Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê

Kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam không chỉ xuất hiện những câu ca dao, tục ngữ, hò, vè mà còn có cả các trò chơi. Mời các em cùng tìm hiểu nét đẹp văn hóa của dân tộc ta thông qua bài Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì II, dưới đây.

Đề bài: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê

thuyet minh ve quy tac luat le tro choi bit mat bat de

Top mẫu văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay nhất
 

I. Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về trò chơi.
2. Thân bài:
* Miêu tả cách chơi hay nêu những quy tắc khi chơi:
- Số lượng người tham gia: không giới hạn.
- Độ tuổi: thiếu nhi, người lớn.
- Dụng cụ: khăn hoặc vải mềm tối màu.
- Không gian diễn ra trò chơi: không gian rộng, thoải mái.
* Miêu tả luật chơi:
- Cách 1: Một người làm dê, một người bịt mắt:
+ Trước khi bắt đầu trò chơi, mọi người sẽ cùng nhau oẳn tù tì cho đến khi chỉ còn 1 người thua. Người thua sẽ làm sói còn người thắng cuối cùng sẽ làm dê, những người còn lại tạo thành vòng tròn xung quanh.
+ Người làm sói phải bịt kín mắt, không được ti hí. Người làm dê không được ra khỏi vòng tròn, liên tục kêu "be be" hoặc tạo ra tiếng động để người làm sói bắt.
+ Người làm sói phải lắng nghe, phán đoán âm thanh từ hướng nào để từ đó bắt những chú dê xung quanh. Nếu bắt và gọi trúng tên thì sẽ thắng.
- Cách 2: Một người bịt mắt, cả nhóm làm dê.
+ Cả nhóm cùng oẳn tù tì để chọn ra người làm sói hoặc chọn ra một người xung phong làm sói.
+ Khi hô "bắt đầu", người làm dê sẽ chạy xung quanh người làm sói và liên tục hò reo, nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người bắt dê.
+ Khi người bắt dê hô "dừng lại", mọi người phải đứng yên một chỗ. Nếu người làm sói bắt được ai và đoán trúng tên thì giành chiến thắng.
- Nêu một số tác dụng của trò chơi:
+ Nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa mọi người.
+ Rèn luyện khả năng quan sát, lắng nghe, phán đoán.
+ Tạo nên bầu không khí vui vẻ.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của trò chơi.

Y nghia cua tro choi bit mat bat de

Bài văn thuyết minh trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê gồm có luật lệ, quy tắc hay nhất
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh quy tắc, luật lệ trò bịt mắt bắt dê tham khảo:
 

1. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê - mẫu số 1:

Bịt mắt bắt dê là trò chơi gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Ở đầu làng, sân đình, gốc đa hay những sân chơi trong con ngõ nhỏ, người ta thường thấy cảnh mấy đứa trẻ con túm năm tụm ba cùng nhau nô đùa, chạy nhảy hết sức huyên náo.

Trò chơi này hết sức đơn giản, không hề phức tạp, cầu kì. Số lượng người tham dự không bị giới hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng và tính trật tự, mỗi cuộc chơi chỉ nên dao động từ 3 đến 15 người. Mặc dù trò bịt mắt bắt dê thường thấy nhất ở lứa tuổi nhi đồng song những người lớn tuổi cũng có thể tham gia.

Khác với những trò chơi khác như đánh chuyền, ném còn, ô ăn quan,..., bịt mắt bắt dê không yêu cầu phải có dụng cụ phức tạp, chỉ cần một chiếc khăn hoặc vải mỏng tối màu để bịt quanh mắt. Ngoài ra, do phải hoạt động, chạy nhảy thường xuyên nên người chơi cần chọn không gian rộng, bằng phẳng, thoáng đãng. Tuy nhiên, không cần quá rộng vì sẽ khiến cuộc chơi khó kết thúc.

Trước khi bắt đầu trò chơi, mọi người sẽ cùng nhau oẳn tù tì cho đến khi chỉ còn một người thua. Người thua sẽ làm sói còn người thắng cuối cùng sẽ làm dê, những người còn lại tạo thành vòng tròn xung quanh. Người làm sói bịt kín mắt, không được ti hí. Người làm dê ở trong vòng tròn, liên tục kêu "be be" hoặc tạo ra tiếng động để người làm sói bắt. Người bắt cần lắng nghe, phán đoán âm thanh xem từ hướng nào để từ đó bắt những chú dê xung quanh. Nếu bắt và gọi trúng tên thì sẽ thắng.

Như vậy, quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê vô cùng đơn giản, dễ hiểu. Dù là trẻ em hay người lớn thì cũng đều có thể tham gia trò chơi này. Thú tiêu khiển này không chỉ tạo nên bầu không khí sôi động, vui vẻ mà còn gắn kết mọi người với nhau.

Dẫu cuộc sống hiện đại có nhiều những trò chơi khác hấp dẫn, thú vị hơn, song bịt mắt bắt dê vẫn là trò chơi dân gian được nhiều đối tượng, lứa tuổi yêu thích, ưa chuộng. Đây vẫn là trò chơi thể hiện đậm nét vẻ đẹp văn hóa dân tộc.
 

2. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê - mẫu số 2:

Hiện nay, một số dòng tranh Đông Hồ vẫn còn miêu tả, tái hiện lại sinh động trò chơi "bịt mắt bắt dê". Đây là trò chơi được lưu truyền từ xa xưa kéo dài cho tới tận ngày nay.

Bịt mắt bắt dê thông thường được tổ chức vào lễ hội xuân hay sau những buổi làm đồng, trăn châu của các cô bé, cậu bé ở vùng quê Việt Nam. Người tham dự trò chơi không hề bị giới hạn về độ tuổi cũng như số lượng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự trật tự và tính công bằng cho cuộc chơi thì nên dừng lại ở mức từ 3 đến 15 người trong một trận. Khi chơi cần chọn không gian bằng phẳng, rộng rãi cũng như có một tấm khăn hoặc miếng vải tối màu.

Bịt mắt bắt dê có rất nhiều cách chơi nhưng kiểu một người bắt dê, một người bịt mắt được coi là thông dụng, phổ biến nhất. Trước hết, cả nhóm cùng oẳn tù tì để chọn ra người làm sói hoặc có thể lấy người xung phong làm sói. Khi người bắt dê đã được bịt mắt và mọi người vào tư thế sẵn sàng thì người bắt dê hô to khẩu hiệu "Bắt đầu". Lúc này, trò chơi chính thức khởi động. Dứt hiệu lệnh, người làm dê sẽ chạy xung quanh người làm sói và liên tục hò reo, nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người bắt. Khi người bắt dê hô "dừng lại", mọi người phải đứng yên tại chỗ, không được chạy nhảy, di chuyển sang vị trí khác. Nếu người làm sói bắt được ai và đoán trúng tên người đó thì giành chiến thắng. Nếu không, phải tiếp tục bịt mắt đi tìm cho đến khi nói chính xác tên người bị bắt.

Có thể nói, bịt mắt bắt dê luyện cho người chơi sự nhanh nhạy, hoạt bát và khả năng phán đoán tinh tường. Không những vậy, nó còn gắn kết, củng cố tinh thần đồng đội giữa các cá nhân riêng biệt. Và đặc biệt, trò chơi góp phần tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng.

Ngày nay, trò chơi bịt mắt bắt dê vẫn được mọi người yêu thích, xuất hiện nhiều trong các hoạt động tập thể, lễ hội. Đây là trò chơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông, cần được phát huy và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-quy-tac-luat-le-tro-choi-bit-mat-bat-de-74749n.aspx
Ngày nay, bịt mắt bắt dê được mọi người thay đổi để phù hợp với đối tượng cũng như hoàn cảnh. Song, trò chơi này vẫn giữ nguyên được những giá trị vốn có. Để có thêm gợi ý cho bài văn mẫu lớp 7 về thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, mời các em tham khảo thêm:
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan; Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất; Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều.
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đáp
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Thuyet minh ve quy tac luat le tro choi bit mat bat de

, dan y Thuyet minh ve tro choi bit mat bat de, bai van mau Viet bai van gioi thieu quy tac luat le cua tro choi bit mat bat de,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Những lời dẫn văn nghệ 20/11 hay nhất

    Bạn đang tìm lời dẫn văn nghệ 20/11 để có ý tưởng cho lời dẫn ngày chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới. Những lời dẫn văn nghệ 20/11 hay nhất