Bài văn Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn Dữ hay nhất

Qua bài văn mẫu Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương, Ngữ văn 9, học kì I, em sẽ thấy được sự độc đáo, đặc sắc của chi tiết thú vị ấy. Em hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này cùng với đội ngũ Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong "Chuyện người con gái Nam Xương".

bai van y nghia cai bong trong chuyen nguoi con gai nam xuong cua nguyen du hay nhat

Bài văn Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương xuất hiện mấy lần siêu hay ngắn gọn

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.

 

I. Dàn ý Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn:

 
1. Mở bài:
- Giới thiệu "Chuyện người con gái Nam Xương" và tác giả Nguyễn Dữ.
- Giới thiệu về chi tiết "cái bóng".
2. Thân bài:
a) Chi tiết "cái bóng" vừa là nút thắt, vừa là nút mở cho câu chuyện:
- "Cái bóng" đóng vai trò nút thắt:
+ Vũ Nương chỉ chiếc bóng mình trên vách tường, nói với con đó là cha.
+ Chồng đi lính về nảy sinh lòng nghi ngờ, ghen tuông khiến Vũ Nương phải trầm mình tự vẫn.
- "Cái bóng" đóng vai trò nút mở: Trong đêm khuya, Trương Sinh ngồi cùng con, thấy con chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Cha Đản lại đến kìa". Lúc bấy giờ, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ.
=> Cái bóng là chi tiết mấu chốt, dẫn dắt câu chuyện thắt nút, đi đến cao trào và kết thúc.
=> Góp phần tố cáo xã hội phong kiến tàn ác, bất công với người phụ nữ.
b) Chi tiết "cái bóng" giúp các nhân vật bộc lộ tính cách:
- Vũ Nương:
+ Nỗi niềm thương nhớ chồng khôn nguôi.
+ Tình yêu thương con, sợ con thiếu vắng hơi cha nên đã nói dối rằng cái bóng là người cha để con khỏi quấy khóc.
- Trương Sinh:
+ Sự đa nghi, ghen tuông, tính cách nóng nảy, không nghe lời thanh minh của vợ.
+ Nỗi hối hận, đau đớn vì đã nghi oan cho vợ mình.
- Bé Đản: Cái bóng đơn thuần là một người cha "đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả".
=> Qua cách đối diện với cái bóng, mỗi nhân vật trong truyện đã bộc lộ rõ tính cách của mình.
3. Kết bài:
- Khái quát lại về ý nghĩa của chi tiết cái bóng.
 

II. Viết đoạn văn nói về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay của HSG:

Chi tiết cái bóng trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một chi tiết độc đáo, đặc sắc, mang lại nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, cái bóng xuất hiện gián tiếp qua lời kể của bé Đản, trở thành nút thắt cho câu chuyện. Trương Sinh sau khi đi lính về, nghi ngờ là vợ hư nên đã đuổi đánh vợ mình, khiến cho Vũ Nương phải tự vẫn. Cái bóng xuất hiện lần thứ hai sau khi Vũ Nương đã mất. Vào một đêm, bé Đản lại chỉ vào bóng của Trương Sinh và nói rằng đó chính là cha Đản. Trương Sinh lúc này biết mình đã sai và rất ân hận vì hành động trước đó. Tuy nhiên tất cả đã quá muộn. Đây chính là chi tiết mở nút, khiến cho câu chuyện sáng tỏ. Tiếp theo, chi tiết cái bóng đã góp phần giúp tính cách của các nhân vật được bộc lộ rõ nét hơn. Khi Vũ Nương trỏ vào bóng của mình và nói đó là cha Đản, chắc hẳn nàng cũng rất nhớ thương chồng. Khi con quấy khóc đòi bố, nàng vì thương con nên đã bịa ra một lời nói dối, cốt để cho bé Đản ngoan ngoãn trở lại. Đối với một đứa bé chỉ mới ba tuổi, cái bóng là đại diện cho người cha, là người "đêm nào cũng đến. mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Ngoài ra, chi tiết ấy cũng cho ta thấy được bản tính đa nghi, hay ghen và gia trưởng của Trương Sinh. Chỉ vì một lời nói không rõ ràng của con trẻ mà đã mất đi lí trí, đánh đuổi vợ mình ra khỏi nhà. Tóm lại, cái bóng là một chi tiết có nhiều ý nghĩa. Nó vừa giúp cho câu chuyện trở nên thú vị hơn, vừa thể hiện được rõ ràng tính cách của các nhân vật.

----------------------------

Em có thể tìm đọc thêm các bài văn mẫu lớp 9 về câu chuyện này như: Bài văn Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương, Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương, Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

Bai van Chi tiet cai bong trong Chuyen nguoi con gai Nam Xuong xuat hien may lan

Top Cảm nhận của em về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đạt điểm cao

 

III. Bài văn mẫu Cảm nhận của em về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ hay nhất:

Trong nền văn học trung đại có một "áng thiên cổ kì bút", danh xưng ấy thuộc về tập "Truyền kì mạn lục" của tác giả Nguyễn Dữ. Thật vậy, mỗi thiên truyện trong đây đều được tác giả lấy từ văn hóa dân gian rồi thêm vào đó một màu sắc huyền ảo, kì bí. Ngoài ra, mỗi chuyện cũng có những nét đặc sắc, nổi bật riêng. Ví như "Chuyện người con gái Nam Xương" có chi tiết cái bóng cực kì ý nghĩa, góp phần làm sáng tỏ nội dung và thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Cái bóng xuất hiện lần đầu tiên khi Vũ Nương ở cùng với con trai của mình, tên Đản. Chồng đi lính đã mấy năm, mẹ chồng mất, một mình Vũ Nương ở nhà côi cút nuôi con chờ chồng trở về. Đứa bé không thấy cha nó thì thường quấy khóc không yên. Vũ Nương bèn trỏ tay vào cái bóng của mình ở trên vách tường và nói đó là cha Đản. Đứa bé ngây thơ tin là thật. Khi Trương Sinh về, bé Đản nói với cha mình rằng: "Thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến". Chàng ta nghe xong nổi cơn ghen vô cớ và đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, không cho nàng giải thích. Vì quá oan ức, Vũ Nương đành tìm đến cái chết để minh oan cho chính mình. Vậy là, chi tiết cái bóng xuất hiện lần thứ hai đã gián tiếp gây nên bi kịch cho Vũ Nương, đẩy câu chuyện lên cao trào, đỉnh điểm. Sau khi vợ mất, có đêm Trương Sinh ngồi cùng con. Bé Đản lại chỉ tay vào cái bóng trên tường và nói "Cha Đản lại đến kìa". Ở lần xuất hiện thứ ba ngày, chi tiết cái bóng đã khiến Trương Sinh vỡ lẽ, hiểu được nỗi oan của vợ, từ đó ân hận, day dứt khôn nguôi. Câu chuyện gốc dân gian cũng kết thúc tại đây. Vậy là, cái bóng vừa là chi tiết thắt nút, vừa giúp đẩy tình huống truyện lên cao trào rồi lại tự gỡ nút thắt ấy ra.

Ngoài đóng góp to lớn cho cốt truyện, mỗi lần cái bóng xuất hiện, tính cách nhân vật cũng được thể hiện rõ ràng. Đầu tiên, với Vũ Nương - người phụ nữ đã xa chồng nhiều năm thì cái bóng như một nơi để nàng gửi gắm sự yêu thương, thủy chung, nhung nhớ của mình dành cho chồng. Nó cũng thể hiện cho tình cảm của người mẹ, lo lắng cho đứa con vì thiếu hơi cha mà sinh ra quấy khóc của nàng. Thứ hai, đối với bé Đản, chiếc bóng chỉ là người cha vô tri "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Từ đó, ta thấy được sự trong sáng của đứa bé lên ba. Người con thơ ngây ấy cũng rất mong ngóng có được sự yêu thương, chăm bẵm của cha. Còn với Trương Sinh, chiếc bóng đã làm bùng lên tính đa nghi, ghen tuông mù quáng của chàng ta. Không những thế, Trương Sinh còn cực kì nóng nảy, vũ phu, không nghe lời thanh minh của vợ hay làng xóm mà khăng khăng cho rằng nàng không chung thủy. Sau cùng, chiếc bóng xuất hiện khiến chàng ta ân hận, đau đớn vì vu oan cho vợ. Ngoài ra, chiếc bóng của Vũ Nương lúc mờ, lúc hiện trên sông Hoàng Giang cũng chính là một lời tố cáo đanh thép dành cho xã hội đương thời. Chính xã hội "trọng nam khinh nữ" đó đã trao quyền hành cho Trương Sinh, để chàng ta đánh đuổi, mắng chửi vợ mình. Chế độ nam quyền đầy bất công không cho người phụ nữ cái quyền tự kiểm soát và định đoạt tương lai của bản thân. Xã hội đầy biến động, chiến tranh liên miên cũng khiến cho những người phụ nữ như Vũ Nương phải sống cô đơn, lẻ loi, gián tiếp dẫn đến bi kịch của nàng. Tuy đã được giải oan nhưng Vũ Nương chẳng thể trở về dương gian được nữa. Dù có quay lại, người phụ nữ ấy cũng sẽ lại bị vùi dập bởi những tục lệ, định kiến nặng nề của chế độ nam quyền.

Cái bóng là một chi tiết đặc sắc trong "Chuyện người con gái Nam Xương". Đối với cốt truyện, nó làm nhiệm vụ chính là đưa tác phẩm lên đỉnh điểm, cao trào, giúp thu hút bạn đọc. Đối với nhân vật, cái bóng là phương tiện để các nhân vật bộc lộ được nét tính cách nổi bật của mình. Không những thế, cái bóng còn góp phần thể hiện thái độ căm ghét chế độ phong kiến đã đẩy những con người bé nhỏ vào nỗi bi kịch, khổ đau ngàn đời.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-van-y-nghia-cai-bong-trong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-hay-nhat-75777n.aspx
"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là một tác phẩm vô cùng ý nghĩa, có nhiều chi tiết đắt giá. Các em có thể thấy được trong bài văn ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương ở trên.

Tác giả: Trấn thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất
Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương
Dàn ý phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Từ khoá liên quan:

Y nghia cai bong trong Chuyen nguoi con gai Nam xuong

, Dan y Cam nhan cua em ve chi tiet cai bong trong Chuyen nguoi con gai Nam Xuong, Bai van Chi tiet cai bong trong Chuyen nguoi con gai Nam Xuong xuat hien may lan,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới