Soạn bài Hai chữ nước nhà

Qua phần soạn bài Hai chữ nước nhà trang 162 SGK Ngữ văn 8, tập 1, các em học sinh sẽ hiểu hơn về nỗi đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, sự căm thù trước tội ác của giặc ngoại xâm và lời căn dặn đầy xúc động của người cha khi giao trọng trách đánh giặc trả nợ nước, báo thù nhà cho người con.
Mục Lục bài viết:
1. Soạn bài Hai chữ nước nhà, Ngắn 1
2. Soạn bài Hai chữ nước nhà, Ngắn 2
3. Soạn bài Hai chữ nước nhà, Ngắn 3
4. Soạn bài Hai chữ nước nhà, Ngắn 4

soan bai hai chu nuoc nha

Soạn bài Hai chữ nước nhà

1. Soạn bài Hai chữ nước nhà, Ngắn 1

Câu 1
- Bài thơ làm theo thể loại song thất lục bát truyền thống của dân tộc. diễn tả nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi ưu sầu đè nặng tâm hồn
- Giọng điệu trữ tình thống thiết, có sức truyền cảm mạnh mẽ

Câu 2.
Bố cục:

  • 8 câu thơ đầu 🡪 Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ chia li, éo le, đau đớn
  • 20 câu thơ tiếp 🡪 Hiện thực đau thương của đất nước và nỗi lòng người ra đi
  • 8 câu cuối🡪 Lời rao gửi sự nghiệp cứu nước cho con

Câu 3.
- Bài thơ mở đầu bằng khung cảnh chia li của cha con Nguyễn Trãi nơi tận cùng biên giới hoang vu
- Tâm trạng của người cha: Vô cùng xúc động, đau đớn, nghẹn ngào. Một loạt các hình ảnh “mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu,..” 🡪 càng gợi rõ hơn nỗi sầu thảm ấy.
- Trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, người cha buộc phải lưu đày nơi đất khách quê người, tình nhà, nghĩa nước vẫn luôn canh cánh trong lòng. Không khí của cuộc chia li trở nên vô cùng trang trọng và lời nói của người cha bỗng giống như lời trăng trối cuối cùng.

Câu 4.
- Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, người cha nhắc lại lịch sử hào hùng của dân tộc với niềm tự hào tha thiết
- Từ cái nhìn về quá khứ lừng lẫy soi chiếu đến hoàn cảnh thực tại, người cha càng thêm đau đớn, xót xa
- Những câu thơ tuôn trào theo mạch cảm xúc phẫn uất, tức giận 🡪 Đó là sự tố cáo những tội ác mạnh mẽ, ghê gớm mà bọn giặc đã gieo rắc trên đất nước thân yêu
🡺 Đoạn thơ không kể đến nỗi đau riêng của bản thân mình, của gia đình mình mà vượt lên trên chỗ đứng cá nhân, trở thành tiếng nói căm hờn của cả thời đại

Câu 5.
Ông nói nhiều đến bản thân mình “tuổi già sức yếu, lữ sa cơ, chịu bó tay,..” không phải là lời than thở thanh minh mà chính là muốn Nguyễn Trãi ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình đối với gia đình, đất nước.

---------------------HẾT BÀI 1-------------------------

Trên đây là phần Soạn bài Hai chữ nước nhà bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK và tham khảo bài soạn bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên và cùng với phần để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn

 

2. Soạn bài Hai chữ nước nhà, Ngắn 2

Bố cục:
- 8 câu thơ đầu : hoàn cảnh đất nước và tâm trạng chia li.
- 20 câu tiếp : lời dặn dò của người cha.
- Còn lại : giao phó trọng trách với non sông đất nước.

Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đoạn thơ trải giọng điệu buồn đau, thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát phù hợp diễn tả tâm trạng. Hai câu bảy chữ trào dâng. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối.

Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Bố cục đoạn thơ đã chia ở phần đầu.

Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 8 câu thơ đầu :
- Bối cảnh không gian : vùng ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu,... càng gợi lên nỗi buồn đau.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng: cha bị áp giải sang Tàu, đi không trở lại, con muốn theo nhưng còn thù nhà nợ nước, cha đành khuyên con ở lại
→ Lời khuyên của người cha khi ấy như những lời trăng trối thiêng liêng, thấm thía vào ý chí tư tưởng người con.

Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn thơ thứ 2 :

- Tình yêu nước của tác giả thể hiện qua lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc ; căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù ; nỗi đau quê hương bị tàn phá.
- Sức gợi cảm của đoạn thơ : đoạn thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, ẩn dụ đặc sắc, nhiều hình ảnh lớn lao, ngôn ngữ và giọng thơ thể hiện nỗi buồn sâu sắc.

Câu 5 (trang 163 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phần cuối người cha nói lên thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông để người con thấy được trọng trách lớn lao của mình với nợ nước, thù nhà.

Luyện tập

Thơ Trần Tuấn Khải sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn : mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, tầm tã châu rơi, xương rừng máu sông, thảm vong quốc, lấy ai độ tế đàn sau, bờ cõi phân mao. Chúng vẫn có sức truyền cảm mạnh vì giọng văn chân thành đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước.

 

3. Soạn bài Hai chữ nước nhà, Ngắn 3

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:

Xúc cảm buồn đau được thể hiện bằng một giọng thơ thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp với cảm xúc và giọng điệu này.

Câu 2: Bố cục: 3 phần.
- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Phần 2 (20 câu tiếp): Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc.
- Phần 3 (8 câu cuối): Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.

Câu 3: - Những câu thơ mở đầu đoạn có tác dụng tạo tiền đề, tâm thế. Trong không gian và tâm trạng chia li đau buồn như thế lời khuyên của người cha (thể hiện ở đoạn sau) có ý nghĩa như những lời trăng trối thiêng liêng.

Câu 4: 20 câu thơ tiếp theo (phần 2) có sự kết hợp giữa tự sự (kể), miêu tả và biểu cảm. Những vần thơ thấm đẫm huyết lệ có sức lay động lớn

Câu 5: Phần cuối đoạn trích người cha nói đến tình thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu,lỡ sa cơ), nhắc nhớ sự nghiệp của tổ tông (vì nước gian lao) để kích thích cái chí gánh vác giang sơn, đặt niềm tin, trao gửi cho con trả nợ nước, báo thù nhà.

II. LUYỆN TẬP

Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tạo sao nó vấn có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Ví dụ : "Ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hỗ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng lạc vong quốc".

Đây là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa "rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người".

 

4. Soạn bài Hai chữ nước nhà, Ngắn 4

Câu 1: (Trang 162, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
- Bài thơ được thể hiện với giọng điệu bi thống, tha thiết, đầy đau đớn trước nghịch cảnh nước mất nhà tan, bao trùm tên tất cả là chất thơ trữ tình, trầm buồn, sâu lắng.
- Hai chữ nước nhà là lời trăng trối cuối cùng của người cha dành cho người con trước khi đi xa. Tác giả dùng thể thơ song thất lục bát với lối ngắt nhịp vô cùng thích hợp, hai câu bảy chữ nhanh, với mạch cảm xúc dâng trào, dồn nén, hai câu lục bát lại chậm rãi, da diết, đầy nhức nhối. Với nhịp điệu như thế tác giả vừa thể hiện được nỗi căm hờn, uất hận, cũng lại thể hiện được tâm trạng đau buồn, day dứt của người cha.

Câu 2: (Trang 162, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
- Tám câu đầu là tâm trạng đau đớn bất lực của người cha muốn dặn con đôi lời trăng trối cuối cùng trước thảm cảnh tiêu điều, sầu thảm của đất nước.
- Hai mươi câu tiếp theo là thực cảnh đất nước hoang tàn, xơ xác trước sự xâm lăng tàn phá của giặc Minh tàn bạo, là lời khóc than, uất nghẹn, sự bất lực của người cha trước buổi rối ren, loạn lạc, quốc gia nguy khốn.
- Tám câu cuối là lời người cha dặn dò, nhắn gửi, giao lại trọng trách gánh vác non sông, cứu nguy nước nhà cho người con.

Câu 3: (Trang 162, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
Phân tích phần 1 (8 câu đầu):
- Ở tám câu thơ đầu tình cảnh chia ly của hai cha con nơi “ải Bắc” hoang vắng, hiện lên với một màu sắc u ám, bi thảm, “mây sầu ảm đạm”, “gió thảm đìu hiu”, với những âm thanh “hổ thét chim kêu” có phần tang tóc, hỗn loạn.
- Nghịch cảnh éo le khi người cha tuổi cao sức yếu “Chút thân tàn lần bước dặm khơi”, bị giặc bắt áp giải sang bên kia biên giới, không hẹn ngày trở về. Còn người con một lòng muốn theo hầu hạ, chăm sóc cho tròn hiếu đạo nhưng phải nhịn đau mà ở lại, nhận lấy trọng trách gánh vác giang sơn, giải cứu đất nước ra khỏi kiếp nô lệ lầm than mà người cha vẫn luôn canh cánh trong lòng bấy lâu.
- Cả hai cha con đều mang tâm trạng đau buồn, trước mắt là nỗi đau li biệt, từ đây cha con cách trở, không hẹn ngày tái ngộ, sau lưng là nỗi đau nước mất nhà tan, nỗi tủi nhục khi phải sống dưới sự chèn ép kẻ thù. Nghĩa nước, tình nhà bên nào cũng nặng, điều đó đã đẩy sự đau đớn đến mức tột cùng, giày xéo cả hai cha con, nỗi đau này sao xót xa, sầu thảm đến thế! Hình ảnh “hạt máu nóng” và “lệ châu rơi” lại càng diễn tả được sâu sắc nỗi đau của hai cha con, nỗi đau này có sự hòa quyện của máu và nước mắt, như thấm đượm cả tâm can, vô cùng chân thật, giàu xúc cảm.
- Giữa bối cảnh không gian và tâm trạng của nhân vật ta vừa phân tích, lời của người cha với con lại không đơn thuần chỉ là lời khuyên mà là lời trăng trối, dặn dò đầy thiêng liêng, hàm súc, có sức truyền cảm vô cùng sâu sắc và ấn tượng, khiến người nghe phải ghi lòng tạc dạ, khắc cốt ghi tâm. Điều đó cũng tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và tấm lòng trung trinh báo quốc, báo hiếu của người con.

Câu 4: (Trang 162, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
Phân tích đoạn thứ 2 (20 câu tiếp):
a. Tác giả thể hiện tâm sự yêu nước của mình bằng cách đặt bản thân vào vị trí của người trong cuộc, thông qua nhân vật để nói lên tình cảm của bản thân.
- Bốn câu thơ đầu trong phần 2:
“Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định,
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay,
Giời Nam riêng một cõi này,
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì”
Là lời nhắc nhở, khẳng định về chủ quyền của dân tộc, vốn đã được trời cao ấn định từ mấy ngàn năm nay. Tuy có lúc mạnh yếu đổi thay nhưng người Nam ta cũng chẳng thiếu những nhân tài kiệt xuất, những tấm gương xả thân báo quốc đã viết nên những bản hùng ca rực rỡ của dân tộc. Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào sâu sắc của tác giả trước lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
- Tám câu tiếp theo là tiếng “than vận nước” xiết bao đau xót của tác giả trước nghịch cảnh đất nước bị xâm lăng, đang trên đà diệt vong.  Bao trùm lên tất cả là một khung cảnh mờ mịt, “Bốn phương khói lửa bừng bừng”, “xương rừng máu sông”. Chốn đô thị thì “thành tung quách vỡ”, nhân dân lầm than, chịu nỗi khổi li biệt “bỏ vợ lìa con”, quân giặc ra sức làm cho đất nước ta “xiêu tán hao mòn”, tiêu diệt sinh lực dân tộc, âm mưu khiến chúng ta dần lụi bại.
- Tám câu cuối đoạn 2 là tiếng lòng trực tiếp đầy đau xót, ai oán của tác giả trước “Thảm vong quốc”, không lời nào kể thấu, phải ngậm ngùi nhìn cơ đồ sa sút mà đau “xé tâm can”, buồn thương cho dân tộc phải chịu cảnh lầm than, khổ ải, nỗi đau đớn ấy sâu sắc đến kinh trời động đất, khiến cho “đất khóc giời than”. Tội ác của kẻ thù khiến những sự vật xưa nay vốn vô tri, vô giác cũng nhuộm trong màu uất hận, sầu bi, “Khói Hùng Lĩnh như xây khối uất/Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu”. Tác giả “càng nói càng đau”, câu hỏi “Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?” là nỗi hoang mang, lo lắng tột cùng của tác giả khi đất nước loạn lạc mà người có thể gánh vác cơ đồ, giải cứu dân tộc chưa biết phải cậy nhờ vào ai.
b. Sức gợi cảm của đoạn thơ thể hiện qua:
- Đầu tiên là cách xây dựng những hình ảnh diễn tả sự đau buồn, tang tóc rộng khắp, to lớn (sông, núi, trời, đất). Sử dụng cách thức nhân hóa, đưa cảm xúc của nhân vật vào những từng cảnh tượng, vừa có tác dụng đẩy tâm trạng đau xót của tác giả lên cao, vừa chỉ ra nỗi đau ở đây không phải là nỗi đau chỉ của riêng mình tác giả, mà là nỗi đau chung của toàn đất nước, dân tộc.
- Mạch cảm xúc của tác giả từ lòng yêu nước, niềm tự hào khi hồi tưởng về những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, đến niềm thương xót, đớn đau trước thực cảnh hoang tàn, xơ xác, dân tộc lầm than, cuối cùng là tiếng than trực tiếp uất hận, ngậm ngùi. Chính những tình cảm chân thật, xúc động của tác giả, lòng yêu nước, thương dân sâu sắc đã tạo nên cho bài thơ một sức gợi cảm, lay động đến tận tâm can người đọc, người nghe.

Câu 5: (Trang 162, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trả lời:
Bốn câu thơ cuối bài, người cha “xót phận” khi nằm trong thế tuổi cao sức yếu, sa cơ lỡ vận, đành bất lực “bó tay”, lại răn dạy người con “Thân lươn bao quản vũng lầy”, nhắc lại tổ tông đã bao phen “vì nước gian lao”. Đây là lời trăng trối, dạy bảo cũng là lời cậy nhờ, vừa đặt nặng trách nhiệm, vừa kích thích cái ý chí gồng gánh giang sơn, báo nợ nước trả thù nhà, giành lấy “Ngọn cờ độc lập” của người con.

-----------------------HẾT-----------------------------

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Nhớ rừng nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Nhớ rừng SGK Ngữ Văn lớp 8.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần thuyết minh áo dài để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 8 của mình.

Hơn nữa, Kể về một lần em mắc khuyết điểm làm thầy, cô giáo buồn là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-hai-chu-nuoc-nha-39680n.aspx

Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam     (3.5★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nội dung và nghệ thuật thể hiện của đoạn trích Hai chữ nước nhà của Ả Nam Trần Tuấn Khải
Cỡ chữ chuẩn của văn bản, kích thước chữ chuẩn trong Word
Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải
Soạn bài Chính tả Hai Bà Trưng trang 7 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, chính tả nghe, viết lớp 5
Từ khoá liên quan:

Soạn bài Hai chữ nước nhà

, soan bai hai chu nuoc nha trang 162 sgk ngu van 8, soan van hai chu nuoc nha,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Sông nước Cà Mau

    Hướng dẫn soạn bài Sông Nước Cà Mau

    Các bạn có thể tham khảo mẫu Giáo án Sông nước Cà Mau để bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo giúp bài soạn giảng của mình phong phú, mới mẻ hơn, chắc chắn với giáo án được chuẩn bị công phu, hoàn hảo sẽ khiến bạn tăng thêm tự tin khi giảng bài học này ở trên lớp.

Tin Mới