Bên cạnh việc chuẩn bị tốt về tâm thế, kiến thức, để chinh phục thành công kì thi thăng hạng chức danh của giáo viên, các thầy cô cần tìm hiểu để biết được mình có đủ điều kiện thi thăng hạng hay không. Bài viết Giáo viên cần điều kiện gì để thăng hạng chức danh sẽ giúp các thầy cô nắm bắt thêm những thông tin quan trọng về thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên.
Giáo viên cần điều kiện gì để thăng hạng chức danh?
1. Thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên là gì?
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức đang làm việc trong các cơ sở giáo dục được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn. Việc thăng hạng từ hạng thấp lên hàng cao hơn được thực hiện thông qua kì thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên
Nguyên tắc thăng hạng giáo viên được quy định tại Điều 2 Thông tư 28/2017/TT-BGĐT như sau:
3. Tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh đối với giáo viên
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2017/TT-BGDDT, giáo viên đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần đảm bảo 3 điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự xét và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
- Viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ 3 năm liên tục (tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự xét)
- Có đủ trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp dự xét. Cụ thể:
>> Xem chi tiết Điều 3 Thông tư 28/2017/TT-BGDDT về điều kiện dự xét thăng hạng chức danh TẠI ĐÂY.
4. Hồ sơ dự xét thăng hạng của giáo viên
Căn cứ Điều 10 Thông tư 12/2012/TT-BNV, hồ sơ dự xét thăng hạng (chuyển loại viên chức) của cá nhân gồm:
- Đơn đăng ký dự dự thi
- Sơ yếu lí lịch theo Mẫu 2 Thông tư 12/2012/TT-BNV
>> Xem mẫu số 2 Sơ yếu lí lịch viên chức kèm them thông tư 12/2012/TT-BNV TẠI ĐÂY.
- Bản nhận xét, đánh giá có xác nhận của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp (Hiệu trưởng);
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét (được cơ quan có thẩm quyền chứng thực);
- Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp mà viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng.
>> Xem chi tiết Điều 10 Thông tư 12/2012/TT-BNV về hồ sơ dự xét thăng hạng giáo viên TẠI ĐÂY.
5. Quy trình tổ chức xét thăng hạng của giáo viên
Theo quy định tại Công văn 3124/BGDĐT-NGCBQLGD về tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên quy định việc tổ chức xét thăng hạng được thực hiện theo quy trình:
- Các đơn vị sự nghiệp hông báo kế hoạch tổ chức thi; Tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách giáo viên dự thi gửi về Bộ GDĐT.
- Thành lập Hội đồng xét thăng hạng
- Việc xét thăng hạng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
>> Xem chi tiết về Quy trình tổ chức xét thăng hạng được quy định tại Công văn 3124/BGDĐT-NGCBQLGD TẠI ĐÂY.
6. Mức lương của giáo viên sau khi thăng hạng
Mức lương sau khi thăng hạng là vấn đề được rất nhiều thầy cô quan tâm. Dưới đây là hệ số lương của giáo viên được thay đổi sau khi thi thăng hạng:
------------------HẾT---------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/giao-vien-can-dieu-kien-gi-de-thang-hang-chuc-danh-62489n.aspx
Như vậy, giáo viên khi thi thăng hạng chức danh cần đảm bảo những điều kiện được quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2017/TT-BGDDT. Bên cạnh vấn đề Giáo viên cần điều kiện gì để thăng hạng chức danh?, thầy cô cũng có thể tìm hiểu thêm những vấn đề nhận được nhiều quan tâm khác như giáo viên có bắt buộc phải thi thăng hạng không? tại Thuthuat.Taimienphi.vn.
- Xem thêm: Giáo viên có bắt buộc phải thi thăng hạng không?