Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp tốt

Làm công tác chủ nhiệm lớp tốt có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình giáo dục học sinh của một lớp, không chỉ giúp học sinh học tập tốt, tiếp cận thông tin mà còn giúp học sinh trau dồi kỹ năng sống. Để làm được như thế, bạn cần trau dồi các kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp tốt.

Bạn lo lắng cho công việc làm công tác chủ nhiệm lớp sắp tới của mình? Bạn muốn lớp mình chủ nhiệm đi lên cả về học tập lẫn kiến thức, kỹ năng sống? Vậy hãy cùng tham khảo các kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm giỏi, tốt dưới đây.

kinh nghiem lam cong tac chu nhiem lop tot

Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả tốt nhất

 

I. công tác chủ nhiệm lớp là gì? Vai trò

công tác chủ nhiệm lớp (hay gọi là giáo viên chủ nhiệm) chỉ giáo viên đang dạy học có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để làm chủ nhiệm của một lớp trong một năm học hoặc có thể làm trong nhiều năm khác nhau do hiệu trưởng phân công. Công việc của giáo viên chủ nhiệm là quản lý lớp học, dìu dắt các học sinh trong lớp của mình hướng tới giúp học sinh của mình trở thành người tốt, có nhiều kiến thức và học giỏi.

kinh nghiem lam cong tac chu nhiem lop tot 2

kinh nghiem lam cong tac chu nhiem lop tot 3

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
 

Công tác tổ chức lớp học trong năm học mới rất quan trọng. Ngoài xây dựng nội quy, bầu ban cán sự thì sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh là điều tất yếu. Dưới đây là các mẫu sơ đồ lớp học mà thầy cô có thể tham khảo.
Xem thêm: Mẫu sơ đồ lớp học đẹp


II. Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học

1. Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh

Ngay từ lúc bạn biết mình được phân công chủ nhiệm lớp nào thì bạn cần phải tìm hiểu, nắm bắt các thông tin cá nhân, gia đình, học lực, văn hóa của mỗi học sinh trong lớp của mình thông qua giáo viên chủ nhiệm trước của lớp đó, sổ học bạ, lập phiếu tìm hiểu thông tin học sinh .... để phân loại các học sinh trong lớp của mình theo năng lực học tập, hạnh kiểm, từ đó làm cơ sở để lựa chọn ban cán sự lớp, đưa ra các biện pháp trong giáo dục lớp học của mình.

2. Hoàn thiện tổ chức lớp học

Sau khi tìm hiểu, nắm bắt tình hình các học sinh trong lớp, giáo viên có thể nhân công cán bộ lớp, ban chấp hành đoàn cho đối tượng học sinh cụ thể và phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên có thể phân công các học sinh có trách nhiệm làm tổ phó trong tổ và bàn trưởng để có thể phát huy được vai trò tự quản trong lớp học.

Việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức lớp học sẽ là nền tảng vững chắc giúp công tác chủ nhiệm lớp diễn ra hiệu quả hơn nên việc phân công học sinh làm các chức vụ trong lớp rất quan trọng, một khó khăn cho các giáo viên mới tiếp quản lớp.

Khi đã phân công, lập ra bán cán sự lớp thì giáo viên cần bồi dưỡng cho các học sinh giữ chức vụ trong lớp để nâng cao ý thức, trách nhiệm với lớp, biết khen, chê đúng lúc và có một phương pháp quản lý lớp học hiệu quả.

Mỗi tuần sẽ giao ban một lần trong khoảng thời gian là 15 phút đầu giờ vào ngày thứ 6, để thứ 7 khen, chê đúng lúc. Và mỗi tháng họp một lần để có thể đưa ra kế hoạch mới trong học tập, nâng cao hạnh kiếm, rút kinh nghiệm những sai lầm trong tháng vừa qua.

Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp thì giáo viên cũng cần quan tâm tới cán bộ lớp, lớp thường xuyên, tránh việc phó mặc lớp cho cán bộ lớp.

3. Lập sơ đồ tổ chức chỗ ngồi cho học sinh trong lớp

Khi sắp xếp chỗ ngồi cho các học sinh trong lớp, thay vì áp đặt chọn bạn học giỏi ngồi cạnh bạn học kém hoặc theo tiêu chí nào đó mà bạn có thể để tự học sinh lựa chọn chỗ ngồi thích hợp với mình, tốt nhất nên dựa vào sức khỏe, học lực của học sinh cùng với nhiệm vụ của học sinh trong lớp.

Sau khi xếp chỗ ngồi cho học sinh, bạn cần lập sơ đồ chỗ ngồi để đảm bảo học sinh ngồi đúng vị trí chỗ ngồi của mình trong mọi tiết học.

Nếu thấy học sinh, cán sự lớp ... phán ánh về sự bất hợp lý trong xếp chỗ ngồi thì bạn cần cân nhắc điều chỉnh, sắp xếp lại tới khi đạt được hiệu quả như lớp học mất trật tự, không học ...

4. Xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng trong lớp cụ thể

Giáo viên cần căn cứ tình hình lớp học theo mỗi tuần, tháng để có thể lập ra tiêu chí thi đua khen thưởng cụ thể để cho các học sinh trong lớp cố gắng học tập và nâng cao hạnh kiểm của mình. Tiêu chí này, giáo viên cần bàn với các phụ huynh của các em học sinh để thống nhất tiêu chí khen thưởng, từ đó đưa ra cơ sở xếp loại học sinh. Tùy vào tình hình lớp học, ý thức của các học sinh mà có sự điều chỉnh, thay đổi tiêu chí khen thưởng.

5. Giáo dục đạo đức thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Thông thường, mỗi tuần sẽ có một tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Nhân cơ hội này, các bạn giáo dục đạo đức và ý thức cho học sinh. Trong buổi sinh hoạt sẽ diễn ra là 45 phút, trong đó giáo viên đánh giá và nhận xét khoảng 15 phút, còn sinh hoạt tập thể 25 phút cùng với các hoạt động vui chơi, rèn luyện về kỹ năng sống để cho các học sinh trong lớp thể hiện mình. Trong cuối kỳ học và năm học, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, THCS, THPT nên để cho học sinh nói về ước mơ của mình, những khó khăn đang gặp phải. Từ đó, giáo viên đưa ra các phương pháp giải quyết để các em gỡ rối.

Vào buổi sinh hoạt thì 15 phút đầu giờ, giáo viên cần đưa ra kế hoạch cụ thể, phân công cho từng học sinh có chức vụ trong lớp. Trong tuần thì bên cạnh nội dung mà Đoàn trường quy định, giáo viên nên dành các buổi khác để lắng nghe, trao đổi ước mơ nghề nghiệp sau này của các học sinh.

6. Học sinnh rèn ý thức bằng sổ tự cập nhật

Ngoài việc thực hiện, phát huy được tác dụng từ sổ liên lạc, sổ ghi chép của cán bộ lớp, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có thể kết hợp với việc sáng tạo quản lý bằng việc cho học sinh cập nhật sổ tự cập nhật biến việc quản lý của cô giáo thành việc các học sinh tự sinh tự giác quản lý, rèn luyện ý thức.

Giáo viên cần lập quyển sổ có tên là nhật ký học tập, treo lên vị trí mà mọi người dễ nhìn thấy, trang trọng nhất. Ở sổ đó thì các học sinh có thành tích hoặc xấu đều sẽ tự ghi vaeof sổ nhật ký học tập đó, sau đó là có chữ ký xác nhận của cán bộ lớp. Căn cứ vào đó, giáo viên khen thưởng và phê bình kịp thời để lớp tiến bộ hơn.

7. Kết hợp cùng các giáo viên bộ môn

Để việc quản lý hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học trong lớp của mình, bên cạnh một mình quản lý thì giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nên kết hợp với giáo viên bộ môn để cập nhật tình hình lớp học của các học sinh trong lớp. Từ đó đưa ra phương pháp giáo dục nhất giúp lớp học tốt hơn, không còn mất trật tự trong giờ.

8. Kết hợp cùng với phụ huynh

Giáo viên chủ nhiệm cũng cần thực hiện và tổ chức kỳ họp phụ huynh của các em học sinh trong lớp, trao đổi trực tiếp hoặc gọi điện thoại để cập nhật tình hình học sinh cho phụ huynh biết, từ đó kết hợp với giáo viên quản lý và dạy học sinh hiệu quả.

Hơn nữa, giáo viên cũng cần thiết lập mối quan hệ với phụ huynh, nhà trường bằng số điện thoại, sổ liên lạc.

9. Kết hợp với đoàn thể

Giáo viên chủ nhiệm cũng cần nắm bắt kế hoạch do nhà trường, Đoàn thanh niên đưa ra để có thể phổ biến tới lớp học của mình kịp thời nhất cũng như đôn đốc, động việc các học sinh tham gia vào phong trào do nhà trường, Đoàn thanh niên tổ chức.

10. Giáo dục các học sinh cá biệt

Bước đầu tiên khi tìm hiểu học lực, hạnh kiểm của các học sinh, phân loại cá học sinh cá biệt, học sinh học lực khá .... Đối với học sinh cá biệt, giáo viên cần uốn nắn dần thay vì nóng vội, giao cho các học sinh này các chức vụ phù hợp để khuyến khích, động viên học sinh cố gắng.

Hơn nữa, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp cần lên kế hoạch cho cán sự lớp thành lập các nhóm, đội học tập để cho nhóm, đội học cùng tiến và cần các cán bộ lớp thông tin về hình hình học sinh đến mình tốt nhất để đưa ra giải pháp hiệu quả.

Tránh việc phân biệt, mà giáo viên cần biết lắng nghe, tạo ra sự thân thiện với các học sinh cá biệt để học sinh đó có động lực phấn đấu.

https://thuthuat.taimienphi.vn/kinh-nghiem-lam-cong-tac-chu-nhiem-lop-tot-48847n.aspx
Đã là giáo viên thì bên cạnh trình độ chuyên môn giỏi, bạn cần phải có kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý lớp học đảm bảo lớp học sẽ tiến bộ hơn trong học tập, văn hóa. Các bạn có thể trau dồi kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp trên đây để có thể quản lý lớp tốt nhất. Các bạn tham khảo thêm mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp để công tác chủ nhiệm diễn ra tốt trong năm học.

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ trường tiểu học, THCS, THPT theo chủ đề
Mẫu sổ trực cờ đỏ tiểu học, THCS
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học theo Thông tư 27 lớp 1, 2, môn Toán, Tiếng Việt
4 mẫu biên bản họp phụ huynh học sinh mới nhất
Mẫu phương hướng Đại hội Chi đội nhiệm kỳ 2022-2023 mới nhất
Từ khoá liên quan:

công tác chủ nhiệm lớp

, cong tac chu nhiem lop, kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm giỏi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

    Kế hoạch tháng của giáo viên chủ nhiệm tiểu học

    Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là một trong số những tài liệu hữu ích dành cho thầy cô giáo hỗ trợ công tác lên kế hoạch chủ nhiệm lớp nhanh chóng và dễ dàng nhất. Trong môi trường giáo dục và đào tạo thì công tác c ...

Tin Mới