Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà ngắn gọn

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, học kì I là một bài viết quan trọng giúp em hiểu hơn về giá trị nghệ thuật của tùy bút này. Hãy tham khảo những mẫu do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây để bước đầu đi sâu tìm hiểu tác phẩm nhé!

Đề bài: Phân tích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” - Nguyễn Tuân.

y nghia nhan de va loi de tu cua nguoi lai do song da

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà

HOT Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ văn lớp 12

 

I. Gợi ý giải nghĩa nhan đề và lời đề từ trong Người lái đò Sông Đà: 

1. Nhan đề: 
- Đề cập đến hai hình tượng chính: 
+ Người lái đò: Con người lao động, chuyên chở hàng hóa, hành khách qua sông.
+ Sông Đà: Dòng sông mẹ của đồng bằng Bắc Bộ, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. 
- Ca ngợi vẻ đẹp của sông Đà vừa hung bạo, dữ dằn, vừa thơ mộng, trữ tình. Đồng thời, nâng tầm vẻ đẹp con người lao động trên nền thiên nhiên hùng vĩ. 
2. Lời đề từ: 
- "Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông" - Wladyslaw Broniewski:
+ Tiếng hát của con người đang hăng say lao động. 
+ Thể hiện cái nhìn đầy trân trọng với vẻ đẹp bình dị của những con người lao động. 
- "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu" - Nguyễn Quang Bích:
+ Dịch nghĩa: Tất cả các con sông đều đổ về phía đông. Chỉ có dòng sông Đà chảy theo hướng Bắc. 
+ Thể hiện cái độc nhất của dòng sông Đà -> Nét đẹp lạ lùng mà Nguyễn Tuân luôn hướng tới. 


II. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà, mẫu 1 (Chuẩn)


* Ý nghĩa nhan đề "Người lái đò sông Đà:

- Giải thích:
+ Người lái đò: người chuyên nghề đưa đò, chuyên chở hàng hóa trên sông.
+ Sông Đà: phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, mang vẻ đẹp vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình.

- Ý nghĩa:
+ Nhan đề đề cập đến 2 hình tượng được phản ánh trong tùy bút: Người lái đò và con sông Đà.
+ Nhan đề thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và chất tài hoa ở con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.


* Ý nghĩa lời đề từ:

Lời đề từ của tùy bút là trích dẫn hai câu thơ của Wladyslaw Broniewski và Nguyễn Quang Bích.

- "Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông" (Wladyslaw Broniewski):
+ Tiếng hát trên dòng sông: tiếng hát của người lao động khi đang làm việc trên sông, thể hiện vẻ đẹp của người lao động bình dị.
+ Lời đề từ là lời cảm thán, thể hiện cảm xúc say mê của tác giả trước tiếng hát trên dòng sông.

- "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu" (Nguyễn Quang Bích):
+ Nghĩa: Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông - Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc.
+ Chỉ nét độc đáo, kì lạ, ấn tượng của con sông Đà - cái đẹp lạ mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.
=> Lời đề từ đề cập đến hai hình tượng trong tác phẩm đồng thời thể hiện tình yêu tha thiết của nhà văn trước thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Ngoài ý nghĩa nhan đề, các em nên xem thêm Sơ đồ tư duy Người lái đò sông đà và các bài văn mẫu liên quan tới tác phẩm như Phân tích hình tượng người lái đò sông đà, Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà... để nắm chắc các luận điểm, luận cứ trong bài, làm bài văn hoàn chỉnh và hay hơn.
 

III. Bài mẫu phân tích Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn nhất: 

 

1. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò Sông Đà - mẫu số 1: 

"Người lái đò Sông Đà" là một tùy bút có tiếng tăm, được Nguyễn Tuân viết trong chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tác giả đã thể hiện được phong cách nghệ thuật tài ba của mình ngay từ trong nhan đề tác phẩm. "Người lái đò Sông Đà" đề cập đến hai đối tượng chính. Đầu tiên là những con người lao động, miệt mài chở hành khách cùng hàng hóa qua sông. Thứ hai chính là sông Đà - mạch nguồn nuôi dưỡng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy có thể thấy, chỉ từ nhan đề tác phẩm, Nguyễn Tuân vừa khắc họa được vẻ đẹp của sông Đà, vừa ca ngợi, nâng tầm vẻ đẹp con người trong những tháng ngày lao động hăng say. 

Bên cạnh đó, bài tùy bút còn có đến hai lời đề từ. Điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Câu thơ của thi sĩ người Ba Lan  Wladyslaw Broniewski: "Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông" có thể được hiểu như sự say mê, đề cao nét đẹp lao động đáng trân quý của con người. Còn lời đề từ thứ hai: "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu" đã thể hiện nét đẹp độc đáo, riêng biệt mà tác giả nhìn thấy ở con sông lịch sử. Muôn dòng sông đều chảy về phía đông, chỉ riêng có Đà giang hướng theo phương Bắc. 

Qua đó, có thể thấy cả nhan đề cùng những lời đề từ đã phần nào giới thiệu đến độc giả hai chủ thể chính mà tác phẩm hướng tới. Đồng thời, thể hiện tình yêu, sự gắn bó sâu sắc của Nguyễn Tuân dành cho thiên nhiên và con người Tây Bắc. 

 

2. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân - mẫu số 2: 

Với tùy bút "Người lái đò Sông Đà", Nguyễn Tuân đã khẳng định được tài năng, sự tinh tế trong ngòi bút và cả phong cách nghệ thuật uyên bác, tài hoa của mình. Nhan đề tác phẩm giới thiệu đến độc giả hai chủ thể chính: người lái đò và con sông Đà lịch sử. Những người lái đò cần mẫn, miệt mài, kiên trì mà không kém phần khéo léo, tài ba. Họ làm việc trên Đà giang - dòng sông mẹ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chính cái vẻ dữ dội, hùng vĩ của Đà giang đã nâng cao tầm vóc con người, đưa họ sánh ngang với thiên nhiên đất trời. 

Tác phẩm có đến hai lời đề từ. Đầu tiên chính là câu thơ của thi nhân người Ba Lan - Wladyslaw Broniewski: "Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông". Đây vừa như một câu cảm thán, vừa như lời ngợi ca, trân trọng hướng đến nét đẹp bình dị mà không kém phần lớn lao của những con người lao động. Bên cạnh đó, sự độc đáo, khác biệt Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm cũng xuất hiện qua hình ảnh dòng sông Đà: "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu". Trong khi các con sông khác xuôi về phía đông, chỉ có Đà giang hướng theo phương bắc. Chính điều này đã mang đến sự hứng thú, ham muốn khám phá của người mang chủ nghĩa xê dịch như Nguyễn Tuân. 

Bằng cả nhan đề và hai lời đề từ, độc giả không chỉ nhận biết được chủ thể bài tùy bút hướng tới mà còn cảm nhận rõ hơn tình yêu, sự trân trọng Nguyễn Tuân dành cho vùng đất Tây Bắc thân thương. 

 

3. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân - mẫu số 3: 

Tùy bút "Người lái đò sông Đà" in trong tập "Sông Đà" (1960) là tùy bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Ngay từ nhan đề và lời đề từ, người đọc đã có thể phần nào cảm nhận được chủ đề, tư tưởng mà Nguyễn Tuân gửi gắm trong tác phẩm. Nhan đề "Người lái đò sông Đà" đã đề cập đến hai hình tượng chính đó là người lái đò và con sông Đà. Người lái đò là người chuyên nghề đưa đò, chuyên chở hàng hóa trên sông. Sông Đà phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, mang vẻ đẹp vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình. Như vậy, nhan đề đã góp phần thể hiện chủ đề, nội dung của tùy bút: ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và chất tài hoa ở con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Cùng với nhan đề, hai câu thơ được sử dụng làm lời đề từ cũng chứa đựng dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trước hết là câu thơ "Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông" của nhà thơ Ba Lan Wladyslaw Broniewski. "Tiếng hát trên dòng sông" có thể hiểu là tiếng hát của người lao động khi đang làm việc trên sông. Lời đề từ vừa ca ngợi vẻ đẹp của người lao động bình dị, vừa là lời cảm thán, thể hiện cảm xúc say mê của tác giả trước tiếng hát trên dòng sông. Lời đề từ thứ hai là câu thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Bích: "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu" nghĩa là "Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông - Chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc". Câu thơ đã cho thấy vẻ độc đáo, kì lạ của sông Đà - cái đẹp lạ mà Nguyễn Tuân theo đuổi, khám phá. Như vậy, cả nhan đề và lời đề từ đều thể hiện tình yêu tha thiết của nhà văn trước thiên nhiên và con người Tây Bắc.

---------------HẾT---------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/y-nghia-nhan-de-va-loi-de-tu-cua-nguoi-lai-do-song-da-69369n.aspx
Việc tìm hiểu ý nghĩa nhan đề cũng như những lời đề từ mà tác giả đưa vào văn bản sẽ giúp các em hiểu hơn giá trị mà tác phẩm mang lại.  Để ôn tập, củng cố toàn diện, các em hãy tham khảo thêm các bài viết: Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà trong cảnh vượt thác, Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà, Cảm nhận tính cách hung bạo sông Đà trong Người lái đò Sông Đà, Cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của sông Đà trong Người lái đò sông Đà Chúc các em học tốt!

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
Bình giảng đoạn văn sau trong Người lái đò Sông Đà: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà... mình dây cổ điển trên dòng trên"
Vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm Người lái đò sông đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông
Cảm nhận tính cách hung bạo sông Đà trong Người lái đò Sông Đà hay nhất
Tóm tắt Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân ngắn gọn nhất
Từ khoá liên quan:

y nghia nhan de va loi de tu cua nguoi lai do song da

, y nghia nhan de nguoi lai do song da ngu van lop 12, y nghia loi de tu tuy but nguoi lai do song da cua nguyen tuan,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài giảng Người Lái Đò Sông Đà

    Tìm hiểu ý nghĩa tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà

    Người lái đò sông Đà là một tác phẩm đặc sắc và thường xuất hiện nhiều lần trong các đề thi Đại học, bài giảng Người Lái Đò Sông Đà sau đây không chỉ là tài liệu giúp các thầy cô có thể soạn các bài giảng hay mà còn giúp ...

Tin Mới