Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất

Trò chơi pháo đất là một trò chơi vô cùng quen thuộc đối với trẻ em ở vùng nông thôn. Mời các em tham khảo bài Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức dưới đây để có thêm những gợi ý khi làm dạng bài này.

Đề bài: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất

thuyet minh ve quy tac luat le tro choi phao dat

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất ngắn nhất hay
 

I. Dàn ý Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về trò chơi.
2. Thân bài:
* Miêu tả cách chơi hay nêu những quy tắc khi chơi:
- Số lượng người tham gia: không giới hạn.
- Độ tuổi: thiếu nhi, người lớn.
- Dụng cụ: đất sét.
- Không gian diễn ra trò chơi: không gian rộng, thoải mái.
- Chuẩn bị trước khi chơi:
+ Pháo đất được làm từ đất sét, có độ quánh dẻo, ít dính tay, chân.
+ Người dân làm pháo đất bằng cách phơi khô đất sét thô, đập nhỏ và lọc lấy nước để nhào cho thật dẻo.
+ Cuối cùng, đất được nhặt hết xơ, sạn. Đất được làm kĩ càng thì cho tiếng nổ càng to và vang.
* Miêu tả luật chơi:
- Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao 1 phần đất để làm pháo. Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng.
- Vành của pháo đất phải được làm làm sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi.
- Kết thúc thời gian làm pháo, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy pháo và gieo xuống đất sao cho vành pháo tiếp xúc với về mặt sân chơi.
- Nếu tiếng pháo của ai nổ to nhất thì người đó sẽ giành chiến thắng.
- Tác dụng của trò chơi pháo đất:
+ Rèn luyện sự tỉ mẩn, cẩn thận.
+ Tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng.
+ Gắn kết mọi người với nhau.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của trò chơi.

- Khẳng định ý nghĩa của trò chơi.

Thuyet minh ve quy tac luat le trong mot hoat dong hay tro choi

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi pháo đất
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trò chơi pháp đất tham khảo:
 

1. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất - mẫu số 1:

Mặc dù xã hội phát triển và xuất hiện nhiều hình thức giải trí hơn nhưng trò chơi pháo đất vẫn được nhiều người yêu thích, ưa chuộng. Đặc biệt, trò chơi này còn thường xuyên xuất hiện trong các dịp hội làng, lễ Tết ở những vùng quê, nông thôn Việt Nam.

Pháo đất là trò chơi tập thể, có nhiều người tham dự và được chia thành các đội khác nhau. Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn. Tùy vào từng đối tượng và lứa tuổi mà kĩ năng và yêu cầu làm pháo sẽ khác nhau. Ở một số lễ hội, pháo đất đa phần có kích thước lớn, chủ yếu dành cho những thanh niên trai tráng, có sức khỏe và thân hình vạm vỡ trong làng.

Để chơi được pháo đất cần có không gian rộng rãi như sân đình, sân làng. Đúng như tên gọi, pháo đất được làm từ loại đất có độ dẻo cao là đất sét. Người dân làm pháo đất bằng cách phơi khô đất sét thô, đập nhỏ và rồi lọc qua nước cho thật dẻo. Cuối cùng, đất được nhặt hết xơ, sạn. Đất được làm kĩ càng thì cho tiếng nổ càng to và vang.

Sau khi hiệu lệnh bắt đầu vang lên, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao một phần đất để làm pháo. Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng. Vành của pháo đất phải được nặn sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi. Vành pháo nếu đạt đến độ chỉnh xác và tỉ mỉ sẽ cho ra được tiếng nổ to, vang. Kết thúc thời gian chuẩn bị, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy và gieo xuống đất sao cho vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Nếu tiếng pháo của ai nổ to nhất thì người đó sẽ giành chiến thắng.

Pháo đất ra đời đã lâu song đến nay, trò chơi này vẫn được lưu truyền trong văn hóa dân gian và trở thành nét đẹp văn hóa. Thú vui ấy không chỉ rèn luyện cho mỗi người tính tỉ mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí tươi vui, rộn ràng. Mọi người sẽ được đắm chìm trong những tiếng cười rộn rã và cùng nhau thưởng thức những tràng pháo "đinh tai nhức óc". Đây quả là một trò chơi đặc sắc trong kho tàng văn hóa Việt Nam.
 

2. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất - mẫu số 2:

Khi nhắc đến đất sét, người ta chỉ nghĩ đến công dụng làm gốm men, sứ mà không hề biết rằng nó còn có một công dụng khác là làm pháo đất. Những quả pháo làm từ đất sét ấy đã tạo nên một nét đẹp tinh khôi của văn hóa dân gian Việt Nam - trò chơi pháo đất.

Từ lâu, trò chơi pháo đất đã trở thành thú vui, trò tiêu khiển yêu thích của người dân. Pháo đất bắt nguồn từ câu chuyện ở Hải Dương vào thời Hai Bà Trưng. Để áp đảo tinh thần của giặc, người dân đã chế tạo ra pháo đất. Nhưng cũng có truyền thuyết khác cho rằng: "Voi chiến của Trần Hưng Đạo Đại Vương đi đánh trận bị sa lầy ở sông Hóa. Nhân dân đã ném đất xuống để cứu voi".

Từ đây, ta thấy pháo đất là trò chơi mang giá trị sâu sắc, nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Đồng thời, trò chơi còn giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, sự tỉ mỉ, cẩn thận, dẻo dai. Mỗi khi trò chơi pháo đất được tổ chức lại lại đem đến không khí tươi vui, náo nức, gắn kết mọi người lại với nhau.

Pháo đất nghe có vẻ đơn giản nhưng cách làm lại hết sức cầu kì, công phu. Đất phải là loại đất sét dẻo mịn, ít dính chân tay, được người chơi tuyển chọn kĩ càng. Sau khi chọn được loại đất ưng ý, người chơi sẽ phơi khô đất. Đến khi đất đã đạt yêu cầu thì lọc cho thật mịn, nhào nặn, tạo hình.

Nếu như trò chơi pháo đất của trẻ em vô cùng đơn giản thì pháo đất trong các lễ hội lại có khối lượng và kích thước rất lớn, dao động từ 30-40 kg, thậm chí là lên đến 70-80kg. Để khiêng được pháo phải cần đến những thanh niên có sức khỏe, thân hình tráng kiện, vạm vỡ.

Nổ được pháo to và vang không phải chuyện đơn giản. Ngoài kĩ thuật chọn đất, người chơi phải nắm rõ được cách làm pháo. Khi làm lòng pháo, mọi người cùng nhau giẫm lên miếng đất, tạo thành hình bầu dục rồi nặn cho thật mịn. Điều quyết định đến tiếng pháo nằm ở kĩ thuật nặn vành. Vành càng mịn, đạt đến độ chính xác cao thì càng cho ra âm thanh to và tốt nhất.

Kết thúc phần làm pháo, người chơi sẽ gieo pháo bằng cách mở hai chân bằng vai, dùng cánh tay nâng pháo rồi mới ném xuống. Khi cầm pháo cần úp ngược quả pháo, sao cho khi ném vành pháo tiếp xúc với mặt sân. Tiếng nổ của đội nào to nhất thì giành chiến thắng.

Trò chơi pháo đất không chỉ dừng lại là thú tiêu khiển cho trẻ con mà đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Gìn giữ trò chơi pháo đất cũng là cách để mỗi người chúng ta bảo tồn văn hóa dân gian.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-quy-tac-luat-le-tro-choi-phao-dat-74751n.aspx
Trò chơi pháo đất thật hấp dẫn phải không khác em? Cùng tham khảo thêm một số luật lệ của những trò chơi khác qua các bài văn mẫu lớp 7 dưới đây:
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Thuyet minh ve quy tac luat le tro choi phao dat

, Dan y Viet bai van thuyet minh ve tro choi phao dat ngan nhat, Van mau Thuyet minh tro choi phao dat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Tả cảnh dòng sông Hồng

    Mỗi vùng đất lại gắn liền với một dòng sông, nếu ở Huế là sông Hương thơ mộng, Đà Nẵng là dòng sông Hàn mang vẻ đẹp hiện đại thì với mảnh đất thủ đô Hà Nội, đó là dòng sông Hồng với sắc nước hồng màu phù sa đầy đặc biệt. 3 bài văn Tả cảnh dòng sông Hồng sẽ cung cấp thêm cho các em những thông tin thú vị về dòng sông này.