Soạn bài Thơ Hai-cư

Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống hết sức độc đáo của Nhật Bản, cùng tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của thể thơ này qua phần soạn bài Thơ Hai-cư trang 155 SGK Ngữ văn 10, tập 1 với những vần thơ ngắn gọn, súc tích của nhà thơ Ba-sô viết về thiên nhiên, con người trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

soan bai tho hai cu

Soạn bài Thơ Hai-cư

 

Soạn bài Thơ Hai-cư, Ngắn 1

Câu 1.
Bài 1
* Hoàn cảnh: nhà thơ về thăm quê cũ sau hơn 10 năm sống xa quê hương tại Ê - đô
* Quý ngữ: 
Mùa sương → mùa thu 🡺 Buồn, cô đơn, lạnh lẽo
Thủ pháp hoán dụ: lấy mùa thu để chỉ quãng thời gian 10 năm sống ở đất khách.
🡺 Bài thơ là lời ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người.
Bài 2
* Hoàn cảnh ra đời : khi nghe tiếng chim đỗ quyên hót, ô 
*Quý ngữ : Chim đỗ quyên → mùa hè
*Từ “kinh đô” xuất hiện hai lần:
- Kinh đô 1: Ki-ô-tô của thực tại. 
- Kinh đô 2: Ki-ô-tô của 20 năm về trước.
- Thủ pháp lấy cái còn để gợi cái đã mất: Tiếng chim đỗ quyên vẫn còn mà kinh đô xưa đã lùi vào dĩ vãng
⇒ Bài thơ là sự nhớ thương da diết, là tình cảm gắn bó sâu nặng đối với mảnh đất mình đã và đang sống.
Câu 2.
Bài 3
* Hoàn cảnh ra đời: Năm 1684, Ba-sô 40 tuổi. Từ xa trở về thăm nhà, về đến nơi, ông mới hay tin mẹ đã mất. Người anh trao cho ông di vật của mẹ là một mớ tóc bạc.
* Qúy ngữ: Làn sương thu → sự xót xa, tiếc thương, nuối tiếc của tác giả
🡺 Hình tượng lơ lửng, tạo sự mờ ảo, đa nghĩa khiến bài thơ không chỉ là vãn ca khóc mẹ mà còn là bi ca cho số phận con người.
Bài 4.
*Hoàn cảnh ra đời :  Năm 1685, Ba-sô có lần đi qua một cánh rừng, nghe âm thanh não nề, ông nghi ngờ không biết đó là tiếng vượn hú hay tiếng những đứa trẻ bị bỏ rơi than khóc.
*Quý ngữ :
Gió mùa thu→mùa thu.
Gió mùa thu cũng chính là nỗi lòng của nhà thơ. Đó là nỗi buồn, thương xót cho những sinh linh bất hạnh.
🡺 Bài thơ là tiếng khóc than ông dành cho những con người bất hạnh trong cuộc sống.
Câu 3:
Bài 5
*Hoàn cảnh sáng tác:
Trong 1 lần hành hương qua cánh rừng, Ba-sô chợt nhìn thấy 1 chú khỉ nhỏ đang run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ tưởng tượng chú cũng cần một manh áo để che cơn mưa lạnh.
*Quý ngữ: mùa đông 🡪 thời tiết khắc nghiệt, gợi cảm giác lạnh lẽo.
🡺 Ước vọng có 1 chiếc áo tơi của chú khỉ nhỏ cũng chính là mơ ước của nhà thơ: con người, vạn vật đều sẽ no đủ, ấm áp.
Câu 4.
Bài 6
Quý ngữ : Cánh hoa đào 🡪 mùa xuân
Gió từ bốn phương thổi tới làm hoa anh đào rụng lả tả như mây hoa. Hoa rụng xuống làm làn nước hồ gợn sóng 🡺 Thiên nhiên tuyệt đẹp của xứ Phù Tang vào mùa xuân mang đậm chất thiền Tông: vạn vật tương tác, hoà hợp với nhau trong một quan hệ mật thiết.
Bài 7
* Hoàn cảnh ra đời : đến thăm chùa Riu-sa-ku-ji thấy cảnh sắc tịnh mịch khiến lòng thanh thản, ông đã sáng tác bài thơ
*Qúy ngữ: tiếng ve – mùa hè
🡪 Tiếng ve là thanh, đá là vật nhưng tiếng ve trong cảnh u tịch lại như thấm vào đá - nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác dựa trên thành ngữ semishigure – ví tiếng ve như tiếng mưa rào
🡺 Liên tưởng, tưởng tượng, chuyển đổi cảm giác thật kì diệu, diễn tả sự bừng ngộ trong khoảnh khắc về mối giao hòa, giao cảm giữa con người và cảnh vật. 
Câu 5.
*Hoàn cảnh: Đây là bài thơ tuyệt mệnh của Ba- sô. Mùa xuân 1694, mặc dù đã tuổi cao, sức yếu, Ba- sô vẫn quyết định hành hương lên phương Nam. Trên đường đi ông bị ốm và qua đời.
*Qúy ngữ: cánh đồng hoang vu – mùa đông
🡺 Cả cuộc đời Ba-sô lang thang đây đó, nên lúc sắp phải từ biệt thế giới này, ông vẫn mơ thấy những cuộc lãng du trên những cánh đồng hoang vu. Ông vẫn yêu, vẫn lưu luyến cuộc sống vô cùng. Bệnh tật có thể  buộc được thân thể ông trên giường bệnh nhưng không thể trói đựơc chí nam nhi tang bồng hồ thỉ.
Câu 6.
Lý tưởng thẩm mỹ: Đề cao vẻ đẹp Tịch liêu, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Khinh thanh…
*Quý ngữ : Cánh hoa đào🡪  mùa xuân (bài 6)
*Qúy ngữ: tiếng ve  🡪 mùa hè (bài 7)
*Qúy ngữ: cánh đồng hoang vu 🡪 mùa đông (bài 8)
 
----------------------HẾT BÀI 1--------------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Tỏ lòng để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 10 của mình.

 

Soạn bài Thơ Hai-cư, Ngắn 2

Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm:

- Về bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm quê. Ở Ê-đô, Ba-sô rất nhớ quê, nhưng về quê rồi rồi Ba-sô lại thấy nhớ Ê-đô. Có lẽ ông đã coi Ê-đô như quê hương mình, muốn gắn bó với mảnh đất ấy như nơi mình đã sinh ra.

- Về bài 2: Ba- sô có nhắc đến chim đỗ quyên ở bài thơ này. Đó là tiếng chim mà ông nghe được khi quay lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Tiếng chim nghe rất thê thiết vậy nên khi nghe thấy tiếng chim này, nhà thơ lại hoài niệm, nhớ về một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô đã xa xôi.

Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi:

- Bài 3: thấm đượm xót xa tình mẫu tử. Ông đau đớn khi không chăm sóc được cho mẹ lại không thể gặp mẹ lần cuối bởi vậy nên "lệ trào nóng hổi". Dòng nước mắt của nỗi xót xa, đau đớn, tình yêu thương đối với người mẹ đã khuất. Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,... Sương - tóc - lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.

- Bài 4: Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa. Đó là vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng, thậm chí còn nhẫn tâm giết đứa trẻ. Bởi vậy khi nghe tiếng vượn hú ông lien tưởng đến tiếng trẻ con khóc. Trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người. Tất cả những âm thanh ấy gợi lên nỗi niềm đau thương khôn nguôn.

Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua bài 5:

Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ thể hiện long từ bi với những sinh vật tội nghiệp và tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.

Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng được thể hiện qua:

- Bài 6: miêu tả cảnh mùa xuân, mùa hoa anh đào nở. Tác giả liên tưởng hàng ngàn cánh hoa đào phớt hồng, mỏng manh như giấy, lả tả bay, rụng xuống hồ và làm mặt nước gợn sóng. Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ tru, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập.

- Bài 7: Trong cái không gian im lăng, có chút gì đấy trầm buồn thì tiếng ve hiện lên. Không râm ran, nó rền rĩ để rồi thấm vào đá. Khung cảnh u tịch, vắng lặng mang chút buồn

Câu 5 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Khát vọng được tiếp tục lãng du của Ba-sô:

Bài thơ này Ba-sô viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận. Thế nhưng trước cái chết, Ba-sô không hề bi lụy. Cả cuộc đời mình Ba- Sô đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi - đi bằng hồn mình. Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy. Và đúng là đọc bài thơ, ta lại như thấy hồn Ba-Sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.

Câu 6 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): "Quý ngữ" và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6,7,8:

- Bài 6: quý ngữ là "cánh hoa anh đào". Hình ảnh này gợi lên mùa xuân. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.

- Bài 7: quý ngữ nằm trong hình ảnh "tiếng ve ngâm". Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.

- Bài 8: "những cánh đồng hoang vu". Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.

 

Soạn bài Thơ Hai-cư, Ngắn 3

Câu 1. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố E-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện như thế nào trong bài một và hai?

Trả lời:

Bài một: kỉ niệm mười năm sống ở Ê- đô, mười mùa sương sông ở đó.

Bài hai: Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ, tiếng chim đỗ quyên bào hiệu mùa hè.

Câu 2. Tình cảm đổi với mẹ và em bé bỏ rơi thể hiện như thế nào trong ba bài 3, 4?

Trả lời:

Về bài 3: Nỗi lòng xa quê, không chăm sóc được mẹ già, lại không nhìn thấy mẹ lần cuối => đau đớn, xót xa.

Về bài 4: gợi lên sự thực đớn đau ở Nhật: những năm mất mùa, đói kém, không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng. Ba sô nghe tiếng vượn hú lại liên tưởng đến tiếng người => tấm lòng trắc ẩn, thương xót với những số phận nghiệt ngã.

Câu 3. Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?

Trả lời:

Bài thơ cho thấy tác giả có một tình yêu sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ thông qua hình ảnh chú khỉ nhỏ đang lạnh run bên đường => những người nông dân hay những em bé đang co ro vì lạnh

Câu 4. Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào ở bài sáu, bảy?

Trả lời:

Hình ảnh cánh hoa đào rụng xuống hồ làm gợn sóng liên tưởng đến mùa xuân => triết lí sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ trụ

Sự vắng lặng, tiếng ve ngâm: cảnh u huyền có thực khi con người chìm sâu vào những suy tưởng của bản thân.

Câu 5. Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?

Trả lời:

Khát vọng sống, khát vọng được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện trong bài 8: sắp từ giã cõi đời, từng đi qua nhiều nơi nhưng ông vẫn lưu luyến, muốn tiếp tục cuộc chu du bằng "hồn" của mình.

Câu 6. Tìm quý ngữ và cảm thức vê cái vắng lặng, đơn sơ, u huyên trong các bài thơ sáu, bảy, tám?

Trả lời:

Quý ngữ:

"cánh hoa đào": gợi lên mùa xuân tươi đẹp

"tiếng ve ngâm": sự u huyền, tịch mịch

"những cánh đồng hoang vu": sự hiu quạnh, vắng lặng

---------------------HẾT------------------------

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Nhàn nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Ngoài ra, Cảm nhận về câu ca dao: "Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tho-hai-cu-cua-ba-so-39753n.aspx

Tác giả: Trần Hoạt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Tập đọc Đi hội chùa Hương câu 1-3 trang 68 sgk tập 2
Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, Ngữ văn lớp 6
Soạn bài Thơ duyên ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, CTST
Soạn bài Chính tả (Nhớ - viết): Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 86 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4
Soạn bài Soạn bài Tôi yêu em, Ngữ văn lớp 11
Từ khoá liên quan:

soan bai tho hai cu

, soan bai tho hai ku cua ba so sieu ngan, soan bai tho hai ku cua ba so ngu van 10,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài thơ tả về ngôi trường viết bằng tiếq việt

    Những bài thơ hay về mái trường

    Bài thơ tả về ngôi trường viết bằng tiếq việt là tuyển tập những bài thơ hay về mái trường yêu dấu được tổng hợp từ rất nhiều tác giả khác nhau chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những vần thơ ý nghĩa và xúc động nhất. Các bạn ...

Tin Mới

  • Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

    Thần Trụ trời là một trong những thần thoại suy nguyên được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Để nắm vững kiến thức khi học về tác phẩm Thần Trụ trời cũng như có thể làm bài Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời, em có

  • Soạn bài Viết bài luận về bản thân ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Trong cuộc sống, có những tình huống em phải viết một bài luận. Nếu còn khó khăn trong việc Viết bài luận về bản thân trang 113, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II, em hãy theo dõi dàn ý và bài văn mẫu do đội ngũ

  • Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT

    Mở đầu bài 9 với chủ đề Hành trang cuộc sống, các em hãy theo dõi và tham khảo Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất trang 100, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II trên Taimienphi.vn để có những ý tưởng, định hướng

  • Top trang web khảo sát kiếm tiền Online tại Việt Nam tốt nhất có thu nhập cao

    Khảo sát kiếm tiền Online là một trong những công việc được rất nhiều người lựa chọn giúp tăng thêm thu nhập cho người tham gia. Hiện nay, có rất nhiều web khảo sát kiếm tiền Online tại Việt Nam tuy nhiên việc lựa chọn các trang Web khảo sát kiếm tiền uy tín, có thu nhập tốt là điều không hề đơn giản. Dưới đây là top trang web khảo sát kiếm tiền Online tại Việt Nam tốt nhất bạn có thể tham khảo để tham gia nhé