Microsoft ra mắt phiên bản hệ điều hành Windows 10 vào ngày 29 tháng 7. Người dùng Windows 7 hoặc phiên bản cao hơn có thể nâng cấp lên Windows 10 miễn phí, mua máy tính mới sẽ được cài đặt sẵn Windows 10 hoặc có thể tải bản copy hệ điều hành mới nhất của Microsoft. Người dùng cần phân biệt sự khác nhau giữa các phiên bản Windows 10 Home, Pro, Enterprise, và Education để biết đâu là phiên bản thích hợp, đầy đủ tính năng nhất
Windows 10 dành cho điện thoại cũng đã được phát hành, bộ điều khiển game Xbox và các thiết bị khác cũng được phát hành. Tuy nhiên, phiên bản đầu tiên của Windows 10 được thiết kế cho máy tính, laptop và máy tính bảng (kích thước màn hình máy tính bảng tối thiểu 8 inch hoặc lớn hơn).
Windows 10 dành cho máy tính hiện tại có 4 phiên bản chính đó là Home , Pro , Enterprise & Education .
Sự khác nhau giữa các phiên bản Windows 10 Home, Pro, Enterprise, và Education
Microsoft đã cung cấp một phác thảo về sự khác nhau giữa 4 phiên bản của Windows 10. Ngoài ra hãng cũng phát hành 1 phiên bản Windows 10 khác với 4 phiên bản trên.
Sự khác nhau giữa các phiên bản Windows 10 Home, Pro, Enterprise, và Education
Cả 4 phiên bản Home, Pro, Enterprise và Education đều có tính năng mới Windows Start Menu , trình duyệt Edge , trợ lý ảo Cortana , hỗ trợ các tính năng bảo mật mới bao gồm nhận diện khuôn mặt và dấu vân tay, hỗ trợ máy tính ảo và chế độ continuum mode để chuyển đổi từ chế độ PC sang máy tính bảng khi người dùng tháo bàn phím khỏi máy tính bảng.
Mọi thứ sẽ khác một chút khi bạn kiểm tra tính năng dành cho môi trường doanh nghiệp (Note ). Windows 10 Home không hỗ trợ mã hóa BitLocker, Windows Remote Desktop, Group Policy Management, Enterprise Data Protection, và một số tính năng khác yêu cầu Windows 10 Pro trở lên.
Trong khi đó, người dùng Enterprise nhận được một số tính năng không có sẵn cho Windows 10 Pro, bao gồm AppLocker , Windows To Go Creator , Credential Guard và Device Guard .
Windows 10 Education được thiết kế dựa trên các tính năng cơ bản của Windows 10 Enterprise ... và chỉ thích hợp để sử dụng trong môi trường trường học chứ không thích hợp trong môi trường doanh nghiệp.
Một trong những tính năng có sẵn và chỉ duy nhất trên Windows 10 Enterprise là “Long Term Servicing Branch”, về cơ bản tính năng này có nghĩa là khách hàng doanh nghiệp có thể trì hoãn các bản cập nhật của Windows cung cấp các tính năng mới, nhưng vẫn nhận được các bản cập nhật bảo mật. Hay nói cách khác là Microsoft sẽ để cho doanh nghiệp tự quyết định việc cập nhật Windows theo cách họ muốn.
Trong khi việc nâng cấp lên Windows 10 cung cấp cho người dùng một số tính năng mới, nhưng một vài tính năng cũ có sẵn trong các phiên bản Windows trước đó sẽ bị mất.
Tính năng hỗ trợ phát DVD không còn được hỗ trợ, nhưng bạn có thể cài đặt trình phát video của bên thứ ba để xử lý vấn đề này. Windows Media Center không có sẵn trên Windows 10 nữa.
https://thuthuat.taimienphi.vn/su-khac-nhau-giua-cac-phien-ban-windows-10-home-pro-enterprise-va-education-23767n.aspx
VỚi bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã phân biệt được Sự khác nhau giữa các phiên bản Windows 10 Home, Pro, Enterprise, và Education, ngoài ra, mỗi phiên bản đều có một mức giá khác nhau với những tính năng mạnh mẽ. Thông thường người dùng cá nhân sẽ chọn phiên bản Home với phí thấp nhất cho đến phiên bản Enterprise dành cho doanh nghiệp có phí cao nhất.