Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi vô cùng quen thuộc đối với trẻ em Việt Nam cũng như thế giới. Mời các em tham khảo bài Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức dưới đây để có thêm những gợi ý khi làm dạng bài này.

Đề bài: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan

thuyet minh ve quy tac luat le tro choi o an quan

Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích
 

I. Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về trò chơi.
2. Thân bài:
* Miêu tả cách chơi hay nêu những quy tắc khi chơi:
- Số lượng người tham gia: 2 người.
- Độ tuổi: thiếu nhi, người lớn.
- Dụng cụ: đá, phấn vẽ.
- Không gian diễn ra trò chơi: không gian rộng, thoải mái.
- Chuẩn bị trước khi chơi:
+ Vẽ lên mặt phẳng 1 hình chữ nhật và chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn vẽ hình bán nguyệt.
+ Quân chơi bao gồm hai loại là quan và dân. Dân được chia đều vào 5 ô vuông, mỗi ô 5 viên đá. Hai ô quan hình bán nguyệt mỗi ô xếp 1 viên đá to.
* Miêu tả luật chơi:
- Mục tiêu của trò chơi: Kết thúc trò chơi mà ai giành được nhiều đá hơn thì giành chiến thắng. Tùy vào giao ước giữa người chơi có thể quy đổi 1 quan bằng 5 dân hoặc 1 quan bằng 10 dân.
- Luật chơi:
+ Người chơi tiến hành oẳn tù tì. Người nào thắng sẽ được đi trước.
+ Người đi trước sẽ bốc 1 ô bất kì trong 5 ô dân của mình. Mỗi ô rải 1 dân lần lượt theo chiều đi mà mình đã chọn. Khi rải hết viên sỏi mà ô kế tiếp còn sỏi, người chơi lại tiếp tục bốc và đi hết số sỏi ở ô đó.
+ Nếu ô kế tiếp trống 1 ô, người chơi sẽ được ăn ở phía sau ô đó. Sau khi ăn xong sẽ đến lượt đối phương đi.
+ Người còn lại tiếp tục rải sỏi. Nếu quá trình rải gặp 2 ô trống hoặc ô quan thì người đó sẽ bị mất lượt, quyền đi sẽ thuộc về đối phương.
+ Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô đều bị ăn hết. Trường hợp ô quan vẫn còn thì luật chơi vẫn tiếp tục.
+ Nếu trường hợp 5 ô vẫn còn thì người chơi phải rải đi tiếp. Khi người chơi đi mà các ô trống đều cách nhau một ô thì người chơi có thể ăn liên hoàn.
- Tác dụng của trò chơi ô ăn quan:
+ Rèn luyện khả năng quan sát, tính toán.
+ Tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của trò chơi.

Thuyet minh ve tro choi o an quan ngan gon

Thuyết minh về trò chơi ô an quan ngắn gọn
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh về một quy tắc, luật chệ trò ô ăn quan tham khảo:
 

1. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan - mẫu số 1:

Không ai biết trò chơi ô ăn quan ra đời vào lúc nào, chỉ biết rằng nó đã song hành, gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ. Chỉ cần một khoảng sân nhỏ, một mảnh đất trống hay một tờ giấy nhỏ là có thể chơi trò ô ăn quan.

Ô ăn quan là trò chơi ghi dấu nét đẹp văn hóa dân tộc, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người nông dân Việt Nam. Ô ăn quan gắn liền với câu chuyện về trạng nguyên Mạc Hiển Tích. Ông đã có một số tác phẩm bàn luận về phép tính trong trò này. Đồng thời, đề cập đến số âm ở những ô trống chưa xuất hiện. Trò chơi này cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở một số nước trên thế giới. Đặc biệt, nó đã xuất hiện ở châu Phi từ những năm 1580 đến 1150 TCN.

Khác với những trò chơi dân gian khác như kéo co, bịt mắt bắt dê, đánh khăng, đánh chuyền,..., ô ăn quan có số lượng người chơi rất hạn chế, chỉ từ 2 - 4 người. Thông thường, trong khoảng 2 người. Trước khi chơi, người chơi cần lựa chọn một không gian thoải mái, bằng phẳng cùng một vài viên phấn hoặc đồ vật có thể vẽ ô bàn cờ. Người chơi sẽ tiến hành vẽ lên mặt phẳng 1 hình chữ nhật và chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn vẽ hình bán nguyệt. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chuẩn bị 50 viên sỏi hoặc đồ vật để làm "dân" và "quan". Quân chơi bao gồm hai loại là quan và dân. Dân được chia đều vào 5 ô vuông, mỗi ô 5 viên đá. Hai ô quan hình bán nguyệt mỗi ô xếp 1 viên đá to.

Mục tiêu của trò chơi là khi kết thúc, ai giành được nhiều đá hơn thì chiến thắng. Tùy vào giao ước giữa người chơi có thể quy đổi 1 quan bằng 5 dân hoặc 1 quan bằng 10 dân. Để bắt đầu, người chơi tiến hành oẳn tù tì. Người nào thắng sẽ được đi trước. Người đi trước sẽ bốc 1 ô bất kì trong 5 ô dân của mình. Mỗi ô rải 1 dân lần lượt theo chiều đi mà mình đã chọn. Khi rải hết viên sỏi mà ô kế tiếp còn sỏi, người chơi lại tiếp tục bốc và đi hết số sỏi ở ô đó. Nếu ô kế tiếp trống 1 ô, người chơi sẽ được ăn ở phía sau ô đó. Sau khi ăn xong sẽ đến lượt đối phương đi. Người còn lại tiếp tục rải sỏi. Nếu quá trình rải gặp 2 ô trống hoặc ô quan thì người đó sẽ bị mất lượt, quyền đi sẽ thuộc về đối phương. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô đều bị ăn hết. Trường hợp ô quan vẫn còn thì luật chơi vẫn tiếp tục. Nếu trường hợp 5 ô vẫn còn thì người chơi phải rải đi tiếp. Khi người chơi đi mà các ô trống đều cách nhau một ô thì người chơi có thể ăn liên hoàn.

Có thể nói, ô ăn quan là trò chơi rèn luyện khả năng quan sát, tính toán rất tốt cho chúng ta. Trò chơi vừa tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng, vừa kết nối mọi người với nhau. Ô ăn quan vì thế trở thành thú tiêu khiển và là trò chơi ưa thích của mọi lứa tuổi, đối tượng. Nó phát huy được trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam.
 

2. Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan - mẫu số 2:

Ô ăn quan từ lâu đã trở thành trò chơi quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Đây cũng là trò chơi được nhiều đối tượng, lứa tuổi yêu thích. Điểm thu hút ở trò chơi này nằm ở chỗ người chơi phải có đầu óc cực kì nhanh nhạy cũng như khả năng tính toán để có thể giành chiến thắng.

Không giống như những trò chơi dân gian khác, ô ăn quan chỉ cần từ 2 đến 4 người chơi. Nhưng thông thường, sẽ là 2 người tham gia. Để chơi trò chơi này, trước hết, chúng ta cần chuẩn bị 52 viên sỏi, đá hoặc các vật dụng có kích thước phù hợp, thuận tiện cho việc cầm, nắm. Sau đó, chúng ta vẽ bàn cờ hình chữ nhật và chia chúng ra làm 10 ô vuông, mỗi bên 5 ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn nhất của hình chữ nhật, chúng ta vẽ hình bán nguyệt. Tiếp đến, ta lấy 50 viên sỏi nhỏ làm dân và chia đều vào các ô, mỗi ô 5 viên. 2 viên lớn còn lại đặt đều vào hai ô bán cầu để làm quan.

Vào trận, hai người sẽ oẳn tù tì để chọn ra người đi trước. Người thắng sẽ giành quyền bắt đầu trận đấu bằng cách bốc một ô bất kì trong 5 ô dân của mình. Người chơi đầu có thể tùy ý đi theo chiều mà mình yêu thích và rải vào mỗi ô 1 viên sỏi. Khi đã rải hết sỏi mà ô kế tiếp là một ô trống hoặc một ô quan thì người chơi không được phép bốc tiếp mà nhường quyền cho đối phương. Người chơi sau tiếp tục rải sỏi vào các ô. Nếu rải đến viên cuối mà gặp được ô trống thì người chơi có nguyền ăn ô tiếp theo của ô trống đó. Suốt quá trình chơi, người chơi sẽ phải tiếp tục rải cho đến khi hai ô quan bị ăn hết nêu như những ô ở trước mặt mình không còn dân nhưng vẫn còn ô quan. Cuộc chơi chỉ kết thúc khi toàn bộ ô quan và ô dân không còn viên nào cả. Người nào có nhiều sỏi hơn là người giành chiến thắng.

Ô ăn quan đòi hỏi người chơi phải có tài quan sát, tính toán vô cùng cẩn thận, nhanh nhạy. Chính vì vậy, nó giúp cho người chơi rèn luyện được trí tuệ của bản thân mình. Đồng thời, tạo nên không khí vui vẻ, gắn bó.

Hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ô ăn quan không còn được chơi nhiều như trước. Song không vì thế mà chúng ta quên lãng, đánh mất đi trò chơi dân gian này. Đây chính là một nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần phải giữ gìn, phát huy.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-quy-tac-luat-le-tro-choi-o-an-quan-74750n.aspx
Ô ăn quan đòi hỏi người chơi phải có khả năng tính toán nhanh nhạy, cẩn thận. Các em đã từng chơi trò chơi này hay chưa? Cùng tham khảo thêm một số văn mẫu lớp 7 về luật lệ của những trò chơi khác qua các bài:
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ thi thả diều
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi pháo đất
- Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi bịt mắt bắt dê

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Thuyet minh ve quy tac luat le tro choi o an quan

, dan y Thuyet minh ve tro choi o an quan ngan gon, Bai van mau Thuyet minh ve tro choi o an quan lop 7,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi Ngữ văn 7 KNTT

    Từ nhỏ đến lớn, chúng ta đã được thử vô số trò chơi khác nhau. Vậy, em hiểu gì về luật lệ, quy định của chúng? Hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong

  • Tóm tắt Đi lấy mật lớp 7, ngắn gọn

    Tóm tắt các văn bản truyện là kĩ năng cần thiết khi học môn Ngữ văn, giúp chúng ta bao quát nội dung tác phẩm tốt hơn. Dưới đây là một vài mẫu tóm tắt đoạn trích Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) của nhà văn Đoàn

  • Bài văn nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân

    Vì sao em và bạn trở nên thân thiết? Điều em ấn tượng nhất với bạn thân mình là gì? Em hãy nêu lên Cảm nghĩ của em về người bạn thân bằng một bài viết nhé. Dưới đây là một số mẫu của Taimienphi.vn mà em có thể tham khảo

  • Cách lập hóa đơn tính tiền điện trong Excel

    Bài tập về cách lập hóa đơn tính tiền điện trong Excel dưới đây sẽ giúp bạn biết được cách lập hóa đơn tính tiền điện bằng Excel để thuận tiện cho việc tính tiền điện tiêu thụ bằng các hàm trong Excel.