Mức lương cơ sở năm 2022 là vấn đề được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm. Vậy mức lương cơ sở có thay đổi gì không? Tất cả những thông tin về lương cơ sở sẽ được đề cập qua bài viết sau. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Danh mục từ viết tắt
- NLĐ: Người lao động
- DN: Doanh nghiệp
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động
Thông tin về mức lương cơ sở
1. Mức lương áp dụng cho đối tượng nào?
Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là mức lương được áp dụng cho những đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức các cấp, từ cấp xã đến trung ương.
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương, ví dụ như hợp đồng 68.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc công an nhân dân.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã/phường/thị trấn, thôn, tổ dân phố.
=> Có thể thấy, những người áp dụng lương cơ sở là cán bộ, công chức, viên chức, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang.
Những người làm việc theo HĐLĐ trong các doanh nghiệp không áp dụng mức lương cơ sở. Những người này sẽ áp dụng mới lương tối thiểu vùng.
2. Mức lương cơ sở
2.1 Mức lương cơ sở qua các năm
Qua từng năm thì mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng lên, cụ thể được tổng hợp tại bảng sau:
2.2 Mức lương cơ sở 2022
- Theo Nghị quyết 86/2019/QH14 năm 2020 thì điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2020.
- Tuy nhiên, theo Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 thì mức lương cơ sở không được điều chỉnh tăng vì tập trung nguồn lực để phòng chống covid-19 và khắc phục hậu quả thiên tai.
=> Như vậy, hiện tại mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng
3. Mức lương cơ sở được áp dụng thế nào?
Theo quy định hiện hành, mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để tính:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và chế độ khác cho những đối tượng áp dụng lương cơ sở.
Ví dụ:
Mức lương cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.
+ Công chức loại A3, nhóm A3.1, bậc 1 có hệ số lương là 6.2 thì mức lương = 6.2 x 1.490.000 = 9.238.000 đồng;
+ Công chức loại A3, nhóm A3.1, bậc 2 có hệ số lương là 6.56 thì mức lương = 6.2 x 1.490.000 = 9.774.400 đồng.
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.
Ví dụ:
Theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP, phụ cấp và khoán kinh phí đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được xác định như sau:
+ Loại 1: Khoán quỹ phụ cấp = 16 lần mức lương cơ sở.
+ Loại 2: Khoán quỹ phụ cấp = 13,7 lần mức lương cơ sở.
+ Loại 3: Khoán quỹ phụ cấp = 11,4 lần mức lương cơ sở.
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Ví dụ"
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, một số chế độ cho NLĐ được tính theo lương cơ sở như:
+ Tiền trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần x Mức lương cơ sở tại tháng sinh con = 2 x 1.490.000 = 2.980.000 đồng.
+ Tiền dưỡng sức sau sinh của lao động nữ = Số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh x 30% x Mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm mức giảm trừ gia cảnh năm 2022 cho người nộp thuế, người phụ thuộc tại đây để có thể dễ dàng xác định mức tiền lương phải đóng thuế TNCN.
- Xem thêm: Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022
4. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng có giống nhau không?
Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn về lương cơ sở và lương tối thiểu vùng, tuy nhiên đây là hai mức lương hoàn toàn khác nhau, áp dụng cho những đối tượng khác nhau. Cụ thể:
* Về đối tượng áp dụng:
- Lương cơ sở áp dụng cho những người là cán bộ, công chức, viên chức, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang.
- Lương tối thiểu vùng áp dụng cho những NLĐ, DN sau:
+ NLĐ làm việc cho DN theo HĐLĐ (đây là đối tượng không thuộc các cơ quan, tổ chức nhà nước).
+ DN, tổ chức thành lập và hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp.
+ Hợp tác xã hay các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo HĐLĐ.
* Về cách áp dụng:
- Lương cơ sở là căn cứ để tính các khoản sau đây:
+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp, chế độ khác cho đối tượng áp dụng lương cơ sở.
+ Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định.
+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo lương cơ sở.
- Lương tối thiểu vùng là căn cứ tính các khoản sau đây:
+ Thỏa thuận và trả lương (mức lương tối thiểu) giữa DN và NLĐ.
+ Căn cứ tính đóng BHXH bắt buộc.
+ Căn cứ tính trả lương ngừng việc cho NLĐ.
+ Căn cứ tính tiền lương khi chuyển NLĐ làm công việc khác với HĐLĐ.
https://thuthuat.taimienphi.vn/muc-luong-co-so-68893n.aspx
Trên đây là thông tin về mức lương cơ sở cập nhật nhất mà chúng tôi cung cấp. Bạn đọc có thể theo dõi, phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng để áp dụng đúng trong trường hợp của mình.