Cảm nhận bài thơ Lai tân

Qua bài cảm nhận bài thơ Lai tân, các em sẽ hiểu được tâm trạng và thái độ của Hồ Chí Minh khi phải chứng kiến những điều giả dối, xấu xa, vô trách nhiệm của quan lại dưới chính quyền Tưởng Giới Thạch. Cùng với đó, bài cảm nhận cũng sẽ giúp các em thấy được nghệ thuật châm biếm tài tình, sâu cay của Bác được thể hiện qua tác phẩm.

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Lai tân

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cam nhan bai tho lai tan

Cảm nhận bài thơ Lai tân
 

I. Dàn ý Cảm nhận bài thơ Lai tân (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Ái Quốc và tập thơ Nhật kí trong tù:
- Nguyễn Ái Quốc, một tượng đài chính trị và văn học trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người đã có công cống hiến một số lượng khổng lồ thơ ca vào văn hóa nhân loại.
- Lai tân là một trong những bài thơ nổi bật được sáng tác trong khoảng thời gian tác giả bị giam cầm tại Trung Quốc.

2. Thân bài

- Bài thơ mang đậm màu sắc mỉa mai, châm biếm
+ Bộ mặt thật đằng sau cái mác hào nhoáng của Trung Quốc, ba nhân vật biểu tượng cho các tầng lớp quan chức trong chế độ Tưởng Giới Thạch...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nhận bài thơ Lai tân tại đây

 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Lai tân (Chuẩn)

Nguyễn Ái Quốc, một tượng đài chính trị và văn học trong lịch sử dân tộc Việt Nam, người đã có công cống hiến một số lượng khổng lồ thơ ca vào văn hóa nhân loại. Nổi bật nhất trong sự nghiệp của Người là tập thơ "Nhật kí trong tù" được sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây. Lai Tân là một trong những bài thơ hay nhất được trích từ tập thơ này. Tác phẩm đã khắc họa một cách chân thực và trào phúng xã hội Trung Hoa dưới chế độ Tưởng Giới Thạch, một xã hội thối nát, xập xệ, tệ nạn đầy rẫy từ những kẻ được coi là "công nhân viên chức ăn lương nhà nước".

Toàn bài thơ là giọng văn mỉa mai, châm biếm, vừa tả thực, vừa trào phúng nhằm tái hiện hiện thực xã hội được thời.

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc.

Tác giả cố ý khắc họa sự mâu thuẫn trong không gian bé nhỏ, nhà lao nơi bản thân bị giam cầm. Mâu thuẫn ở đây được xây dựng dựa trên danh phận và hành động đối lập của những quan chức trong nhà giam. Bộ máy thống trị thu nhỏ lại còn "ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng", có nhiệm vụ là quản lý các phạm nhân, trông coi trại giam và báo cáo những sai phạm về cấp trên. Nghe có vẻ thật quan trọng, đạo mạo và vất vả, nhưng thực tế, đó chỉ là cái mác cho hàng loạt những hành động khuất tất, phi pháp. Từng "ông quan" hiện lên với những chức vụ to tát nhưng hành động lại đớn hèn, mạt rệp, khoác lên mình vỏ bọc "trưởng" này "trưởng nọ", chức quyền vọng trọng để dễ bề thống trị.

Đầu tiên là "ban trưởng", một cái ghế to như thế nhưng kẻ ngồi trên nó hóa ra là tay "chuyên đánh bạc"; tiếp theo là "cảnh trưởng" làm nhiệm vụ giải người, nhưng công việc chính của hắn ta qua con mắt quan sát của tác giả là "kiếm ăn quanh", bóc lột của phạm nhân, tham nhũng, nhận hối lộ; cuối cùng là tên "huyện trưởng" mẫu mực "chong đèn", "làm công việc", nhưng cái công việc đó chính là hút thuốc phiện. Quả là những công việc đầy trách nhiệm! Tưởng chừng như những đầu não chính quyền được cử xuống đất Lai Tân với mục đích quán xuyến dân chúng, trông coi và cải tạo phạm nhân, nhưng chính bọn chúng lại là những tên tội phạm ngang nhiên hoành hành. Ở cái nơi giam cầm những kẻ phạm tội, những tên tội phạm lại thản nhiên hoành hành. Bộ mặt thật đằng sau cái mác hào nhoáng của Trung Quốc, ba nhân vật biểu tượng cho các tầng lớp quan chức trong chế độ Tưởng Giới Thạch, những con người được coi là cánh tay đắc lực của chính quyền, trông coi, cải tạo và áp giải tù nhân phạm tội thực chất là những kẻ mạt rệp, những tên tội phạm với nhân cách tha hóa được nhà nước bảo trợ. Viết như vậy, tác giả không chỉ mỉa mai, lên án ba tên quan kia mà muốn nhắc đến cả một hệ thống, một bộ máy chính quyền thối nát, mục rữa dưới thời Tưởng Giới Thạch. Để cho những kẻ như vậy nắm quyền cai trị, quản lý huyện Lai Tân, phải chăng, ngay đến cả Trung Hoa Đại lục cũng đang bị thống trị bởi những kẻ dốt nát, đớn hèn và độc ác. Qua vài câu thơ vừa tả thực vừa châm biếm, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày những góc khuất, những mặt trái tối tăm của xã hội thời bấy giờ, nơi một tên bạo chúa được mặc sức tung hoành, áp đặt, dân chúng lầm than, đói khổ, chính quyền tha hóa, cặn bã.

Chính trong hoàn cảnh bị những kẻ ngu dốt lộng quyền, "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình" là một câu nói đầy sâu cay và mỉa mai. Xã hội được cai quản bằng những kẻ như vậy nhưng vẫn yên ổn, "thái bình". Thái bình ở đây là cái vỏ bọc bên ngoài nhằm đánh lừa dân chúng, ẩn sâu bên trong là bộ máy thống trị ngu dốt, thối nát, ngay cả quan lại cũng tha hóa, cặn bã. Mảnh đất Lai Tân thái bình thịnh trị êm ấm thì ra bên trong là như vậy, mở rộng ra là cả xã hội Trung Quốc mục ruỗng đến xương tủy nhưng ngoài mặt vẫn phải tỏ ra thờ ơ, làm như những tệ nạn kia không hề tồn tại. Từ "vẫn" vừa thể hiện thái độ ngạc nhiên, vừa như đã biết trước, chẳng có gì lạ kì trước sự "thái bình" một cách phi lý. Một chế độ loạn lạc, một bộ máy dột từ nóc như vậy nhưng vẫn cai quản được cả vùng đất thái bình, thái bình ở đây là như thế nào, hay tất cả chỉ là bộ mặt lừa lọc, giả dối, tạo điều kiện cho những tên quan lại phạm tội được mặc sức tung hoành, nhũng nhiễu dân chúng, bòn rút tiền của nhân dân. Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp lên án và đả kích thậm tệ Tưởng Giới Thạch và chế độ quân chủ tập quyền tàn ác, xấu xa, giống như một cái tát vào những lời dối trá của Trung Hoa dân quốc. Một câu thơ rõ ràng là khen ngợi, nhưng đặt trong hoàn cảnh đó, không chỉ là một lời bóc mẽ mà sâu xa hơn nữa, đó là lời lên án, là tiếng nói thay mặt cho nhân dân, những nạn nhân của chủ nghĩa độc tài cay nghiệt và tàn bạo.

Bài thơ hàm súc, ngắn gọn với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã vạch trần bộ mặt thật của đám quan lại tham ô, bẩn tưởi nói riêng và cả bộ máy chính quyền Trung Hoa nói chung thời bấy giờ. Tiếng cười bật thốt lên đã thay cho tiếng tố cao mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất. Tác gỉả cực kì thành công trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh đối lập, mâu thuẫn, qua đó khắc họa chân thực và rõ nét toàn cảnh chế độ đương thời.

------------------HẾT-------------------

Lai tân là một trong những tác phẩm đặc sắc trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh. Cùng tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm trong bài thơ, bên cạnh bài Cảm nhận bài thơ Lai tân trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Lai tân, Phân tích bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh, Soạn bài Lai tân (Hồ Chí Minh), soạn văn lớp 11.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-bai-tho-lai-tan-48216n.aspx

Tác giả: Công Lý     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa
Cảm nhận của em về chân dung người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính
Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con chim chiền chiện
Phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn)
Từ khoá liên quan:

Cam nhan bai tho Lai tan

, phan tich bai tho lai tan cua ho chi minh, cam nhan bai tho lai tan trong nhat ki trong tu cua ho chi minh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu

    Văn mẫu hướng dẫn phân tích bài Sang Thu

    Khổ cuối bài thơ Sang thu được coi là kết tinh của những chiêm nghiệm, triết lí cuộc sống vô cùng sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, vậy em có Cảm nhận khổ thơ cuối bài sang thu như thế nào, cùng viết bài văn ngắn để chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó nhé.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Viết đoạn văn kể về ngày hội quê em, văn mẫu lớp 3

    Ngày hội quê hương là cơ hội trải nghiệm những hoạt động văn hóa độc đáo. Taimienphi sẽ hướng dẫn các em cách viết đoạn văn kể về ngày hội quê em một