Soạn bài Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

Hướng dẫn soạn bài Cha con nghĩa nặng sẽ cung cấp những gợi ý chi tiết cho câu hỏi đọc hiểu SGK, qua đó giúp các em cảm nhận được tình cảm cha con thiêng liêng, cảm động của cha con Trần Văn Sửu.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI CHA CON NGHĨA NẶNG , ngắn 1

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:
1. Cuộc đời
- Hồ Biểu Chánh là bút danh của Hồ Văn Trung (1885-1958) quê ở tỉnh Tiền Giang, học cả chữ Nho lẫn chữ quốc ngữ, làm công chức ở nhiều địa phương.
- Năm 1909, Hồ Biểu Chánh sáng tác U tình lục tác phẩm đầu tay được viết bằng thơ lục bát.
- Ông sáng tác nhiều thể loại, nhưng thành công hơn cả là ở lĩnh vực tiểu thuyết. Ông để lại 64 cuốn tiểu thuyết.
- Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho sự xuất hiện và phát triển tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.

2. Phong cách
- Dung dị, giàu tình cảm, đầy chất trữ tình.
- Mang đậm dấu ấn cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ.

II. TÁC PHẨM CHA CON NGHĨA NẶNG

1. Xuất xứ
- Là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, Cha con nghĩa nặng xuất bản năm 1929.

2. Nội dung
- Anh nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, chịu thương chịu khó, lấy thị Lựu, một cô gái xấu tính xấu nết có được ba con, Tí, Quyên, Sung.
- Ngày nọ, Sửu bắt gặp Lựu ngoại tình với hương hào Hội. Lựu chẳng những không hối lỗi mà còn ăn nói hỗn láo và ngăn Sửu để tình nhân chạy trốn.
- Sửu tức giận, xô vợ. Lựu va vào phản chết ngay. Hoảng sợ, Sửu bỏ trốn. Mọi người tưởng anh nhảy sông tự tử. Các con Sửu được ông ngoại đón về nuôi.
- Sung bị bệnh qua đời. Tí, Quyên lớn lên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà yêu thương, gây dựng gia đình cho. Cả hai đều hạnh phúc.
- Sau mười mấy năm trốn tránh, thương nhớ con, Sửu lẻn về quê thăm. Bố vợ khuyên nhủ rằng sự có mặt của anh sẽ gây phiền toái cho các con vốn lúc này đã ổn định và sẽ hạnh phúc, nên Sửu ra đi.
- Về sau, Sửu được xoá án, cha con đoàn tụ, hạnh phúc.

3. Tình huống kịch tính của văn bản
- Anh Sửu nhớ thương con, muốn gặp lại con và muốn con biết mình hãy còn sống, nhưng việc xuất hiện của anh rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ các con anh sẽ không có được đời sống hạnh phúc nữa.
- Thằng Tí rất yêu cha, hiểu được nỗi khổ của cha, sẵn sàng bỏ hết mọi thứ để theo cha, nhưng nếu thế thì nó rất có thể không có được hạnh phúc.
- Kịch tính được xây dựng nên từ cơ sở tình cảm đạo đức của con người.
- Bản chất xung đột trong văn bản là xung đột hoàn cảnh. Các nhân vật trong đoạn trích đều là những con người có tình, có nghĩa, có hiếu. Họ đấu tranh không phải vì tương phản về tính cách cá nhân mà là đấu tranh vì sự nghiệt ngã của hoàn cảnh, của tình huống.

4. Những nét tính cách tiêu biểu của anh Sửu
- Con người giàu tình cảm và lòng vị tha, không chỉ đối với các con mà còn với cả người vợ xấu tính của anh. Khi nghe thằng Tí trách mẹ, anh Sửu liền vội khuyên con không được trách.
- Con người trung hậu, thật thà, biết quên mình vì người khác. Khi thằng Tí đòi đi theo để làm nuôi cha, anh khuyên nó về nuôi ông ngoại.

5. Động cơ Tí chạy theo cha:
– Tí hiểu được nỗi oan của cha.
– Tình cảm, trách nhiệm, đạo lí,... của người con đối với cha bị dồn nén bấy lâu nay bùng cháy thành hành động.
– Tí muốn gặp lại cha và được sống cùng cha để báo đáp nghĩa tình.

6. Vì sao Trần Văn Sửu muốn tìm đến cái chết?
- Bản thân anh không thể mang lại hạnh phúc cho các con.
- Sự hiện diện của mình làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của các con.
- Giải pháp tốt nhất là anh tự nguyện chết để các con được hạnh phúc. Đây là sự hi sinh cao cả của người cha.

7. Diễn biến của chuyện cha con anh Sửu gặp nhau
- Trước khi gặp con, vì tương lai của con, anh Sửu định tìm đến cái chết. May mắn Tí đuổi kịp giữ chạy lại.
- Cha con gặp mặt nhau, Tí muốn cha quay lại, muốn được sống cùng cha. Nhưng nếu làm như thế thì cha sẽ bị làng bắt. Với anh Sửu được ở cùng con là khát khao cháy bỏng nhưng nếu ở lại thì liên lụy đến tương lai của con.
- Mâu thuẫn dâng lên đỉnh điểm, bất ngờ, Tí quyết định hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình để được theo cha, chăm sóc cho cha.
- Cả hai cha con, ai cũng giành sự hy sinh bản thân mình.

8. Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ tác phẩm
- Phương ngữ Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là phương tiện hữu hiệu để thể hiện tính cách nhân vật.
- Cha con nghĩa nặng là một câu chuyện đầy kịch tính. Toàn bộ ngôn ngữ câu chuyện là một chuỗi kế tiếp mang tính chất xung đột vì ý thức trách nhiệm, đạo đức của con người.

9. Chủ đề của văn bản
- Câu chuyện gặp mặt cha con đã dựng lên những cảnh ngộ thương tâm.
- Từ đó, bài ca về đạo lí làm người được cất lên: Dù con người bị đẩy vào bất cứ hoàn cảnh nào, tình yêu thương vẫn luôn bùng cháy và khát vọng hướng tới một tương lai tươi đẹp sẽ luôn thôi thúc.

 

SOẠN BÀI CHA CON NGHĨA NẶNG , ngắn 2

Câu 1: 

Tóm tắt 
 Truyện kể về Trần Văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ, yêu thương vợ con. Tuy nhiên vợ Sửu lại là người phụ nữ xấu xa, đã ngoại tình và bị Sửu bắt gặp. Trong lúc tức giận Sửu đã không may xô vợ ngã đến chết. Sửu bỏ trốn nhưng người dân lại nghĩ Sửu tự tử. Sửu có ba người con. Người con út tên Sung đã ốm chết, hai người con còn lại là Tí và Quyên được một người phụ nữ là hương Tồn giúp đỡ, gây dựng gia đình cho cả hai. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lén về thăm các con. Biết các con yên ấm, Sửu nghĩ mình không nên xuất hiện và nên chết đi. Nhưng Tí, con Sửu đã gặp được Sửu và hai cha con ôm nhau khóc. Tí không những không trách cha mà thương cha và luôn mong mỏi được đi cùng cha 

Câu 2: Tình cảm cha con nghĩa nặng
- Người cha hết lòng yêu thương, lo lắng cho con. Người cha không màng nghĩ đến bản thân, sẵn sàng vì con mà hi sinh, thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.
- Người con cũng vì yêu thương cha, lo lắng cho cha, bỏ nhà, hi sinh hạnh phúc của riêng mình để theo cha, chăm sóc, lo lắng cho cha.

Câu 3: Để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài về “tình cha con nghĩa nặng” tác giả đã tạo nên những mâu thuẫn để làm tăng thêm những tình cảm sâu sắc đó:
- Ông luôn mong muốn con được hạnh phúc chính vì vậy mà khuyên con nên đi tìm hạnh phúc riêng cho mình
- Người con muốn chăm sóc cha thì ông lại khuyên ngăn, dứt khoát khuyên con đi tìm lấy hạnh phúc của riêng mình → Sự mâu thuẫn trong tình cảm của hai cha con.

Câu 4: 
- Qua hai nhân vật Trần Văn Sửu và Thằng Tý ta có thể nhận thấy tính cách người Nam Bộ: mạnh mẽ, kiên định, và luôn trân trọng tình cảm gia đình.

Câu 5: Nghệ thuật kể chuyện
Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian kết hợp với cách kể chuyện hấp dẫn, cách sử dụng ngôn từ mộc mạc, dễ hiểu ⇒ Tạo nên nét phong cách nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm.

-----------------------HẾT-------------------------------
 

Trên đây là phần Soạn bài Cha con nghĩa nặng bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Vi hành và cùng với phần Soạn bài Tinh thần thể dục để học tốt hơn

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh-39073n.aspx

Tác giả: Trần Khởi My     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Lời bài hát Nhớ Cha, Con Đợi Trong Mơ
Lời bài hát Điều cha muốn nói, Hồ Việt Trung
Dàn ý tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con
Soạn bài Tập đọc Hũ bạc của người cha, Tiếng Việt lớp 3
Lời bài hát Ngày cha gặp con
Từ khoá liên quan:

soan van bai cha con nghia nang

, huong dan soan bai cha con nghia nang, soan bai cha con nghia nang cua ho bieu chanh ,
SOFT LIÊN QUAN
  • Bài thuyết trình thi nữ công gia chánh 8/3

    Mẫu thuyết trình thi nấu ăn, phụ nữ đảm đang

    Bài thuyết trình thi nữ công gia chánh 8/3 được sử dụng trong các buổi thuyết trình của các cuộc thi về nữ công gia chánh, thể hiện sử đảm đang của các chị em như thi nấu ăn, thi cắm hoa… Các cuộc thi nữ công gia chánh t ...

Tin Mới

  • Văn mẫu Phân tích khổ 2 trong bài Từ ấy của Tố Hữu

    “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ cũng là người chiến sĩ Tố Hữu. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần vui vẻ, hào hứng, hăng hái khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng và tinh thần hòa tan,

  • Tóm tắt Lời tiễn dặn

    Tiễn dặn người yêu là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, kể về câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của đôi trai gái. Đoạn trích Lời tiễn dặn đều được đưa vào cả ba bộ sách giáo khoa. Em hãy cùng Taimienphi.vn tìm hiểu nội dung của văn bản này trong từng bộ sách nhé.

  • Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    Các em cùng xem gợi ý soạn bài Chữ người tử tù dưới đây để có thể chuẩn bị bài học tốt nhất, trả lời cho những câu hỏi đọc hiểu trang 107 SGK Ngữ văn 11, tập 1, có thể nắm một số kiến thức trước khi học bài Chữ người tử tù này.

  • Cách lên đời nhanh trong Đế Chế, AoE ép đời 2 và 3 thần tốc

    Trong game Đế Chế, việc lên đời nhanh là yếu tố quyết định chiến thắng. Đặc biệt, khi bạn lên đời nhanh hơn đối thủ, bạn sẽ có cơ hội xây dựng quân đội mạnh mẽ hơn và kiểm soát thế trận tốt hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ các tuyệt chiêu lên đời nhanh trong Đế Chế, giúp bạn trở thành cao thủ trong đấu trường AOE.