Soạn bài Chơi chữ

Trong nội dung soạn bài Chơi chữ hôm nay, qua việc hướng dẫn trả lời câu hỏi tìm hiểu và luyện tập trong SGK, bài soạn sẽ giúp các em hiểu được khái niệm và các lối chơi chữ thường gặp, qua đó các em có thể vận dụng vào quá trình giao tiếp để làm tăng tính độc đáo khi biểu đạt.

Hướng dẫn giải


I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ:

Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

2. Các lối chơi chữ thường gặp là:
- Dùng từ ngữ đồng âm (như bài ca dao trên)
- Dùng lối nói trại âm (gần âm):

Sánh với Na-va "ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
(Tú Mỡ)

- Dùng cách điệp âm:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
(Tú Mỡ)

- Dùng lối nói lái:

Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:
+ Trái nghĩa:

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

+ Đồng nghĩa:

Chuồng gà kê sát chuồng vịt
(kê, yếu tố Hán Việt, có nghĩa là "gà").

+ Gần nghĩa (cùng trường nghĩa):

Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Hồ Xuân Hương)

(Các từ dùng trong bài đều là họ nhà cóc: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc).

II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP

A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Bài thơ chơi chữ theo cách dùng từ ngữ gần nghĩa: chỉ các loài rắn.
2. Hai câu này dùng các từ ngữ gần nghĩa để chơi chữ:
- câu thứ nhất: các em tìm những từ có nghĩa gần gũi với thịt.
- câu thứ hai: các em tìm những từ có nghĩa gần gũi với nứa.
3. Các em tự sưu tầm và chép vào Sổ tay văn học.
4. Các em tìm hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt khổ tận cam lai (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lại: đến). Thành ngữ này có nghĩa bóng là "hết khổ sở đến lúc sung sướng". Từ đó các em có thể suy ra Bác đã dùng lối chơi chữ đồng âm trong bài thơ này: cam (quả cam), với cam (ngọt).

B. Bài tập bổ sung
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
Bài ca dao trên đã chơi chữ theo những lối nào? Hãy chỉ ra và giải thích rõ.

------------------HẾT----------------------

Trên đây là phần Soạn bài Chơi chữ bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ và cùng với phần Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-choi-chu-38879n.aspx

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cách sửa lỗi dính chữ trong Word
Soạn bài Hai chữ nước nhà
Hàm viết hoa chữ cái đầu tiên trong bảng tính
Cách sửa lỗi font chữ trong Word trên Macbook
Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, Ngữ văn lớp 6
Từ khoá liên quan:

soan bai choi chu lop 7

, soan van bai choi chu, huong dan soan bai choi chu,
SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án làm quen chữ cái h, k

    Soạn bài giảng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

    Giáo án làm quen chữ cái h, k là tài liệu bài giảng phát triển ngôn ngữ mầm non hữu ích dành cho các giáo viên. Các bạn cùng tham khảo và tải về để có thể biên soạn, lên chương trình học giúp hỗ trợ cho việc lên lớp sắp ...

Tin Mới