu toàn diện chỉ tập trung vào “cái đói” trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao.
Sửa: Nam Cao viết nhiều về cuộc sống tối tăm, số phận bi thảm của người nông dân. Nổi bật nhất là cảnh nghèo đói, khốn cùng của người nông dân qua hình ảnh Lão Hạc phải ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt, trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ vì quá đói nên khi được cho ăn đã ăn quá no dẫn đến cái chết thảm. Đói tới mức người ta cưới nhau để chạy đói.
c. - Luận điểm không rõ ràng. Không phù hợp Phần gợi mở dẫn dắt không phù hợp cho việc nêu bật lên luận điểm chính.
Sửa: Mùa thu là đề tài gợi nhiều cảm hứng cho các thi nhân. Ta biết đến Đỗ Phủ với bức tranh thu nhuốm nỗi sầu vô biên, một Nguyễn Trãi với sức sống thu sinh động, vang vọng trong từng câu thơ. Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến - nhà thơ của mùa thu làng quê Việt Nam, với chùm thơ: Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm.
---------------------HẾT---------------------
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới và cùng với phần Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông để học tốt môn Ngữ Văn lớp 12 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chua-loi-lap-luan-trong-van-nghi-luan-39069n.aspx
Chi tiết nội dung phần Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dung, một bài học rất quan trọng cũng đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị.