Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc của địa phương em

Các hoạt động, trò chơi thường có những quy tắc, luật lệ yêu cầu người tham gia phải tuân thủ. Em hãy tham khảo nội dung Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu của địa phương em, Ngữ văn 7, Cánh Diều, học kì I để hiểu hơn về những quy định, luật lệ đó.

Đề bài: Dựa vào các văn bản đã học ("Ca Huế", "Hội thi thổi cơm", "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang"), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.

thuyet minh mot so quy tac luat le cho hoat dong hay tro choi da duoc gioi thieu hoac cua dia phuong em

Hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em

Dựa vào các văn bản đã học ("Ca Huế", "Hội thi thổi cơm", "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang"), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em nằm trong chủ đề Viết văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi Ngữ văn 7 Cánh Diều. Các em chú ý để có thể viết bài văn hay, có nhiều ý tưởng.

 

A. Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho trò chơi dân gian nhảy bao bố
 

I. Dàn ý Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho trò chơi dân gian nhảy bao bố

1. Mở bài: giới thiệu về trò chơi dân gian nhảy bao bố.
2. Thân bài:
* Hoàn cảnh:
- Thường diễn ra trong các lễ hội.
* Quy tắc, luật lệ:
- Dụng cụ: bao bố, vạch kẻ ở điểm xuất phát và kết thúc.
- Không gian: rộng rãi, bằng phẳng.
- Người tham gia: có cơ thể khỏe mạnh.
+ Mỗi đội có số lượng người bằng nhau.
+ Có ít nhất 2 đội chơi.
- Cách chơi:
+ Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu hàng bước vào bao bố, hai tay nắm lấy miệng bao. Vị trí của người đứng đầu: dưới vạch kẻ xuất phát.
+ Sau khi nghe tiếng còi hiệu lệnh, người đứng đầu nhảy đến vạch đích rồi quay trở lại điểm xuất phát. Khi nào người thứ nhất về tới vị trí ban đầu thì người thứ hai mới bắt đầu nhảy.
+ Cứ lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng trong đội. Đội nào về trước thì giành chiến thắng.
* Giá trị của trò chơi:
- Rèn luyện sức khỏe.
- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, tập thể.
3. Kết bài: nêu ý nghĩa của trò chơi dân gian nhảy bao bố đối với cuộc sống con người.
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho trò chơi dân gian nhảy bao bố

Mỗi độ xuân về, quê hương em thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các vị thành hoàng làng có công dựng xây, bảo vệ thôn xóm. Trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp của ngày hội, em còn được chứng kiến, quan sát cảnh mọi người chơi các trò chơi dân gian. Tiêu biểu nhất phải kể đến là trò nhảy bao bố.

Đầu tiên, để trò chơi diễn ra an toàn và thuận lợi, ban tổ chức thường lựa chọn các địa điểm, không gian rộng rãi, bằng phẳng. Đó có thể là sân bóng hoặc sân đình. Trên sân, người ta sẽ kẻ hai vạch gồm: vạch xuất phát, vạch đích. Hai vạch này cách nhau khoảng 8m. Dụng cụ dùng trong quá trình chơi chỉ đơn giản là những chiếc bao bố màu trắng, có kích thước giống hệt nhau.

Trước khi bắt đầu, quản trò sẽ phụ trách chia đội chơi. Tùy vào lượng người tham gia mà quản trò sẽ chia thành ba, bốn hoặc năm đội. Mỗi đội thường có số lượng người bằng nhau, từ 5 đến 7 thành viên, đảm bảo mọi cá nhân sức khỏe tốt, không mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Tiếp đến, các đội chơi di chuyển tới vạch xuất phát của đội, đứng thành hàng dọc. Người đầu hàng sẽ bước vào trong bao, hai tay túm lấy miệng bao, chuẩn bị sẵn sàng. Về vị trí, tất cả người chơi phải đứng dưới vạch kẻ xuất phát. Sau khi còi hiệu lệnh vang lên hoặc quản trò hô "bắt đầu", người đứng đầu nhảy từng bước tới đích. Đến vạch đích, người chơi cần nhanh chóng xoay mình, nhảy quay trở lại điểm xuất phát. Tiếp tục, người thứ hai bắt đầu nhảy sau khi người thứ nhất về tới vị trí ban đầu. Cứ lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng trong đội. Đội nào về trước thì sẽ giành chiến thắng.

Trong quá trình trò chơi diễn ra, các thành viên của mỗi đội phải thi đấu nghiêm túc. Ban tổ chức nghiêm cấm các hành vi dùng khuỷu tay xô đẩy hoặc nhảy sang đường nhảy của đội khác. Ngoài ra, khi người trước chưa về tới vạch xuất phát mà người tiếp theo đã nhảy thì bị tính là phạm quy.

Có thể nói, tham gia trò chơi nhảy bao bố là cách để mọi người rèn luyện sức khỏe, cơ thể thêm dẻo dai, bền bỉ. Đồng thời, là cơ hội giúp bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng.

Theo thời gian, quê em vẫn lưu giữ và thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, kéo co trong dịp lễ hội đầu năm. Em rất hạnh phúc, vui sướng khi được chứng kiến, tham gia những trò chơi ấy.
 

B. Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động biểu diễn ca Huế
 

I. Dàn ý Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động biểu diễn ca Huế

1. Mở bài: giới thiệu về hoạt động biểu diễn ca Huế.
2. Thân bài:
* Nguồn gốc của hoạt động biểu diễn ca Huế:
- Có xuất xứ từ hát cửa quyền trong cung đình, phủ vua chúa.
* Quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế:
- Môi trường diễn xướng: ở trong không gian hẹp, người nghe hạn chế.
- Số lượng người trình diễn: khoảng từ 8 đến 10 người.
- Về nhạc công: từ 5 đến 6 người.
- Về nhạc cụ: đạt chuẩn 4 hoặc 5 loại đàn.
- Số lượng người nghe: hạn chế.
- Phong cách biểu diễn: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách.
* Giá trị của ca Huế:
- Là thể loại âm nhạc đỉnh cao, có sự kết hợp hài hòa giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng.
- Là niềm tự hào của xứ Huế nói riêng và đất nước nói chung.
3. Kết bài: nêu ý nghĩa của hoạt động ca Huế đối với cuộc sống con người.
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động biểu diễn ca Huế

Khi nhắc tới xứ Huế mộng mơ, chúng ta không thể bỏ qua hoạt động biểu diễn ca Huế. Trình diễn ca Huế có rất nhiều quy tắc, luật lệ độc đáo. Chính điều này đã làm nên nét đặc trưng cho ca Huế.

Ca Huế được coi là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Cố đô. Trước kia, do có nguồn gốc từ cung đình, phủ vua chúa nên chỉ giới thượng lưu, tầng lớp cao sang mới được thưởng thức hoạt động biểu diễn này. Sau này, theo nhịp chảy của thời gian, ca Huế dần trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân.

Trình diễn ca Huế có rất nhiều quy tắc, luật lệ độc đáo. Đầu tiên, môi trường biểu diễn phải là không gian hẹp. Thay vì cần nhiều khán giả thì ca Huế lại rất "khiêm tốn", không trình diễn trước đám đông và hát dưới ánh nắng Mặt Trời. Tiếp theo, chỉ có khoảng 8 đến 10 người tham gia trình diễn, trong đó nhạc công chiếm khoảng 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ cũng được yêu cầu cụ thể: đạt chuẩn 4 hoặc 5 loại đàn: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam và đàn tranh. Tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp mà nhạc công có thể thay đàn tam thành đàn bầu. Cuối cùng, ca Huế có hai phong cách biểu diễn hoàn toàn khác nhau. Biểu diễn truyền thống được xen kẽ với hoạt động nhận xét, đánh giá về âm nhạc, nghệ thuật. Người trình diễn và người thưởng thức thường có mối quan hệ gần gũi, quen biết nhau. Còn biểu diễn cho du khách lại diễn ra theo một trình tự khác. Bắt đầu là giới thiệu chương trình, sự hình thành, phát triển và giá trị của thể loại âm nhạc này. Sau đó sẽ biểu diễn minh họa một vài tiết mục tiêu biểu. Hình thức trình diễn cho du khách thường xuất hiện trong hội làng, đám cưới và phục vụ hoạt động du lịch trên sông Hương.

Có thể nói, ca Huế là thể loại âm nhạc đỉnh cao khi có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều chất liệu, từ dân gian tới chuyên nghiệp, bác học. Đồng thời, là biểu tượng đẹp của mảnh đất Cố đô lịch sử. Nhắc tới ca Huế, chúng ta sẽ nhớ mãi về một di sản văn hóa tốt đẹp.

Những lời ca thiết tha, trữ tình của ca Huế đã nuôi dưỡng bao tâm hồn con người. Mong rằng, chúng ta sẽ biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý giá mà cha ông dựng xây.

The nao la bai van thuyet minh ve quy tac luat le trong mot hoat dong hay tro choi

Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc của địa phương em
 

C. Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)


I. Dàn ý Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động thi nấu cơm ở hội Thị Cấm

1. Mở bài: giới thiệu về hoạt động thi nấu cơm ở hội Thị Cấm.
2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh diễn ra hội thi:
- Nhằm diễn lại tích của vị tướng thời vua Hùng thứ 18 - Phan Tây Nhạc.
b. Quy tắc, luật lệ của hội thi nấu cơm:
* Nguyên liệu: thóc, củi, không có sẵn lửa và nước -> phải tự xay thóc để có gạo, tạo lửa, đi lấy nước.
* Số lượng người tham gia: 10 người (cả nam và nữ).
* Cuộc thi có 3 bước:
- Bước 1: thi làm gạo: sau tiếng trống báo hiệu, các đội chơi phải đổ thóc vào xay cho sạch trấu rồi giã, giần và sàng -> gạo đội nào trắng nhất là thắng cuộc.
- Bước 2: tạo lửa và lấy nước:
+ Tạo ra lửa bằng cách: cọ hai thanh nứa già vào nhau -> để lửa bén và cháy to hơn: áp rơm khô vào.
+ Lấy nước: vị trí của nguồn nước cách khoảng 1km, nước được chứa trong bốn cái be bằng đồng.
=> Đội nào tạo được lửa, lấy được nước và về đích trước là đội chiến thắng.
- Bước 3: nấu cơm:
+ Đội thắng cuộc là đội nấu chín xong đầu tiên, hạt cơm phải dẻo mềm và ngon.
+ Cơm của đội ấy sẽ dùng để cúng thần.
3. Kết bài: nêu ý nghĩa của hoạt động thi nấu cơm đối với cuộc sống con người.
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động thi nấu cơm ở hội Thị Cấm

Từ xa xưa, trong các lễ hội của một số làng thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam, nhân dân lao động thường tổ chức hoạt động thi thổi cơm. Các hội thi dân gian này khiến em không khỏi tò mò, yêu thích. Trong đó, em ấn tượng nhất với cuộc thi nấu cơm ở Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội) bởi chính những quy định, luật lệ độc đáo.

Để diễn lại câu chuyện gắn liền với một vị tướng thời vua Hùng thứ 18 - Phan Tây Nhạc, nhân dân làng Thị Cấm đã mở hội thi nấu cơm vào dịp đầu năm. Có thể thấy, cuộc thi diễn ra trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, trong không khí rộn ràng của những ngày Tết Nguyên đán.

Khi tham gia hội thi, các đội sẽ được phát nguyên liệu gồm: thóc, củi. Trong quá trình cuộc thi diễn ra, mười thành viên của đội phải tự tay làm tất cả mọi việc. Muốn có hạt gạo trắng thơm, mỗi đội phải xay thóc rồi giã, giần và sàng. Tiếp đến, các thành viên cần nhanh tay tạo ra lửa và nhanh chân đi kiếm nước. Những hoạt động này đòi hỏi người chơi phải đoàn kết, đồng lòng đồng sức ở cả ba bước thi.

Bước đầu tiên của hội thi là làm gạo. Sau tiếng trống lệnh báo hiệu, các đội chơi cần khẩn trương đổ thóc vào xay để loại bỏ vỏ. Tiếp đến, tiến hành giã, giần, sàng giúp gạo được sạch sẽ. Bước thứ hai là tạo lửa và lấy nước. Trước tiên, thành viên trong đội sẽ cọ hai thanh nứa già vào nhau để tạo lửa. Muốn lửa bén cháy hơn, các đội cần áp bùi nhùi rơm khô gần hai thanh nứa kia. Về hoạt động đi lấy nước, mọi người phải di chuyển tới vị trí cách đó khoảng 1 km. Nước thường được chuẩn bị sẵn trong bốn cái be bằng đồng. Sau khi hoàn thành bước này, đội nào tạo ra lửa, lấy xong nước và về đích trước là đội chiến thắng.

Cuối cùng, bước ba là thi nấu cơm. Đội thắng cuộc là đội nấu chín xong đầu tiên. Cơm phải derp mềm, ngon và thơm. Cơm của đội ấy sẽ dùng để cúng tế thần.

Có thể nói, hội thi nấu cơm ở làng Thị Cấm đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Hội thi là dịp để người dân tưởng nhớ về vị tướng Phan Tây Nhạc và vui chơi, tụ họp đầu năm.


D. Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động đấu vật ở Bắc Giang


I. Dàn ý Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động đấu vật ở Bắc Giang

1. Mở bài: giới thiệu về hoạt động đấu vật ở Bắc Giang.
2. Thân bài:
- Đối tượng tham gia: các đô vật, người tới xem hội.
- Một số quy tắc, yêu cầu của hoạt động đấu vật:
+ Không gian đấu vật: sới vật được đặt trước sân đình.
+ Người tham gia đấu vật: đô vật có tiếng, được nhân dân ghi nhận tài năng, có đức độ và có khoảng thời gian cống hiến thời gian dài lâu cho phong trào vật trong vùng.
- Nêu trình tự diễn ra trận đấu:
+ Bước đầu tiên: chọn ra hai đô vật để tiến hành tổ chức keo vật thờ.
+ Mở đầu hội: giới thiệu các thông tin như: tên tuổi, địa chỉ, thành tích, sở trường thi đấu của hai đô vật.
+ Tùy vào mỗi lần tiếng trống chầu vang lên, đô vật sẽ thực hiện các động tác, tư thế khác nhau để làm lễ.
+ Sau nghi lễ bái tổ là nghi thức xe đài.
+ Keo vật thờ diễn ra khi nghi thức xe đài kết thúc. Keo vật thờ được thực hiện chậm để người xem dễ dàng theo dõi.
+ Keo vật thờ chỉ kết thúc khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng".
3. Kết thúc: nêu giá trị, ý nghĩa của hoạt động đấu vật đối với cuộc sống con người.
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động đấu vật ở Bắc Giang

Hoạt động đấu vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của mảnh đất bên bờ sông Cầu - Bắc Giang. Với những quy tắc, luật lệ riêng biệt, hội đấu vật ở nơi đây không chỉ thu hút người dân trong vùng mà còn hấp dẫn biết bao khách thập phương.

Trước hết, mỗi địa phương của Bắc Giang luôn có các sới vật chuẩn, chứa đựng nhiều ý nghĩa truyền thống xa xưa. Sới vật được đặt trước sân đình. Điểm đặc biệt mà ta dễ dàng nhận thấy là sới vật thường hình tròn, sân đình hình vuông. Hai hình tròn - vuông biểu tượng cho trời và đất, thể hiện sự trọn vẹn, hài hòa.

Khâu đầu tiên và quan trọng nhất là chọn ra hai đô vật để tiến hành tổ chức trận đấu mở đầu. Những người này phải là đô vật nổi tiếng trong vùng, có tài năng, đức độ. Đồng thời, có khoảng thời gian công hiến dài lâu cho phong trào vật.

Mở đầu hội thi, ban tổ chức giới thiệu đầy đủ thông tin của các đô vật như: tên tuổi, địa chỉ, thành tích đạt được và sở trường thi đấu. Tiếp đến, tùy vào mỗi lần tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ thực hiện những động tác, tư thế khác nhau để làm lễ. Trong đó, tư thế chứa đựng ý nghĩa sâu sắc nhất - "bái tổ tam cấp" được dùng để thông báo với thần linh và truyền đạt mong ước, nguyện cầu của nhân dân về một năm hạnh phúc, tốt đẹp.

Sau khi bái tổ xong, các đô vật tiếp tục tiến tới nghi thức xe đài. Họ cùng thể hiện những động tác, tư thế thuộc phong cách xe đài chung như "đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu", "dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ" hay "dòng sông Thương nước chảy đôi dòng".

Cuối cùng, trận đấu mở đầu hay còn gọi là keo vật thờ chính thức bắt đầu khi nghi thức xe đài kết thúc. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem dễ dàng quan sát, theo dõi từng miếng đánh. Trên sân đấu, hai đô vật biểu diễn vô cùng nhịp nhàng, uyển chuyển và đẹp mắt. Keo vật thờ chỉ dừng lại khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng".

Như vậy, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang đã cho thấy tinh thần thượng võ cao đẹp của ông cha ngàn đời nay. Đồng thời, góp phần tô đậm vẻ đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mong rằng, mỗi người sẽ có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị truyền thống của nước nhà.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-mot-so-quy-tac-luat-le-cho-hoat-dong-hay-tro-choi-da-duoc-gioi-thieu-hoac-cua-dia-phuong-em-73624n.aspx
Đối với dạng bài này, em có thể trình bày các nội dung như: hoàn cảnh diễn ra trò chơi (hoạt động), miêu tả một số luật lệ, quy tắc,... Taimienphi.vn luôn thường xuyên cập nhật bài văn mẫu lớp 7 chất lượng để phục vụ việc học của em như:
- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế
- Giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Thuyết minh về quy tắc luật lệ của một hoạt động thể thao
Thuyết minh quy tắc luật lệ của một hoạt động đòi hỏi sự khéo tay hay dùng mẹo
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ
Giải toán lớp 4 trang 76, 77 sách Cánh Diều tập 1, Nhân với số có một chữ số
Từ khoá liên quan:

thuyet minh mot so quy tac luat le cho hoat dong hay tro choi da duoc gioi thieu hoac cua dia phuong em

, mot so quy tac luat le cho hoat dong hay tro choi da duoc gioi thieu hoac cua dia phuong em, quy tac luat le cho hoat dong hay tro choi da duoc gioi thieu hoac cua dia phuong em,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới