Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ

Cướp cờ là một hoạt động tập thể vô cùng bổ ích và lí thú. Cùng tham khảo ngay bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức, học kì II dưới đây để có thêm những gợi ý cần thiết nhé!

Đề bài: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ

thuyet minh ve quy tac luat le tro choi cuop co

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của trò chơi cướp cờ
 

I. Dàn ý Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về trò chơi.
2. Thân bài:
* Những quy tắc khi chơi:
- Số lượng người tham gia: từ 8 - 10 người.
- Độ tuổi: thiếu nhi.
- Dụng cụ: 1 cái cờ.
- Không gian diễn ra trò chơi: không gian rộng rãi.
* Miêu tả cách chơi và luật chơi:
- Chuẩn bị trước khi chơi:
+ Tùy thuộc vào số lượng chơi mà chia đội chơi bằng nhau.
+ Chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ.
+ Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát.
+ Chọn ra một người để làm quản trò.
- Bắt đầu chơi:
+ Hai đội đứng sau vạch xuất phát. Sau đó, đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5,... Mỗi người cần phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trò gọi đến số nào thì người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ.
+ Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào.
+ Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định.
+ Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.
- Tác dụng của trò chơi cướp cờ:
+ Tăng khả năng vận động, khéo léo.
+ Rèn luyện sự nhanh nhẹn.
+ Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ.
+ Tăng thêm tinh thần đoàn kết.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của trò chơi.

Viet bai van thuyet minh ve quy tac luat le cua tro choi keo co

Top bài văn Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của trò chơi kéo co
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh về trò chơi cướp cò tham khảo:
 

1. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ - mẫu số 1:

Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam. Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hay đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé vùng nông thôn. Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó đem lại cho mọi người.

Cướp cờ là trò chơi tập thể. Số lượng chơi từ 8 đến 10 người. Dụng cụ cần thiết cho trò chơi là một hay nhiều chiếc cờ nhỏ. Do cướp cờ là trò chơi vận động nên người chơi cần chọn không gian rộng rãi, bằng phẳng, không nên gồ ghề, mấp mô để tránh trơn trượt, nguy hiểm.

Trước khi chơi, chúng ta cần phải chuẩn bị mặt sân cũng như đảm bảo về số lượng người tham dự. Tùy thuộc vào số lượng người thực tế để chia đội cho bằng nhau. Ngoài ra, chúng ta cần chọn ra một người làm quản trò. Sau khi đã sắp xếp xong người chơi, chúng ta sẽ tiến hành kẻ mặt sân. Chúng ta chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ. Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát.

Kẻ mặt sân xong xuôi, quản trò yêu cầu hai đội đứng sau vạch xuất phát. Người chơi mỗi đội sẽ đếm lần lượt theo số thứ tự cho đến hết. Trong khi đếm, người chơi cần nhớ số thứ tự của mình. Tiếp đến, quản trò ra hiệu lệnh cho trận đấu bắt đầu. Khi quản trò gọi đến số nào thì người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ. Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào. Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định. Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.

Có thể thấy, trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều tác dụng và lợi ích cho các bạn nhỏ. Khi tham gia trò chơi, trẻ có thể rèn luyện được khả năng phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo. Ngoài ra, các em cũng tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó nhờ quá trình trao đổi, giao tiếp với nhau.

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng trò chơi cướp cờ vẫn là trò chơi bổ ích cho mọi lứa tuổi cũng như học sinh. Chúng ta cần tích cực tổ chức trò chơi này trong các buổi sinh hoạt, vui chơi tập thể, vừa tạo không khí sôi nổi, vừa gìn giữ nét đẹp văn hóa cha ông.
 

2. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi cướp cờ - mẫu số 2:

Trong xã hội hiện đại, trò chơi dân gian ngày một vắng bóng. Các bạn nhỏ thường ưa thích thiết bị điện tử hơn so với việc ra ngoài hoạt động, vui chơi. Tuy nhiên, trò chơi cướp cờ cho đến nay vẫn được lưu truyền, phổ biến rộng rãi và góp mặt trong hầu hết các hoạt động tập thể ở trường học.

Vì đây là trò chơi tập thể nên nó không bị giới hạn về số lượng người tham gia, có thể dao động từ 8 đến 20 người. Đúng như tên gọi, chúng ta cần chuẩn bị một hoặc nhiều lá cờ. Đồng thời, chọn một địa điểm rộng rãi, không có chướng ngại vật và quan trọng nhất là phải bằng phẳng vì người chơi phải chạy nhảy, hoạt động rất nhiều.

Sau khi hoàn tất công tác tìm địa điểm và chuẩn bị dụng cụ, chúng ta cần kẻ mặt sân. Chọn một điểm chính giữa để cắm cờ và vẽ vòng tròn quanh điểm cắm với đường kính khoảng 20 đến 25cm. Từ tâm điểm vòng tròn kéo về hai bên 10m, chúng ta kẻ hai đường thẳng song song làm vạch xuất phát. Thành viên của mỗi đội sẽ đứng sau vạch này.

Tiếp đến, người chơi chọn ra một người làm quản trò. Quản trò sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn dắt cuộc chơi cũng như phán quyết đội nào giành chiến thắng. Quản trò yêu cầu các đội về vị trí và lần lượt hô to số thứ tự lần lượt của mình. Sau khi đã ổn định đội hình, quản trò hô vang khẩu hiệu "bắt đầu" và gọi một số bất kì. Người có số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy thật nhanh đến vòng tròn cướp cờ. Nếu người nào cướp được cờ và chạy về đội mình mà không bị đối thủ vỗ thì giành chiến thắng. Nếu bị đối phương vỗ vào người thì coi như nhiệm vụ thất bại. Kết thúc một lượt, người chơi trả cờ về vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến khi hết lượt. Đến cuối, đội nào giành được nhiều cờ hoặc có nhiều điểm nhất thì giành chiến thắng.

Người chơi cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi chơi như: không được chạy lên cướp cờ nếu như không phải số thứ tự của mình; đập nhẹ vào vai người cầm cờ; không xô đẩy, gây thương tích. Để tăng thêm sự kịch tính, quản trò có thể gọi ngẫu nhiên, bất chợt để người chơi không đoán được.

Như vậy, cướp cờ là một trò chơi vô cùng bổ ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Trò chơi này vừa giúp các em rèn luyện khả năng phản xạ vừa tăng cường sức khỏe, thể trạng. Mặc dù xuất hiện đã lâu nhưng trò chơi này vẫn được lưu truyền, trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-quy-tac-luat-le-tro-choi-cuop-co-74753n.aspx
Luật lệ và cách chơi của trò chơi cướp cờ vô cùng dễ dàng. Để làm một bài văn thuyết minh, các em cần tường thuật lại các bước cũng như quy tắc, luật lệ của sự vật, hay hoạt động nào đó. Mời các em xem thêm một số bài văn mẫu lớp 7 thuyết mình khác trong chương trình như:
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thổi cơm
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Thuyet minh ve quy tac luat le tro choi cuop co

, Dan y Viet bai van thuyet minh ve quy tac luat le cua tro choi keo co, Soan bai Viet van ban thuyet minh ve mot quy tac hoac luat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới