Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm

Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng tạo nên một cuộc thi vô cùng hấp dẫn để tìm ra người có tài thổi cơm, nấu nướng giỏi nhất. Để tìm hiểu thêm về trò chơi này, các em cùng tham khảo bài Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thổi cơm, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì II dưới đây.

Đề bài: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm

thuyet minh ve quy tac luat le thi thoi com

Bài văn mẫu Thuyết minh quy tắc, luật lệ về hoạt động: Thi nấu cơm hay nhất
 

Đề số 1: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm.
 

I. Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về cuộc thi thổi cơm.
2. Thân bài:
a. Miêu tả một số quy tắc diễn ra hội thi:
- Không gian: rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
- Đối tượng: dành cho người lớn.
b. Miêu tả quy tắc, luật lệ của hội thi:
- Bước chuẩn bị:
+ Tập hợp tất cả người chơi và tiến hành chia đội dựa vào số lượng thực tế. Mỗi đội có khoảng 10 người, nam nữ bằng nhau.
+ Dụng cụ: khúc cây dài 3m làm đòn gánh, một đoạn dây thép móc lên đầu gánh để treo nồi cơm.
+ Tùy thuộc vào diện tích để kẻ vạch xuất phát và đích đến.
+ Ban tổ chức cung cấp vật liệu cho người chơi, bao gồm: 1 nồi đất, 1 bơ thóc, 1 lít nước, 2-3 thanh nứa già, giấy mồi lửa hoặc rơm khô.
- Cuộc thi bắt đầu:
+ Thi làm gạo: người chơi phải tự giã gạo, giần, sàng gạo cho đến khi gạo trắng, không còn vỏ trấu, sạn và không bị vỡ hạt. Đội nào gạo trắng trước nhất thì giành chiến thắng.
+ Tạo lửa và lấy nước: Lấy hai thanh nứa cọ vào nhau, cọ mạnh và liên tiếp để tạo ra sự ma sát. Khi thấy có khói thì dừng và áp rơm khô, thổi để cho lửa bùng lên. Vị trí lấy nước cách đó khoảng 1km. Người có nhiệm vụ lấy nước phải nhanh chóng di chuyển đến nơi có nước và gánh nước về. Đội nào tạo được lửa và lấy nước về đích trước thì chiến thắng.
+ Bước cuối cùng: nấu cơm: Đội nào có cơm chín, dẻo trước thì giành chiến thắng.
c. Nêu ý nghĩa:
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
- Gia tăng tinh thần đoàn kết, đồng đội, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý.
- Tạo nên bầu không khí vui tươi, rộn ràng.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của hội thi.
 

 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm:

Cuộc thi thổi cơm là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Cuộc thi không chỉ đem đến không khí tươi vui, hào hứng mỗi dịp Tết đến xuân về mà còn thể hiện quan niệm, suy nghĩ của người dân Việt Nam. Có thể nói, hội thi hấp dẫn mọi người bởi những quy tắc, luật lệ hết sức độc đáo.

Thổi cơm là trò chơi gắn kết, gia tăng tinh thần đồng đội, phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa mọi người. Trò chơi này có số lượng người tham gia đông. Tùy vào số lượng người thực tế mà chia đội cho hợp lí. Mỗi đội cần đảm bảo 10 người, bao gồm cả nam lẫn nữ. Nguyên liệu trò chơi hết sức đơn giản, có thể tìm thấy trong đời sống sinh hoạt thường ngày, bao gồm: thóc, củi, nồi niêu, rơm rạ,... Thổi cơm yêu cầu sự vận dụng linh hoạt cao nên thường dành cho đối tượng là người lớn tuổi, trung niên, thường được tổ chức trong các buổi hội làng nơi có không gian bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ.

Ở khâu chuẩn bị, ban tổ chức cần tập hợp tất cả người chơi và tiến hành chia đội dựa vào số lượng thực tế. Mỗi đội có khoảng 10 người, nam nữ bằng nhau. Tiếp đến, chuẩn bị khúc cây dài 3m làm đòn gánh, một đoạn dây thép móc lên đầu gánh để treo nồi cơm. Tùy thuộc vào diện tích mà người chơi kẻ vạch xuất phát và đích đến. Sau đó, ban tổ chức cấp vật liệu cho người chơi, bao gồm: 1 nồi đất, 1 bơ thóc, 1 lít nước, 2-3 thanh nứa già, giấy mồi lửa hoặc rơm khô.

Sau khi có hiệu lệnh bắt đầu, người chơi phải tự giã gạo, giần, sàng gạo cho đến khi gạo trắng, không còn vỏ trấu, sạn. Đặc biệt là hạt gạo không được vỡ. Đội nào gạo trắng trước nhất thì giành chiến thắng.

Tiếp theo, đến phần tạo lửa và lấy nước. Người thi lấy hai thanh nứa cọ vào nhau, cọ mạnh và liên tiếp để tạo ra sự ma sát. Khi thấy có khói thì dừng và áp rơm khô, thổi để cho lửa bùng lên. Đối với nhiệm vụ lấy nước, người lấy nước phải nhanh chóng di chuyển đến vị trí có nước cách đó 1 km và gánh nước về. Đội nào tạo được lửa và lấy nước về đích trước thì chiến thắng.

Ở phần thi cuối cùng là nấu cơm. Đội nào có cơm chín, dẻo trước thì giành chiến thắng.

Có thể nói, thi nấu cơm là trò chơi dân gian độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Cuộc thi đã phản ánh đời sống lao động, sản xuất cùng ý thức tôn trọng sản phẩm nông nghiệp của người dân Việt Nam.

Thuyet minh ve tro choi thi thoi com

Top 10 Thuyết minh về thi thổi cơm (siêu hay)
 

Đề số 2: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm ở hội Thị Cấm.
 

I. Dàn ý Thuyết minh một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động thi nấu cơm ở hội Thị Cấm:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về hoạt động thi nấu cơm ở hội Thị Cấm.
2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh diễn ra hội thi:
- Diễn lại tích của vị tướng Phan Tây Nhạc, người sống trong thời vua Hùng thứ 18.
b. Quy tắc, luật lệ của hội thi nấu cơm:
* Nguyên liệu: thóc, củi, các vật liệu để tạo ra lửa và nước.
* Số lượng người tham gia: 10 người (cả nam và nữ).
* Cuộc thi có 3 bước:
- Bước 1: thi làm gạo: sau tiếng trống báo hiệu của ban tổ chức, các đội phải tiến hành xay, giã, giần, sàng gạo. Đội nào ra được thành phẩm là gạo trắng trước nhất thì thắng cuộc.
- Bước 2: tạo lửa và lấy nước:
+ Tạo ra lửa bằng cách: liên tục cọ hai thanh nứa già vào nhau và áp rơm khô vào để nhanh bén lửa.
+ Lấy nước: vị trí có nước cách đó khoảng 1 km. Nước được đựng trong bốn cái be bằng đồng
=> Đội nào tạo được lửa, lấy được nước và về đích trước là đội chiến thắng.
- Bước 3: nấu cơm:
+ Đội thắng cuộc là đội nấu được nồi cơm dẻo, ngon trong thời gian ngắn.
+ Cơm của đội ấy sẽ dùng để cúng thần.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của cuộc thi.
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm:

Vốn gắn liền với nền văn minh lúa nước, cuộc thi thổi cơm đã thể hiện đầy đủ nét đẹp cũng như tín ngưỡng, quan niệm của người dân Việt Nam. Không ai biết cuộc thi thổi cơm xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng nó đã có mặt trong hầu hết các lệ hội của một số làng thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ thời xa xưa. Nổi bật trong số đó là cuộc thi nấu cơm ở Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội). Đây là cuộc thi vô cùng hấp dẫn với những luật lệ độc đáo, sáng tạo.

Lễ hội ra đời với mục đích diễn lại tích của Phan Tây Nhạc - vị tướng thời vua Hùng thứ 18. Theo truyền miệng dân gian, khi quân Thục sang xâm lược, Phan Tây Nhạc dẫn quân đánh giặc theo lệnh vua. Đến vùng Hương Canh, để tìm được người bếp núc, làm công tác hậu cần cho binh sĩ, ông đã mở cuộc thi nấu cơm. Ngày chiến thắng quân giặc, tướng quân trở về mảnh đất này. Ông dạy cho dân làng nuôi tằm, dệt vải, cấy cày, trồng trọt và tổ chức cuộc thi thổi cơm vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Kể từ đó cho đến nay, người dân làng Thị Cấm luôn duy trì hội thi này như một cách để tưởng nhớ công ơn của ông.

Đúng vào mồng 8 tháng Giêng hàng năm, người dân lại nô nức, cùng nhau tổ chức hội thi thổi cơm. Mỗi đội có 10 người bao gồm cả nam và nữ. Trước khi vào hội, đội chơi cần chuẩn bị các vật dụng, nguyên liệu cần thiết như nia, chày, cối, rơm, nồi, gạo,... Ngoài ra, ban tổ chức sẽ cung cấp 1 kg thóc cho mỗi đội. Sau khi đã có được đầy đủ nguyên liệu, hội thi chính thức bắt đầu.

Ở bước một, thi làm gạo, sau hồi trống thứ nhất, các đội tiến hành đem thóc vào cối giã. Trong quá trình giã, thao tác phải thật nhanh và khéo léo. Sau khi giã xong, thành viên trong đội lấy nia sàng gạo nhằm loại bỏ hết sạn và trấu. Gạo ở đội nào trắng trước thì thắng cuộc.

Tới bước hai, người thi cần khéo léo, kiên trì tạo lửa từ hai thanh nứa. Mỗi đội cử ra 4 thanh niên kéo lửa. Để kéo ra lửa, người ta lấy hai thanh nứa già kẹp rơm khô vào giữa, dùng thanh tre ốp mảnh trên và mảnh dưới, giữ chắc hai đầu và kéo giật thật mạnh, tạo ma sát cho đến khi có lửa. Nếu thấy có khói, người chơi cần dừng lại, thổi cho lửa bùng lên.

Đến bước cuối cùng là nấu cơm. Ở lần thi này, đội nào thổi được nồi cơm chín dẻo trong thời gian ngắn nhất thì giành chiến thắng. Vật phẩm sẽ được dùng để dâng lên cúng thần.

Có thể nói, hội thi nấu cơm ở làng Thị Cấm đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Hội thi là dịp để người dân tưởng nhớ về vị tướng Phan Tây Nhạc và vui chơi, tụ họp đầu năm.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-quy-tac-luat-le-thi-thoi-com-74754n.aspx
Thi thổi cơm là một cuộc thi đặc sắc, thể hiện mong ước về một mùa màng bội thu của người dân Việt Nam. Các em hãy cùng xem thêm một số bài văn mẫu lớp 7 thuyết minh khác trong chương trình Ngữ văn 7, Kết nối tri thức như: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đápThuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê,  Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờThuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan, Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diềuThuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất, Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi trốn tìm hay tuyển chọn....

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Thuyet minh ve quy tac luat le thi thoi com

, Dan y Viet bai van thuyet minh ve quy tac luat le cua tro choi tron tim, Van mau Thuyet minh ve tro choi thi thoi com,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới