Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa

Bài văn mẫu Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là ông lái đò tài hoa sẽ giúp cho em hiểu hơn về hình tượng người lái đò nói riêng và bài bút kí “Người lái đò sông Đà nói chung”. Mời em tìm hiểu ngay sau đây.

>> Những bài văn Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà hay, đạt điểm 10

Đề bài: Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là Ông lái đò tài hoa.

chung minh rang con nguoi trong nguoi lai do song da la ong lai do tai hoa

3 Bài văn mẫu Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.
3. Bài mẫu số 3.

 

I. Dàn ý Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là Ông lái đò tài năng ngắn gọn

1. Mở bài:
- Giới thiệu về bài kí và tác giả Nguyễn Tuân.
- Giới thiệu nhận định: "Con người trong "Người lái đò sông Đà" là ông lái đò tài hoa". 
2. Thân bài:
a) Giải thích người tài hoa là gì:

- Tài hoa là con người đạt đến trình độ hoàn thiện, hoàn mĩ, điêu luyện trong công việc của mình. 
- Người lái đò sông Đà tài hoa vì ông ấy đã rất am hiểu dòng sông và đạt đến trình độ điêu luyện trong công việc chèo đò. 
b) Giải thích vì sao ông lái đò lại là người tài hoa: 
- Cuộc sống của ông gắn liền với sông Đà từ khi sinh ra.
- Ông có hiểu biết tường tận về dòng sông.
- Ông nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá.
- Ông nhớ mặt điểm tên lũ đá thác, thuộc cả quy luật phục kích của chúng.
- Ông biết rõ từng cửa tử, cửa sinh của cả ba "trùng vi thạch trận".
=> Ông lái đò am hiểu về công việc của mình.
- Ông lái đò điêu luyện, bình tĩnh, dũng cảm:
+ Dù có bị thương vẫn cố giữ tay chèo.
+ Quả cảm, chuẩn xác lao thẳng vào cửa sinh dù nó có ở vị trí khó di chuyển.
=> Ông lái đò là người cực kì có tài năng trong công việc chèo đò, vượt thác sông Đà.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa.

 

II. Bài mẫu Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa hay nhất 

 

1. Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa, mẫu số 1:

Bài bút kí "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân là một tác phẩm khá nổi tiếng, được viết năm 1960, sau một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của nhà văn. Trong những ngày xuôi ngược trên sông Đà, ông có gặp người lái đò và nhận thấy đây là con người tài hoa mà mình hằng tìm kiếm. 

"Người lái đò sông Đà" tập trung miêu tả hai hình tượng chính đó là sông Đà vừa dữ dội, hiểm nguy lại vừa trữ tình tình, thơ mộng và hình tượng người lái đò. Trên bức nền thiên nhiên đó, ta thấy được hình ảnh của ông lái đò - một con người lao động đầy tài hoa.

Theo Nguyễn Tuân, vẻ tài hoa không chỉ có ở nghệ sĩ mà còn có ở tất cả mọi người. Đối với bất kì công việc nào, khi người lao động đạt đến trình độ hoàn mĩ, hoàn thiện trong công việc đó thì đó chính là sự tài hoa bậc nhất. Còn với người lái đò sông Đà, vẻ tài hoa ở đây chính là sự am hiểu về dòng sông và sự điêu luyện, khéo léo mỗi lần chèo đò vượt thác. 

Người lái đò được giới thiệu là sinh ra ở ngã ba ngay cạnh sông, giờ đây đã hơn bảy mươi tuổi. Trong suốt những năm tháng trong cuộc đời mình, ông gắn bó với sông Đà, xem đây như một người bạn, người đồng hành và cũng là kẻ thù số một của mình. Nét tài hoa của ông được hình thành cũng một phần là nhờ lí do đó. Vì đã qua lại trên sông lắm lần nên ông đã có hiểu biết tường tận. Khúc sông nào có sóng to, khúc nào có thác nước, khúc nào nguy hiểm hay yên bình, nhà đò đều nắm rõ hơn ai hết vì họ đã kiếm ăn trên Đà giang này mấy chục năm trời. Khi tiến đến đối đầu với "trùng vi thạch trận", người lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Sóng, đá, thác ở đây nghìn năm vẫn vậy, chẳng bao giờ thay đổi, thế nên ông đã thuộc được cả quy luật phục kịch của chúng. Thậm chí, ông nhớ rõ mặt của từng hòn đá, biết cách làm thế nào để vượt qua chúng một cách dễ dàng. Thật không sai khi người ta nói, khi muốn yêu thích, đam mê điều gì, bạn phải hiểu rõ về nó. Ông lái đò ở đây cũng vậy, có lẽ vì đã gắn bó với sông Đà quanh năm nên ông cũng yêu lấy cái dòng sông đầy đoan trắc trở này, điểm mặt đọc tên từng hòn đá trên sông một. 

Trong trận chiến với "trùng vi thạch trận", người lái đò đã nắm rõ từng cửa sinh, cửa tử. Ông thực hiện từng động tác điêu luyện "hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình", "ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết một đường chéo", "đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên", "đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến",... Từ sự điều khiển của ông lái đò, con thuyền cũng "chọc thủng cửa giữa", "vút" đi như "mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước". Lúc này, người và thuyền đã hòa vào làm một, người lái đò và con thuyền đã chiến thắng trận đấu đầy cam go, nguy hiểm với thác đá sông Đà. Đó chính là nét tài hoa mà Nguyễn Tuân muốn kể đến với bạn đọc. Sự điêu luyện, thuần thục, nhanh nhẹn của ông đò đã tạo nên vẻ đẹp toàn diện, toàn mĩ trong công việc. Chiến thắng dòng thác không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là giúp thuyền đi qua hiểm nguy mà còn ẩn dụ cho sự chiến thắng thiên nhiên của con người. Từ đây, tác giả ngầm ca ngợi người lái đò như một nghệ sĩ, một anh hùng đã giành lấy huy chương cho trận đấu vừa diễn ra. 

Thậm chí, khi bị thương, ông lái đò vẫn "cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi". Tuy đối mặt với sóng to gió lớn, trên người bị thương nhưng ông vẫn không nao núng, chỉ huy sáu mái chèo bằng hiệu lệnh rõ ràng, ngắn gọn. Vẻ đẹp toát ra từ sự bình tĩnh, khiêm nhường và mạnh mẽ khiến cho người đọc thấy rõ được những phẩm chất cao đẹp của ông lái đò. Sau khi trải qua trận chiến, nhà đò không nói gì về chiến công mình vừa lập được mà chỉ ngồi nói những câu chuyện phiếm, nổi lửa nấu cơm. Đó là nét đẹp bình dị, khiêm nhường, thanh cao của con người tài hoa, điêu luyện. 

Nguyễn Tuân không dùng quá nhiều ngôn từ để diễn tả vẻ đẹp tài hoa của ông lái đò mà chỉ đặt con người trong trận chiến với thiên nhiên để mô tả. Đây là một cách viết khá độc đáo và khôn ngoan của nhà văn. Không cần phải chứng minh quá nhiều, chỉ một vài nét miêu tả con người trong trận chiến ta cũng đã biết được sự tài hoa, nghệ sĩ của ông lái đò. 

Sau chuyến công tác lên Tây Bắc, tác giả Nguyễn Tuân đã tìm thấy chất "vàng mười" đã qua thử lửa trong con người ở nơi đây. Ở bài bút kí "Người lái đò sông Đà", con người đó đó chính là ông lái đò tài hoa. Con người tuy bình thường, giản dị nhưng cũng đang ngày đêm lao động, đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. 

 - - - - - - - - - - - - - - - - - - -  HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Qua bài mẫu, ta có thể khẳng định rằng con người trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân đầy tài hoa, khéo léo. Để tìm hiểu thêm nội dung về tác phẩm, em có thể tham khảo các bài mẫu khác trên Taimienphi.vn như: Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con Sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà; Cảm nhận về hình tượng người lái đò qua bài tùy bút Người lái đò sông Đà; Cảm nhận về danh xưng chất vàng mười Tây Bắc mà Nguyễn Tuân dành tặng ông lái đò trong Người lái đò sông Đà.

 

2. Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa, mẫu số 2:

Con người: Ông lái đò tài năng.

Trên cái nền con Sông Đà "hung bạo và trữ tình", Nguyễn Tuân khắc họa đậm nét hình tượng người lái đò trí dũng, tài hoa với một tình cảm yêu quý và khâm phục.

Ông lái đò sinh ra bên bờ Sông Đà. Ông có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt: thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng chất mun, tay lêu lêu, chân khuỳnh khuỳnh, giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh, nhỡn giới vời vợi như lức nào cũng mong một cái bến xa nào trong sương. Đây là một bức phác thảo chân dung thể hiện được thần thái người lái đò đồng thời nhấn mạnh ông là con người đã gắn bó với nghề sông nước từ nhiều năm. Vì thế, những đặc điểm của công việc đã hiển hiện rất rõ qua dáng hình ông.

Sau hàng chục năm xuôi ngược, ông lái hiểu biết tường tận về dòng sông thường trái tính trái nết này. Tuy đã nghỉ đò, ông vẫn nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở vẫn nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở, vẫn biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên những thạch trận" Sông Đà.

Ông lái đò còn là một người có tài nghệ đặc biệt trong nghề leo ghềnh vượt thác. Để làm nổi bật đặc điểm quan trọng này, tác giả đã tạo ra những cuộc vượt thác có một không hai, bằng vốn từ vựng giàu có và kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quân sự và võ thuật, ơ đó, ông đã xuất hiện như một viên tướng tả xung hữu đột trong một trận đồ bát quái, nhiều cửa nhiều vòng, mỗi vòng đều có những viên tướng đá dữ dằn, nham hiểm đòn đánh. Người lái đò chỉ cần có một sơ suất nhỏ thì trong nháy mắt con đò sẽ bị vỡ chìm trong lòng thác.

Trước mặt người lái đò là một trận địa hiểm nguy với những thác nước và đá ngầm. Để tăng thêm thanh thế áp đảo con thuyền, đạo quân thác đá rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn. Chúng hung hăng, dữ thạch trận trên sóng: khi thì chúng ẩn nấp mai phục, khi thi lừa miếng đánh du kích, quay vòng tập hậu. Đá to, đá nhỏ nham hiểm phối hợp với sông nước hung dữ đồi ăn chết cái thuyền. Mặt nước hò la, xông tới định bẽ gãy lái chèo - vũ khí của nhà đò. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chi huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Nén chịu cái đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác, ông lái điều khiển con thuyền lần lượt qua trùng vi thạch trận, chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác: Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến

 

3. Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa, mẫu số 3:

Ông lái đò tài hoa

Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái. Cũng như những nhân vặt chính diện khác, ông lái đò được nhà văn miêu tả như là một nghệ sĩ - có nghĩa là rất thuần thục, điêu luyện - trong nghề leo ghềnh vượt thác. Theo Nguyễn Tuân, nét tài hoa, nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn thế hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với bất kì công việc gì, khi đạt tới trình độ khéo léo, điêu luyện, con người sẽ bộc lộ nét tài hoa.

Ông lái đò xứng đáng được coi là một nghệ sĩ còn vì ông có tâm hồn phong phú, cao đẹp. Khi vượt qua thác lũ, mọi việc vất vả, nguy hiểm xèo xèo tan trong trí nhớ những người lái đò. Họ coi việc đối mặt với sóng nước hung bạo, hiểm nguy là chuyện thường nhật, thường tính, không có gì đáng nói. Khi đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, học chỉ bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ... Ông lái đò cũng như đồng nghiệp của mình còn gắn bó thiết tha với làng bản quê hương. Họ thường treo bu gà trống có bộ lông đẹp vá giọng gáy hay ở đuôi thuyền để đi đựờng xa, qua bờ này bến khác, có tiếng gù gáy đem theo, nó đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình...

https://thuthuat.taimienphi.vn/chung-minh-rang-con-nguoi-trong-nguoi-lai-do-song-da-la-ong-lai-do-tai-hoa-42401n.aspx
Như vậy, với Nguyễn Tuân, chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ ở nơi giáp mặt với quân thù, mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động của những con người bình thường giản dị, không tên tuổi, ở ngay cả những nơi xa xôi, hẻo lánh của Tổ quốc. Cuộc sống lao động của người lái đò vô danh nơi hoang vu kia xứng đáng là một thiên anh hùng ca lao động.

Tác giả: Cao Thắng     (4.5★- 6 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bình giảng đoạn văn sau trong Người lái đò Sông Đà: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà... mình dây cổ điển trên dòng trên"
Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà trong cảnh vượt thác
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà
Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người trong đoạn trích Người lái đò sông Đà
Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà
Từ khoá liên quan:

Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa

, dan y chung minh rang con nguoi trong nguoi lai do song da la ong lai do tai hoa, Phân tích tính cách hung bạo và trữ tình của sông Đà,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới