Giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em

Lễ hội đấu vật là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta mỗi khi Tết đến xuân về. Các em hãy tìm cho mình những gợi ý hữu ích trong bài nói mẫu Giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương, Ngữ văn 7, Cánh Diều, học kì I do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây.

Đề bài: Dựa vào văn bản "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang", giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em.

gioi thieu mot so quy tac luat le cua hoat dong dau vat o bac giang hoac o dia phuong em

Bài văn giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em

Giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em thuộc chủ đề Viết văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi Ngữ văn 7 Cánh Diều, các em cùng tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn nhé.


A. Giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang:
 

I. Dàn ý giới thiệu quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang:

1. Mở đầu: Giới thiệu hoạt động đấu vật tại Bắc Giang.
2. Nội dung chính:
* Giới thiệu cụ thể, chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật:
- Đối tượng tham gia: các đô vật, người đánh trống chầu, người xem.
- Một số quy định của hoạt động đấu vật:
+ Không gian đấu vật: Sới vật hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho trời đất.
+ Người trực tiếp tham gia đấu vật: đô vật có tiếng trong vùng, được mọi người ghi nhận tài năng, phải có đức độ và thời gian dài cống hiến cho phong trào vật trong vùng.
- Nêu trình tự diễn ra trận đấu:
+ Khâu đầu tiên: chọn hai đô vật thực hiện keo vật thờ.
+ Mở đầu hội vật: người chủ trì giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích, sở trường thi đấu của hai đô vật.
+ Mỗi tiếng trống chầu vang lên, đô vật sẽ thể hiện các tư thế khác nhau để làm lễ.
+ Nghi lễ bái tổ hoàn thành sẽ đến nghi thức xe đài.
+ Kết thúc nghi thức xe đài, keo vật thờ chính thức diễn ra. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ.
+ Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô "lấm lưng trắng bụng".
3. Kết thúc: Nêu giá trị, ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật truyền thống dân tộc nói chung.
 

II. Bài nói mẫu giới thiệu quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang:

Xin chào cô và các bạn! Trong tiết thực hành nói và nghe ngày hôm nay, em sẽ giới thiệu đến cô và các bạn quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang. Kính mong cô và các bạn chú ý theo dõi, lắng nghe!

Hoạt động đấu vật ở Bắc Giang từ lâu đã trở thành thông lệ không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Đây được coi là hoạt động thú vị, đáng mong chờ nhất đối với người dân nơi đây. Chính bởi vậy, hàng năm, người dân và khách thập phương đều tề tựu tại Bắc Giang để tận mắt chứng kiến, tham gia các sới vật, hội vật.

Cô và các bạn thân mến, qua quá trình đọc hiểu văn bản "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang" cùng sự tìm tòi thông tin trên mạng, em nhận thấy hoạt động đấu vật ở Bắc Giang được tổ chức vô cùng bài bản. Ở mỗi địa phương tổ chức hội vật đều có những sới vật chuẩn, ẩn chứa nhiều ý nghĩa truyền thống. Sới vật có hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông tượng trưng cho đất và trời, thể hiện sự toàn vẹn, hòa hợp của vạn vật. Người trực tiếp tham gia trận đấu phải là những đô vật nổi tiếng trong vùng, có sức khỏe, tài năng, được đông đảo mọi người biết đến. Đồng thời phải đóng góp tích cực cho phong trào vật.

Hội vật được mở đầu bằng nghi thức giới thiệu tên tuổi, địa chỉ, thành tích,... của các đô vật. Sau mỗi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ làm các tư thế khác nhau để làm lễ. Nghi lễ này đặc biệt quan trọng, dùng để thông báo với các bậc thần linh và truyền đạt nguyện vọng của nhân dân về một năm mưa thuận gió hòa. Tiếp đến, nghi thức xe đài diễn ra, hai đô vật sẽ làm thế "đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu" hay "dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ". Kết thúc nghi thức xe đài sẽ đến keo vật thờ. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem có thể theo dõi, ủng hộ. Keo vật thờ chỉ chấm dứt khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng".

Có thể nói, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của ông cha.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Doan van quy tac luat le cua hoat dong dau vat o Bac Giang hoac o dia phuong

Bài văn mẫu giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em
 

B. Giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Sình:
 

I. Dàn ý giới thiệu quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Sình:

1. Mở đầu: Giới thiệu hoạt động đấu vật tại Huế.
2. Nội dung chính:
* Giới thiệu chung về hoạt động đấu vật:
- Thời gian tổ chức: ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
- Địa điểm tổ chức: khu vực đình làng Lại n (hay còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Giới thiệu cụ thể, chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật:
- Đối tượng tham gia: dân làng, các đô vật, khách thập phương.
- Một số quy định khi đấu vật:
+ Không được ra những đòn nguy hiểm, triệt hạ đối thủ như bẻ cổ, khóa khớp, đánh vào hạ bộ, yết hầu,...
- Nêu trình tự diễn ra trận đấu:
+ Bao gồm ba vòng: vòng loại, vòng bán kết, vòng chung kết.
+ Trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai đô "lấm lưng trắng bụng".
* Nêu giá trị, ý nghĩa của hoạt động đấu vật:
- Thể hiện tinh thần thượng võ của người dân làng Sình nói riêng và người Việt Nam nói chung.
- Lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.
- Rèn luyện sức khỏe, tinh thần dũng cảm, gan dạ, tự tin.
3. Kết thúc: Khẳng định giá trị của hoạt động đấu vật tại làng Sình.
 

II. Bài nói mẫu giới thiệu quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Sình:

Em xin chào cô và các bạn. Sau đây em sẽ giới thiệu đến mọi người quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Sình.

Cô và các bạn thân mến, vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân xã Phú Mậu lại cùng nhau tổ chức Hội vật làng Sình. Hội vật được diễn ra tại khu vực đình làng Lại Ân (hay còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động truyền thống của bà con nơi đây.

Hội vật làng Sình có quy định vô cùng khắt khe đối với những người tham dự đấu vật. Đô vật trong trận đấu tuyệt đối không được sử dụng đòn hiểm, triệt hạ đối phương như bẻ cổ, khóa khớp, đánh vào hạ bộ, yết hầu,... Nếu đô vật nào sử dụng hành động quá bạo lực sẽ bị loại khỏi trận đấu. Luật lệ trên được đề ra để tránh các tình huống nguy hiểm, gây hại đến sức khỏe của người tham gia đấu vật. Đồng thời, đề cao tinh thần thượng võ.

Lễ hội bao gồm ba vòng: vòng loại, vòng bán kết, chung kết. Để vượt qua vòng loại, các đô vật phải giành chiến thắng tuyệt đối trước ba đối thủ. Trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai bị đè quá 3 giây. Khi vượt qua vòng loại, đô vật sẽ tiến tới vòng bán kết. Trong vòng này, đô vật phải đánh bại một người nữa mới giành được tấm vé vào chung kết. Qua mỗi lần thử sức, người dân sẽ được chiêm ngưỡng tài năng, miếng đánh của các đô vật.

Như vậy, Hội vật làng Sình vừa thể hiện tinh thần thượng võ của người dân làng Sình nói riêng và người Việt Nam nói chung vừa lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, việc tham gia hội vật còn giúp thanh niên trai tráng rèn luyện sức khỏe, tinh thần dũng cảm, gan dạ, tự tin.

Phần trình bày của em đến đây là hết. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
 

C. Giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Mai Động:
 

I. Dàn ý giới thiệu quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Mai Động:

1. Mở đầu: Giới thiệu hoạt động đấu vật tại làng Mai Động.
2. Nội dung chính:
* Giới thiệu chung về hoạt động đấu vật:
- Thời gian tổ chức: ngày mồng 4 đến ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
- Địa điểm tổ chức: khu vực đình Nghè, làng Mai Động, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
* Giới thiệu cụ thể, chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật:
- Đối tượng tham gia: du khách, người dân, các đô vật.
- Một số quy định khi đấu vật:
+ Trước khi tham gia tranh tài, các đô vật phải làm động tác "xe đài" hay "múa Hạc".
- Nêu trình tự diễn ra trận đấu:
+ Các đô vật tranh hạng ở các giải Nhất, Nhì, Ba, xen kẽ là giải Lèo, giải Nhí.
+ Một trong hai đô "lấm lưng trắng bụng" thì trận đấu sẽ kết thúc.
* Nêu giá trị, ý nghĩa của hoạt động đấu vật:
- Đề cao tinh thần thượng võ của người dân nơi đây.
- Gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống.
- Rèn luyện sức khỏe.
3. Kết thúc: Khẳng định giá trị của hoạt động đấu vật tại làng Mai Động.
 

II. Bài nói mẫu giới thiệu quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Mai Động:

Em xin tự giới thiệu em tên là Hà Anh. Sau đây, em sẽ giới thiệu về quy tắc, luật lệ của Hội vật làng Mai Động. Kính mong cô và các bạn lắng nghe!

Hội đấu vật làng Mai Động từ lâu đã trở thành lễ hội không thể thiếu đối với người dân thuộc làng Mai Động, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 tháng Giêng, tại đình Nghè (làng Mai Động) lại diễn ra Hội vật. Đây là lễ hội thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dân địa phương cũng như du khách mỗi khi Tết đến xuân về.

Hội vật quy tụ đông đảo thành phần tham dự từ khắp mọi nơi trên cả nước, không phân biệt già, trẻ. Trước khi tham gia tranh tài, các đô vật phải làm động tác "xe đài" hay "múa Hạc". Đây là nghi lễ bắt buộc thể hiện sự tôn trọng đối thủ và tinh thần thượng võ của người dân. Đồng thời, nó thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc.

Lễ hội kéo dài trong vòng ba ngày là cơ hội để các đô vật thể hiện tài năng, sức khỏe phi thường của mình. Mọi người sẽ cùng nhau tranh hạng ở các giải Nhất, Nhì, Ba, xen kẽ là giải Lèo, giải Nhí. Tiếng trống báo hiệu trận đấu kết thúc khi một trong hai "lấm lưng trắng bụng". Người nào thắng tuyệt đối ba keo sẽ giành giải Nhất.

Hội vật tại làng Mai Động không chỉ là sân chơi bổ ích cho mọi người mà còn đề cao tinh thần thượng võ, gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống. Qua hội vật, thanh niên được rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, khéo léo. Hội vật làng Mai Động sẽ mãi là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/gioi-thieu-mot-so-quy-tac-luat-le-cua-hoat-dong-dau-vat-o-bac-giang-hoac-o-dia-phuong-em-72539n.aspx
Khi thuyết minh về luật lệ của hoạt động đấu vật, các em cần nêu được đối tượng tham gia, một số quy định, trình tự diễn ra trận đấu và giá trị, ý nghĩa. Để chuẩn bị cho giờ học tiếp theo, các em có thể xem thêm bài văn mẫu lớp 7 khác:
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ đầu bài thơ Sang thu
- Thuyết minh về hoạt động học tập: hoạt động đọc sách hiệu quả

Tác giả: Phạm Nhất Vương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động tập thể dã ngoại (cắm trại)
Giải toán lớp 6 trang 78, 79 tập 1 sách Cánh Diều
Thuyết minh về quy tắc luật lệ của một hoạt động thể thao
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ hát đối đáp
Thuyết minh quy tắc luật lệ của một hoạt động đòi hỏi sự khéo tay hay dùng mẹo
Từ khoá liên quan:

Gioi thieu mot so quy tac luat le cua hoat dong dau vat o Bac Giang hoac o dia phuong em

, Dan y Gioi thieu mot so quy dinh luat le cho hoat dong dau vat o Bac Giang hoac o dia phuong em, Bai van mau Gioi thieu quy tác luạt lẹ của mọt hoạt dọng hay trò choi sgk Ngu Van 7 tap 1 Canh Dieu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới