Phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn)

Qua việc phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn), các em học sinh sẽ hiểu hơn về tình cảm nhớ thương Tổ quốc, quê hương, đồng bào và nỗi mong ngóng được trở về Tổ quốc thân yêu của người tù, người cách mạng yêu nước Hồ Chí Minh.

Đề bài: Phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn)

phan tich bai tho moi ra tu tap leo nui tan xuat nguc hoc dang son

Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn)

Bài mẫu: Phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn)

Là một con người thì quyền tối thiểu là được sống và được tự do, thế nhưng trong với một số người thì họ lại bị tước đi quyền tự do một cách vô lí. Đó là Bác Hồ- vị cha già đã dành cả cuộc đời để đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Người phải chịu những ngày tháng bỏ tù khổ sở, chịu đói chịu lạnh đến thấu xương. Thế nhưng càng khó khăn gian khổ, sự tự do của Bác càng bị vùi dập thì Người lại càng ung dung không chút nao núng. Thật vậy dù sống trong lao ngục gông kìm Bác vẫn cho ra đời những áng thơ văn với ý chí, tinh thần bất khuất đến không tưởng. Hơn thế nữa trong Bác vẫn sáng ngời niềm tin nghị lực sống, lòng yêu thiên nhiên đến vô hạn. Thật vậy, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng với bao tâm sự của Bác đã được gửi gắm qua tác phẩm "Mới ra tù, tập leo núi" được viết khi Người mới thoát khỏi mười bốn tháng bị giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch.

Nhắc đến Bác là nhắc đến một con người vĩ đại tự đặt trên vai mình trọng trách to lớn của cả dân tộc, nhưng nhắc đến Bác cũng là nhắc đến một nhà thơ lớn với kho tàng thơ văn đồ sộ ẩn chứa bao tư tưởng nhân văn cùng với tinh thần bất khuất, lòng yêu thiên nhiên vô hạn. Bị cầm tù hơn một năm trời dài đằng đẵng bởi vậy dù có tinh thần thép đến đâu đi chăng nữa thì Bác cũng không tránh khỏi đôi lúc thấy cô đơn, đôi khi thèm khát được trở về quê hương yêu dấu. Thật vậy khi vừa thoát khỏi cảnh gông cùm Bác lại ngay lập tức đắm chìm vào thiên nhiên, hòa mình vào thưởng thức dư vị đất trời.

"Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân

Giang tâm như kính tịnh vô trần"

Dịch:

"Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng bụi không mờ"

Từ những sự vật vô tri vô giác không có tâm hồn mà nay dưới đôi mắt của Bác chúng trở nên tinh tế, sống động và thật có hồn. Cảnh vật vốn chỉ là những thứ diễn ra hằng ngày dưới mắt chúng ta, trên đỉnh núi cao sẽ có những gợn mây trắng phủ quanh, đó là một sự thật hiển nhiên. Thế nhưng dưới con mắt của một kẻ si tình, một người hết lòng yêu thiên nhiên thì cái sự thật tầm thường đó lại trở nên có hồn đến lạ. Mây và núi cũng biết gắn bó với nhau như những con người vậy, chúng ôm ấp nhau với những cái ôm thật chặt đầy ấm áp. Tầm nhìn của Bác thay đổi từ cao xa trở về gần và thấp hơn. Trong đôi mắt Người lúc ấy hiện lên khung cảnh mê hoặc đầy cuốn hút của dòng sông. Có lẽ cảnh vật đang phô ra vẻ đẹp huyền bí nhất của nó để quyến rũ người chiến sĩ cách mạng vừa được trả lại tự do ít lâu trước đó. Dòng sông mang một vẻ đẹp dịu dàng trong suốt như một chiếc gương khổng lồ đang phản chiếu vạn vật xung quanh. Vẻ đẹp của dòng sông như gột rửa tâm hồn con người, sự thuần khiết ấy như tấm lòng của Bác, một lòng vẫn luôn hướng về Đảng về dân.

Sau những giây phút đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên thì dường như Bác cũng bị cảnh vật tác động lại, những tâm sự cùng bao ưu tư của một người lính bấy lâu nay bị tách khỏi đồng bào, đồng chí dội về từ tiềm thức một cách dữ dội:

"Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh

Dao vọng Nam tiên ức cô nhân"

Dịch:

"Bồi hồi dạo trước Tây Phong lĩnh

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa."

Âm điệu của bài thơ biến đổi trở nên trầm lắng, thiết tha. Sau giây phút say đắm với thiên nhiên thì nay đứng một mình trước cái thiên nhiên rộng lớn ấy Bác lại thấy cô quạnh, nhỏ bé hơn bởi nỗi nhớ bạn, nhớ đồng bào đồng chí mà mình đã từng gắn bó. Cảm xúc của Người giờ đây có vui, có buồn đan xen khó tả, bao thứ xúc cảm ấy khiến Người thêm bồn chồn bởi nỗi nhớ nhà, niềm khao khát được trở về quê hương yêu dấu của mình.

Thật vậy, bài thơ khép lại với không khí cổ kính tràn ngập trong vẻ đẹp thiên nhiên nơi xứ lạ. Đây quả thực là một khúc ca tráng lệ đánh dấu sự kết thúc cho một chặng đường đầy khó khăn trắc trở và mở đường cho một chặng đường hoạt động cách mạng gian khổ hơn. Từ đỉnh núi mù mịt khói mây, Người hướng về quê hương yêu dấu nơi những người bạn, người đồng chí đồng bào đang ngày đêm chuẩn bị cho cuộc cách mạng Tháng Tám đầy vẻ vang huy hoàng của dân tộc. Chiến thắng đang vẫy gọi và Người sẽ không chùn bước, đó sẽ là động lực để Bác cùng với nhân dân phá tan xiềng xích nô lệ, khai sinh ra một nước Việt Nam hoàn toàn dân chủ và đầy tự do, no ấm cho chúng ta sau này.

Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên Taimienphi.vn

- Bình giảng bài Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn)
- Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-moi-ra-tu-tap-leo-nui-tan-xuat-nguc-hoc-dang-son-42250n.aspx

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố)
Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân siêu hay
Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư
Thuyết minh về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu
Từ khoá liên quan:

Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục

, học đăng sơn), văn mẫu Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích Thơ duyên

    Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

    Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Viết 4 - 5 câu về tình cảm với bạn bè

    Chúng ta ai cũng có cho mình những người bạn thân thiết. Hãy cùng tập cách kể, giới thiệu về người thân của mình qua bài Viết 4 - 5 câu về tình cảm