Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới

Các em cùng soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới để thấy được dáng hình hiên ngang, anh dũng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, những khó khăn của nhà nước non trẻ về mọi mặt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, của chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh qua điểm nhìn trần thuật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới, ngắn 1

(Trích Những năm tháng không thể nào quên)
VÕ NGUYÊN GIÁP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả
- Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1925 và là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Tháng 12 – 1944, ông được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
- Tháng 8-1945 ông là Uỷ viên Uỷ ban Quân sự Bắc Kì, là thành viên Uỷ Ban Khởi nghĩa toàn quốc.
- Cách mạng tháng Tám thành công, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Năm 1948 ông được phong hàm Đại tướng, là Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam. Rồi Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Ông trực tiếp lãnh đạo quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) oai hùng.
- Sau đó, ông đã kinh qua nhiều chức vụ cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của Quân đội, Đảng và Nhà nước.
II. Tác phẩm Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
1. Xuất xứ
- Những năm tháng không thể nào quên là một cuốn hồi kí của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, được nhà văn Hữu Mai thể hiện. Cuốn hồi kí này không nhằm tự thuật về cuộc đời tác giả mà hướng tới tái hiện những những sự kiện trọng yếu, những biến cố có tính chất bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam hiện đại từ những ngày sục sôi trước Cách mạng tháng Tám đến những ngày gay go, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Song song với việc tái hiện các sự kiện, biến cố, hồi kí còn khắc hoạ những con người tiêu biểu của thời hiện đại, từ những người bình thường, đến những con người lỗi lạc, từng đảm nhiệm chức vụ quan. trọng của Đảng và Nhà nước.
- Điểm nhìn trần thuật giúp cho quyển hồi kí tái hiện lịch sử những nét lớn, những bức tranh toàn cảnh, tổng thể, đồng thời lại có sự đánh giá, bình luận tâm khái quát hết sức sâu sắc. Phần trích học tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, thử thách với toàn Đảng toàn dân ta, đó là Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới.
2. Bố cục
Phần trích có thể chia thành bốn đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến ập vào miền Bắc: Từ thế đứng vững mạnh, hiên ngang của dân tộc thời kì chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về “giờ phút hiểm nghèo” của đất nước Việt Nam mới.
– Đoạn 2: Từ Nước Việt Nam dân chủ đến thêm trầm trọng: những khó khăn mọi mặt của đất nước tưởng khó có thể vượt qua.
- Đoạn 3: Từ Trong hoàn cảnh như vậy đến ba trăm bảy mươi ki-lô-gam vàng: Những biện pháp tích cực của chính quyền mới và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của toàn Đảng, toàn dân,
– Đoạn 4: Phần còn lại: Hình ảnh Bác Hồ tượng trưng cho một chính thể mới, một nhà nước mới.
3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a) – Năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt, tác giả trở lại thời điểm đất nước ta năm 1945. Đó là thời điểm đất nước ta rơi vào tình thế vô cùng hiểm nghèo. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa thành lập, nước Việt Nam chưa có mặt trên bản đồ thế giới, hàng chục vạn quân Tưởng ập vào miền Bắc, thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc.
- Nhưng hiện tại đã khác trước, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã là một nước độc lập, Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam vừa ra đời đã được loài người tiến bộ trên thế giới chào đón. Thế và lực của chúng ta đã khác xa trước đây 25 năm, dân tộc ta đã có thể đứng vững mạnh và hiên ngang.
b) - Những khó khăn mọi mặt trong buổi đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Mọi hoạt động của Đảng vẫn tiến hành theo phương thức bí mật. Chính quyền thành lập nhiều ngày nhưng “chưa được nước nào công nhận”. Tình hình kinh tế, tài chính hết sức khó khăn. Đời sống nhân dân xuống thấp, dịch bệnh hoành hành. Càng khó khăn hơn nữa cho ta là tiếng súng của Pháp đã rung lên ở Nam bộ.
- Trước muôn vàn khó khăn, Đảng và chính phủ ta đã có những quyết sách hết sức đúng đắn, sáng suốt, những biện pháp tích cực để đưa đất nước qua cơn nguy biến. Đó là việc xây dựng bộ máy chính quyền mới, chính quyền của nhân dân. Thi hành chính sách mới về kinh tế - văn hoá. Kêu gọi tinh thần yêu nước tự nguyện của nhân dân Có thể nói bằng hàng loạt chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn, nội lực của nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
c) - Hình tượng nổi lên ấn tượng và hấp dẫn người đọc của đoạn trích là hình ảnh Bác Hồ, người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Nét đẹp ngời sáng nhất trong nhân cách Bác là sự toàn tâm, toàn ý phục vụ cho đất nước, cho nhân dân.
- Với cái nhìn biện chứng của một nhà cách mạng mác-xít vĩ đại, Bác đã thấy rõ sự đứng vững và tồn tại lâu dài của Nhà nước mới, bởi Người đã xác định rõ đây là nhà nước của nhân dân. Bác viết: “Các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng là đầy tớ của nhân dân”. Bác đã đề ra ba mục tiêu quan trọng là “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.
- Để xây dựng chính quyền mới vững mạnh, Bác kêu gọi toàn thể cán bộ phải kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực, phải nhận ra những khuyết điểm. Bác viết bài Tự phê bình cho đăng trên các báo lúc bấy giờ.
- Với tấm lòng, với nhiệt huyết tất cả dành trọn cho nhân dân, cho dân tộc, hình ảnh Bác hiện lên vô cùng cao đẹp, rạng ngời trong lòng nhân dân.
d) - Những năm tháng không thể nào quên không dừng lại là một hồi kí ghi lại những vấn đề liên quan đối với một đời người mà là tác phẩm liên quan đến vận mệnh của một quốc gia, dân tộc. Vì thế tác phẩm mang dáng dấp của một cuốn biên niên sử.
- Tác giả đã đứng trên điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để nhìn lại những khó khăn cũng như những thành tựu xuất sắc của đường lối giữ nước thần tình của nhân dân ta. Hồi kí đã góp thêm một cái nhìn bổ sung để chúng ta càng cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc: Bác Hồ kính yêu.

Việt Bắc là bài học nổi bật trong Tuần 8 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 12, học sinh cần Soạn bài Việt Bắc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

B. TỰ LUẬN
Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) khi đọc “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” của Võ Nguyên Giáp
Gợi ý làm bài
a) - Văn bản được trích từ tác phẩm Những năm tháng không thể nào quên - một cuốn hồi kí của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (nhà văn Hữu Mai ghi).
- Điểm nhìn trần thuật từ một người trong cuộc và từng giữ những trọng trách của chính phủ giúp cho quyển hồi kí tái hiện lịch sử ở những nét lớn, những bức tranh toàn cảnh, tổng thể, đồng thời lại có sự đánh giá, bình luận tâm khái quát hết sức sâu sắc.
b) - Đoạn trích tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn, thử thách với toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kì trứng nước của nền độc lập, tự chủ của dân tộc. .
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa thành lập đã rơi vào tình thế vô cùng hiểm nghèo. Đất nước chưa có tên trên bản đồ thế giới, hàng chục vạn quân Tàu Tưởng ập vào miền Bắc, thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc lan rộng.
- Trong khi đó, do chiến tranh kéo dài và sự bóc lột của bè lũ thực dân - phát xít, ruộng đất bỏ hoang, hạn hán, lũ lụt kéo dài, nhà máy ngừng hoạt động, buôn bán đình trệ.
- Ngân khố chỉ có một triệu đồng tiền rách của chính quyền cũ, chưa phát hành được đồng tiền Việt Nam..
- Pháp tái xâm lược, Tàu Tưởng đóng quân ở miền Bắc, chính quyền các cấp chưa được kiện toàn.
c) - Không chùn bước trước khó khăn, Chính phủ lập tức thực hiện nhiều biện pháp để đưa nước nhà vượt qua thời khắc gian khó đó.
-Ngay lập tức tiến hành mở tổng tuyển cử trong cả nước để bầu ra Quốc dân đại hội, chuẩn bị ra Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Đối với người dân lao động chính phủ chủ trương giảm tô, ban hành chế độ ngày làm việc tám tiếng, buộc học chữ quốc ngữ, bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế khác, tổ chức quyên góp Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng.
- Bằng hàng loạt chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn của dân tộc, nội lực của nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
d) - Hình tượng nổi lên ấn tượng và hấp dẫn người đọc của đoạn trích là hình ảnh Bác Hồ kính yêu, người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Nét đẹp ngời sáng nhất trong nhân cách Bác là sự toàn tâm, toàn ý phục vụ cho đất nước, cho nhân dân. Người đã xác định rõ đây là nhà nước của nhân dân. Bác viết: “Các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng là đầy tớ của nhân dân”. Bác đã đề ra ba mục tiêu quan trọng là “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.
- Để xây dựng chính quyền mới vững mạnh, Bác kêu gọi toàn thể cán bộ phải kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực, phải nhận ra những khuyết điểm. Bác viết bài Tự phê bình cho đăng trên các báo lúc bấy giờ. Trong đó cực lực phê phán thói quan liêu, tham nhũng.
– Với tấm lòng, với nhiệt huyết tất cả dành trọn cho nhân dân, cho dân tộc, hình ảnh Bác hiện lên vô cùng cao đẹp, rạng ngời trong lòng nhân dân.
– Những năm tháng không thể nào quên không dừng lại là một hồi kí ghi lại những vấn đề liên quan đối với một đời người mà là tác phẩm liên quan đến vận mệnh của một quốc gia, dân tộc.
– Bằng những dẫn chứng xác thực, bằng lối kể mạch lạc và bao trùm lên hết thảy là niềm tự hào dân tộc, Võ Nguyên Giáp tái hiện lại một giai đoạn lịch sử khó khăn nhưng vô cùng hào hùng và vẻ vang của dân tộc.
– Bản hồi kí thể hiện niềm lạc quan tin tưởng của vị đại tướng tài ba vào đường lối cách mạng đúng đắn của dân tộc. Sẽ không có bất kì một trở lực nào, bất kì một khó khăn nào có thể ngăn cản dân tộc ta trên bước đường đi tới và làm nên chiến thắng.

 

Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới, ngắn 2

(Trích Những năm tháng không thể nào quên)
VÕ NGUYÊN GIÁP
Câu 1. Tìm hiểu bố cục của đoạn trích ( Các đoạn, ý chính trong từng đoạn )
Trả lời:
Phân tích gồm 4 đoạn :
-   Đoạn 1: Từ đầu đến “…ập vào miền Bắc”: Hồi tưởng đất nước Việt Nam mới trong những giờ phút hiểm nghèo .
- Đoạn 2: “ Ập vào miền Bắc….trầm trọng”: tình cảm khốn khó của đất nước trên nhiều phương diện
-   Đoạn 3: Tiếp theo đèn “…ba trăm bảy mươi kilogam vàng” : Những biện pháp vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Đoạn 4: Phần còn lại: Nhà nước của dân, do dân, vì dân
 
Câu 2. Để hồi tưởng về những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại nào? Những cảm nghĩ cụ thể của tác giả?
Trả lời:
- Điểm nhìn hiện tại là năm 1970: Kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Cảm nghĩ của tác giả: So với 25 năm trước, tuy khó khăn như thế và lực lượng của ta đã khác:
+ Năm 1945 nước Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới .
+ Còn bây giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã là một đất nước tự do.
 
Câu 3. Phần trích đã nêu rõ những khó khăn nguy nan của nước Việt Nam mới ra sao? 
Trả lời:
Những khó khăn:
-  Nằm giữa bốn bề hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn.
-  Đảng phải hoạt động bí mật; Chính quyền cách mạng mới, “chưa được nước nào công nhận”.
-  Kinh tế hết sức khó khăn ngân khố chỉ còn một triệu bạc rách.
-  Đời sống nhân dân rất thấp, bệnh tật....
-  Thực dân Pháp xâm lược trở lại Nam Bộ.
 
Câu 4. Đảng và Chính Phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có quyết sách đứng đắn sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khổ?
Trả lời:  Biện pháp:
- Chính trị: Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, giải tán chính quyền cũ xây dựng bộ máy chính quyền mới.
- Kinh tế: giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân,… 
- Văn hóa: Toàn dân học chữ quốc ngữ,..
- Tài chính: Lập quỹ độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “tuần lễ vàng”. 
 
Câu 5. Trong cả phần trích, đâu là hình tượng tiêu biểu, gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
-   Gây ấn tượng mạnh là hình ảnh Bác Hồ.
- Vì : Sự toàn tâm toàn ý vì dân, vì nước. Để chính quyền mới có thể tồn tại và lớn mạnh dần, Bác đề ra ba mục tiêu quan trọng “diệt giặc đói, giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Và muốn thế phải dựa vào lực lượng và tinh thần của dân. Mặt khác, Bác đưa ra chủ trương tự phê bình, vạch ra “cái tệ tham ô, tham nhũng”.
 
Câu 6. Nghệ thuật viết hồi kí của tác giả có gì đặc biệt?
Trả lời:
là người đại diện cho nhân dân, cho Đảng, nhà nước cất lên tiếng nói của mình
Mang tính thời đại,có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc
thể hồi kí đã có một diện mạo mới, một tầm vóc mới.
 

Trên đây là phần Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận và cùng với phần Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông để học tốt môn Ngữ Văn lớp 12 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-nhung-ngay-dau-cua-nuoc-viet-nam-moi-39071n.aspx
 


Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Người tri thức yêu nước câu 1-3 trang 29 SGK
Lịch thi đấu AFC Asian Cup 2024, VCK U23 Việt Nam mới nhất
Xem trực tiếp U23 Việt Nam trên kênh nào của Tivi
Soạn bài Tập đọc: Út Vịnh trang 136 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Những bài viết hay về ngày Doanh nhân Việt Nam
Từ khoá liên quan:

Soạn văn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới

, hướng dẫn soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới, soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới ,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài phát biểu của hội phụ nữ ngày 20/10

    Bài cảm nghĩ ngày phụ nữ Việt Nam

    Lễ kỷ niệm 20/10 thì không thể thiếu những bài phát biểu của hội phụ nữ ngày 20/10 tại nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Mẫu bài phát biểu 20/10 của hội phụ nữ được giới thiệu sau đây là những mẫu phổ biến, có thể sử dụng tro ...

Tin Mới