I. Dàn ý phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
1. Mở bài
Giới thiệu tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”: "Người lái đò sông Đà" là một thành công tiêu biểu cho phong cách văn học của Nguyễn Tuân sau 1945.
2. Thân bài
* Sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy trữ tình, thơ mộng:
- Dòng sông dữ dội, hiểm ác:
+ Được xem như là " kẻ thù số một của con người"
+ Những con thác lớn dữ dội, những gạn nước mênh mang
+ Hai bờ sông dựng đá thành những vách hiểm trở
+ Từ trên cao xuống là vô vàn những hút nước như những trụ bê tông
+ Dòng nước kêu lên thành những tiếng ghê rợn
→ Sông Đà với tư thế hùng dũng và có phần bạo ngược của mình sẵn sàng nhấn chìm bất kể ai không vững vàng tay lái
- Sông Đà dịu dàng, thơ mộng:
+ Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình
+ Sắc nước đổi thay theo mùa
+ Bờ sông Đà cũng thật đẹp, thật ngọt ngào bởi hương vị của cảnh vật
→ Sông Đà như một " người cố nhân" gợi nhớ, gợi thương
* Người lái đò sông Đà- nghệ sĩ tài hoa
+ Ông già đã gần bảy mươi tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh
+ Ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần
trở nên thuần thục, bản lĩnh và kiên trường
+ Trên ngực ông là những "củ khoai nâu" in dấu những trận chiến vật vã với con sông Đà dữ dội→ Những tấm huân chương lao động cao quý.
+ Một mình một thuyền ông đã giao chiến như một vị dũng sĩ đầy tài ba
→ Vẻ đẹp trong lao động của người dân miền núi
3. Kết bài
Khái quát giá trị tuỳ bút: Nguyễn Tuân đã mang đến cho nền văn học nước nhà một kiệt tác vô cùng độc đáo, một phong cách nghệ thuật riêng biệt, uyên bác, tài hoa.
II. Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất nhiều thành tựu kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tuỳ bút “Sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm là kết quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để kiếm tìm “chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây Bắc” và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đây.
Ngay ở những câu văn đầu tiên, Nguyễn Tuân đã thể hiện rất rõ sự hung bạo của sông Đà. Dòng sông không trôi giữa đôi bờ “cát trắng phẳng lì” thơ mộng mà bờ sông “dựng vách thành”, cao vút, dựng đứng. Quãng sông thì hẹp đến nỗi “con nai, con hổ có lần vọt từ bờ sông này sang bờ kia”. “Mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời”, “đang mùa hè đi đò qua quãng ấy cũng cảm thấy lạnh”, cái lạnh của từng lớp da thịt, của sự sợ hãi trước thiên nhiên nơi đây. Khi đi qua quãng này, người ta cảm tưởng như mình “đang đứng ở một cái ngõ nào mà ngóng vọng lên cái cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng một loạt hình ảnh miêu tả, Nguyễn Tuân đã đẩy người đọc từ phố xá đô thị về khung cảnh hoang sơ đến đáng sợ của thiên nhiên sông nước. Người ta thấy hiện ra trước mắt là một khúc sông Đà vừa sâu, vừa hẹp, vừa tối, vừa lạnh đủ để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.
Đi qua bảy mươi ba cái ghềnh, có thể kể tên đến năm mươi cái ghềnh nhưng sợ hãi nhất là ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
--------------------HẾT--------------------
Trong tuần học thứ 16, chương trình SGK Ngữ văn lớp 12, các em đã được học bài thơ Người lái đò Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân. Để củng cố vốn kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài phân tích, cảm nhận về tác phẩm này, bên cạnh Dàn ý phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn nổi bật khác như: Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà, Soạn bài Người lái đò sông Đà ngắn gọn, Cảm nhận về Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân;...
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-tac-pham-nguoi-lai-do-song-da-cua-nguyen-tuan-48822n.aspx