Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư

Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, nhà thơ Lí Bạch đã mở ra khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Cùng phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư để khám phá Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư các em nhé.

Đề bài: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

buc tranh thien nhien hung vi trong bai xa ngam thac nui lu

Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư
 

Bài văn mẫu Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư

Có thể nói, thơ ca luôn đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống vô cùng đáng quý. Trong nền thơ đồ sộ của nhân loại thì thơ Đường của Trung Quốc là một thành tựu lớn lao. Trong đó, nhà thơ Lý Bạch được đánh giá là một trong những thi sĩ lớn nhất đời Đường. Ông có nhiều bài thơ xuất sắc, một trong số đó là bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" (Vọng Lư Sơn bộc bố)- một bức tranh kỳ vĩ, hoành tráng của thiên nhiên được khắc họa nên qua ngòi bút của nhà thơ vĩ đại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Bài thơ được làm theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt vừa ngắn gọn, vừa súc tích, hàm chứa nhiều cảm xúc của nhà thơ trước cái đẹp của thiên nhiên nơi có thác núi Lư. Mở đầu bài thơ, tác giả viết: "Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên"- Đây là cái nhìn phong cảnh từ xa của thi sĩ, để thấy được ánh mặt trời tuyệt đẹp lúc bấy giờ đang rọi qua thác nước, tạo nên một làn ánh sáng vô cùng kỳ ảo và rực rỡ bao trùm lấy ngọn núi Hương Lô. Câu thơ vừa có ánh sáng, vừa có đường nét hùng vĩ của núi rừng, lại có sắc màu rực rỡ của "làn khói tía" (tử yên). Và có lẽ tất cả cái hay của câu thơ đọng ở chữ "sinh". Với chữ này, phong cảnh trong thơ tưởng chừng rất êm đềm, tĩnh lặng mà lại rất sống động, khiến cho người đọc như hình dung được những tia sáng rực rỡ và sự lan tỏa chầm chậm của làn khói tía nhẹ nhàng bay bay như mây phủ núi. Thiên nhiên đẹp và có hồn trong thơ của Lý Bạch, đây cũng là nét đặc trưng của thơ ông.

Bước chân của nhà thơ như tới gần hơn với thác nước, để thấy được: "Dao khan bộc bố quải tiền xuyên". Có thể nói cái nhìn của nhà thơ xưa thật vô cùng độc đáo, một ngọn thác lớn ầm ầm cuộn chảy đã được Lý Bạch gói gọn lại trong hình ảnh gợi ra từ chữ "quải" (treo). Ngọn thác được treo lơ lửng trên dòng sông phía trước như một dải lụa lớn nhẹ nhàng uốn lượn. Chữ gợi hình mà cũng gợi cảm xúc, đó là sự thán phục và ngưỡng mộ của con người trước sự khéo léo và vĩ đại của tạo hóa khi tạc nên những vẻ đẹp hùng tráng nhường ấy. cả một cảnh trí thiên nhiên hoành tráng được gói lại trong một câu thơ. Ngọn thác tưởng "động" mà lại "tĩnh" một cách độc đáo qua cách viết của thi nhân.

Thế rồi nhà thơ ngẩng đầu nhìn thật kỹ dòng thác lớn "Phi lưu trực há tam thiên xích". Câu thơ dịch nghĩa ra có nghĩa là thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước. Quả thật, cái hay của câu thơ được thể hiện qua động từ "phi" (bay). Sự nhanh và mạnh của dòng thác được nhấn mạnh qua động từ này, lại được bổ sung thêm sắc thái cảm xúc qua từ "trực" và cụm từ tả độ cao "tam thiên xích". Dòng thác treo lơ lửng ấy không bất động, mà nước cuồn cuộn bay xuống từ đỉnh núi cao hơn ba nghìn thước. Thật là một vẻ đẹp mạnh mẽ và hùng tráng đến lay động lòng người.

Chính vì dòng thác lớn đến như thế, ấn tượng sâu đậm đến như thế nên đột nhiên nhà thơ có một liên tưởng lạ và rất hay: "Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên". Dòng thác núi Lư kì vĩ đến mức Lý Bạch cho rằng ấy là sông Ngân Hà tuột từ mây mà rơi xuống trần gian. Thế là cảnh đẹp thiên nhiên trần thế mang một sắc thái của tiên cảnh. Dòng thác lấp lánh ánh mặt trời như dòng sông lấp lánh ánh sao tô điểm cho cảnh núi non vừa bao la trập trùng mà vừa huyền ảo quyến rũ lòng người. Câu thơ kết đã khép lại bài thơ nhưng mà mở ra thật nhiều xúc cảm và liên tưởng vô biên.

--------------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/buc-tranh-thien-nhien-hung-vi-trong-bai-xa-ngam-thac-nui-lu-47773n.aspx
Bên cạnh bài Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư, khi tìm hiểu về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, các em không nên bỏ qua: Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư, Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố), Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch.

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nghĩ của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch
Dàn ý cảm nghĩ của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch
Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài Việt Bắc
Sơ đồ tư duy Xa ngắm thác núi Lư
Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến
Từ khoá liên quan:

Buc tranh thien nhien hung vi trong bai Xa ngam thac nui Lu

, Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới